Vẻ đẹp của Tam Đảo
Với vẻ đẹp của những ngọn núi bồng bềnh, ẩn hiện trong mây, vùng núi Tam Đảo được ví như nơi gặp gỡ, giao thoa của đất trời.
Tam Đảo là dãy núi có chiều dài khoảng 50km, tọa lạc ở phía Bắc thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), chạy dài suốt từ đèo Khế đến Đa Phúc, nơi quy tụ các cánh cung Đông Bắc với diện tích khoảng 10-15km2, chia ngăn thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh: Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Địa danh Tam Đảo xuất hiện do có 3 chỏm nổi lên bồng bềnh ẩn hiện trong mây, trông giống như ba hòn đảo giữa biển nước mênh mông, có tên là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Trong đó, Thạch Bàn (bàn đá), trên đỉnh núi địa hình bằng phẳng như hình bàn cờ tiên, có độ cao tuyệt đối 1.420m so với mực nước biển; ngọn Thiên Thị (chợ trời), trên đỉnh có nhiều đá tảng lô nhô như người tiên họp chợ, có độ cao tuyệt đối 1585m; ngọn Phù Nghĩa cao 1250m, chân núi có ngôi chùa Phù Nghì.
Đến với Tam Đảo, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói chờn vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh mướt (Ảnh: Nguyễn Hòa).
Đến với Tam Đảo, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói chờn vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh mướt; muôn hoa đua thắm bên những ngôi nhà ven sườn núi và lắng nghe tiếng suối chảy róc rách như những bản nhạc của núi rừng. Du khách cũng sẽ cảm nhận được thời tiết bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng, thời tiết se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, về đêm có chút lạnh giá của mùa đông.
Bên cạnh đó, Tam Đảo cũng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch như: Đỉnh Rùng Rình, rừng Ma, ao Dứa, Thác Bạc, suối Bát Nhã, suối Giải Oan. Khu du lịch Tam Đảo nằm ở độ cao hơn 900m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 18 độ C, là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch công vụ, mạo hiểm.
Về tiềm năng di tích lịch sử, toàn huyện Tam Đảo có 103 di tích, trong đó 1 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 85 di tích công trình tín ngưỡng, tôn giáo chưa xếp hạng. Một số di tích nổi tiếng tại Tam Đảo phải kể đến: Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, hệ thống hầm trong kháng chiến chống Mỹ và khu di tích lưu niệm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần về thăm và làm việc tại thị trấn Tam Đảo (hay còn gọi là nhà Rông).
Tam Đảo còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như lễ hội truyền thống. Trên địa bàn huyện Tam Đảo hiện có 44 lễ hội lớn, nhỏ ở các xã, thôn được tổ chức tại các đình, đền, chùa trong năm. Một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch lớn như: Lễ hội Tây Thiên (tại Đền Thỏng – thị trấn Đại Đình) được tổ chức từ ngày 15-17 tháng 2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu; hội vật Làng Hà, xã Hồ Sơn tổ chức vào ngày mùng 7 Tết âm lịch…
Video đang HOT
Để khai thác các thế mạnh của vùng đất này, trong những năm qua, ngoài sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc, sự nỗ lực của các dân tộc trong huyện, kinh tế – xã hội của huyện Tam Đảo có bước phát triển tương đối toàn diện. Khu du lịch Tam Đảo đang được tỉnh quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch phong phú như: Nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tín ngưỡng, tâm linh, dần trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Nhờ được đầu tư lớn, Tam Đảo từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ, khẳng định vị thế là khu du lịch trọng điểm quốc gia. Tháng 1/2022, Tam Đảo được công nhận là khu du lịch quốc gia và tháng 11/2022 thị trấn Tam Đảo được Tổ chức World Travel Awards (Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới) vinh danh là Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới năm 2022. Đây là lần đầu tiên thị trấn Tam Đảo được để cử và chính thức nhận giải thưởng danh giá của World Travel Awards.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn, việc Tam Đảo được một tổ chức uy tín trên thế giới vinh danh không chỉ là vinh dự cho Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mà còn uy tín cho cả thương hiệu du lịch Việt Nam.
Về miền Di sản Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, nơi kết hợp tinh hoa của thiên nhiên và văn hóa trên toàn cầu.
Trong những dãy núi đá vôi, Tràng An tựa như một bức tranh tuyệt vời với hệ thống hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới và các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Nơi này còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử và những nền văn hóa phong phú, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Với sự hòa quyện độc đáo đó, Tràng An là điểm đến của những người muốn khám phá và trải nghiệm.
Một hoạt động trong chương trình về miền Di sản Tràng An
Trống hội bên cổng Tam quan.
Bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 check-in cùng du khách.
Biểu diễn nghệ thuật tại lễ hội.
Thuyền rồng trong Lễ rước nước.
Rước nước tại Lễ hội Tràng An 2024.
Rước kiệu vào Đền Trần.
Tuy Phong: Gành Son bên biển Gành Son (xã Chí Công, huyện Tuy Phong) có bờ biển dài gần 3 km. Nước biển ở đây trong xanh... Điều hấp dẫn nhất chính là dãy núi đất màu đỏ do bị phong hóa. Nhiều người cho rằng, vẻ đẹp của Gành Son chính là vẫn giữ được nét hoang sơ và sự yên bình, sạch sẽ.