Vẻ đẹp của loài sứa độc chết người
Sứa là nỗi ám ảnh của nhiều người khi đi biển. Tuy nhiên, dưới ống kính nhiếp ảnh gia, chúng hiện lên với vẻ đẹp khiến không ít người muốn một lần chạm thử.
Cảnh 2 con sứa đi ngang qua nhau trông như một tác phẩm nghệ thuật. Chúng được gọi là sứa tầm ma biển, thường sống ở ngoài khơi bờ biển phía tây Mỹ và Canada. Đây là một trong những loài sứa đẹp nhất thế giới.
Sứa lòng đỏ trứng (trái) còn có một cái tên ma quỷ là “sứa medusa” – đặt theo nữ thần rắn trong thần thoại Hy Lạp. Loài này có một lớp trông như lòng trứng bên trong vỏ bọc ngoài trong suốt. Chúng sống ở khắp các vùng biển thế giới với đường kính con trưởng thành khoảng 60 cm. Bên phải là loài tầm ma biển đen, thường sống ở miền Nam California (Mỹ) và bờ biển phía tây Mexico.
Con sứa có cơ thể trong suốt thường xuất hiện ngoài khơi bờ biển California có tên “sứa mặt trăng”. Con trưởng thành có thể to tới 45 cm. Nhiều ngư dân thường phóng đại về độ nguy hiểm của sứa mặt trăng. Tuy nhiên, vết đốt của loài này chỉ gây đau đớn chứ khó làm ảnh hưởng tới tính mạng người.
Con sứa có phần lưng mang đốm đỏ được gọi là Acromitus maculosus. Nơi duy nhất bạn có thể tìm thấy loài này là ở vùng biển Philippines. Con còn lại có tên “tầm ma Nhật Bản” do nó chủ yếu xuất hiện ở ngoài khơi xứ anh đào hay quần đảo Aleut. Chúng thường xuất hiện vào mùa xuân. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết về chế độ ăn của sứa tầm ma Nhật Bản.
Sứa Cassiopea andromeda thường bị nhầm là hải quỳ. Chúng có miệng hướng lên trên thay vì phần lưng như các con sứa khác. Vết chích của nó gây đau đớn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Sứa hộp là một trong những loài nguy hiểm nhất hành tinh khi giết khoảng 100 người/năm. Xúc tu của chúng chứa những ngòi độc có thể giết chết 60 người trưởng thành chỉ trong vài phút. Loài này còn nổi tiếng với cách di chuyển “dị” khi con đực và cái thường xuyên di chuyển cùng lúc rồi bị vướng xúc tu vào nhau.
Con người hầu như không biết đến sự tồn tại của sứa Atorella octogonos cho tới năm 1987. Chúng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương. Con sứa trưởng thành cũng chỉ có đường kính 2 cm và gần như trong suốt nên con người khó nhận biết chúng bằng mắt thường.
Loài sứa lớn nhất thế giới có nọc độc tấn công bãi biển
Một trong những loài sứa nguy hiểm nhất thế giới - sứa bờm sư tử, bất ngờ xuất hiện tại một số bãi biển.
Sứa bờm sư tử - loài sứa khổng lồ, có nọc độc gây chết người
Một số bãi biển ở phía đông bắc nước Mỹ đang đối phó với mối đe dọa mới. Đó là sự xuất hiện của vị khách không mời: sứa bờm sư tử.
Loài sứa lớn nhất thế giới với đường kính lên tới 1,2 m cùng xúc tu dài hơn 30 m mới được phát hiện tại vùng ven biển từ bang Maine tới Massachusetts.
Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới hiện nay
Với kích thước lớn như vậy, các chuyên gia cho biết, sứa bờm sư tử đặc biệt nguy hiểm với người đi bơi. Những xúc tu dài của chúng có thể châm chích nạn nhân ở cự ly xa mà họ không biết để để phòng.
Bởi vậy, nhà chức trách địa phương đã lên tiếng cảnh báo người dân, du khách, cần chú ý giữ an toàn. Một số bãi biển này đã treo cờ tím tới tín hiệu chỉ ra sự hiện diện của những loài động vật biển nguy hiểm.
Hiện hai bãi biển là Hingham và Scituate vốn rất đông khách du lịch, đều đưa ra tuyên bố về sức khỏe cộng đồng, khuyên người dân nên thận trọng khi tắm ở khu vực có thể là nơi sứa bờm sư tử xuất hiện.
Cận cảnh một con sứa bờm sư tử
Loài sứa nguy hiểm này thường xuyên xuất hiện ở vùng nước sâu thuộc Bắc Đại Tây Dương vào cuối mùa xuân, đầu hè. Nhưng năm nay, chúng dạt vào bờ muộn hơn với "đội quân" hùng hậu hơn. Do sự sinh trưởng loài sứa này phụ thuộc bởi nhiệt độ và sự thay đổi theo mùa của nước biển, nên đó có thể là lý do khiến chúng có mặt ở những nơi mới.
Sứa bờm sư tử vốn là loài sứa lớn nhất thế giới, với phạm vi phân bố giới hạn ở vùng nước lạnh gồm phương bắc của Bắc Cực, phía bắc Đại Tây Dương và phía bắc Thái Bình Dương. Loài sứa này có nọc độc gây tê liệt cơ, dẫn tới trụy tim và ngạt thở.
Những bức ảnh chủ đề nước hút thị giác, thắng giải thế giới Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan năm 2020 vừa vinh danh loạt ảnh ghi lại vẻ đẹp của nước cùng những điều kì diệu ở thế giới tự nhiên. Bức ảnh một con cá voi mẹ lưng gù, đang bơi bên cạnh con của mình, ngoài khơi biển Tonga, đã thắng giải cuộc thi năm nay. Vẻ đẹp của tình mẫu tử...