Vệ binh Quốc gia nằm la liệt tại Điện Capitol
Bộ Quốc phòng Mỹ đã chấp thuận trang bị vũ khí sát thương cho Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol do lo ngại biểu tình bạo lực trước ngày tuyên thệ nhậm chức của ông Biden.
Những hình ảnh bên trong Điện Capitol hôm 12/1 cho thấy hàng trăm thành viên Vệ binh Quốc gia nằm la liệt tại hành lang nơi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thường đi qua. Đây là những binh sĩ có nhiệm vụ phối hợp với cảnh sát bảo vệ Điện Capitol, Guardian đưa tin.
Trong khi đó, Đại tá Chelsi Johnson, người phát ngôn Vệ binh Quốc gia ở thủ đô Washington, cho biết các binh sĩ bảo vệ Điện Capitol sẽ được trang bị vũ khí sát thương, theo Politico .
Vệ binh Quốc gia bên trong Điện Capitol. Ảnh: New York Times .
Quyết định vũ trang cho Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol được Lầu Năm Góc thông qua hôm 12/1, Đại tá Johnson cho biết.
Bà Johnson từ chối tiết lộ loại vũ khí sát thương sẽ được trang bị cho lực lượng này, tuy nhiên cho biết súng lục M-9 thường được trang bị cho Vệ binh Quốc gia. Trước đó, Vệ binh Quốc gia ở thủ đô chỉ được sử dụng các thiết bị bảo vệ.
Ngoài vũ khí sát thương, Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol cũng sẽ được trang bị mũ bảo vệ, mặt nạ phòng độc và giáp chống đạn Kevlar.
Đại tá Johnson cho biết biết Vệ binh Quốc gia được đào tạo “sử dụng mọi biện pháp để hạ nhiệt tình huống trước khi sử dụng vũ khí” khi xảy ra bất ổn dân sự.
Video đang HOT
Vệ binh Quốc gia Mỹ bên trong Điện Capitol. Ảnh: New York Times .
Nhà chức trách Mỹ đang cân nhắc vũ trang cho 15.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia trên toàn quốc và điều động lực lượng này về Washington để đối phó nguy cơ bạo lực có thể xảy ra trong ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống đắc cử Joe Biden.
Trước ngày xảy ra vụ tấn công Điện Capitol hôm 6/1, Thị trưởng Washington Muriel Bowser đã tìm cách hạn chế vai trò của Vệ binh Quốc gia ở thủ đô. Thị trưởng Bower yêu cầu lực lượng này không được trang bị vũ khí khi đối phó với người biểu tình.
Những ngày gần đây, nhà chức trách Mỹ nhận được nhiều tín hiệu về nguy cơ các nhóm dân quân vũ trang lên kế hoạch tiến về thủ đô Washington trong ngày 20/1, đặc biệt nếu Hạ viện bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump lần hai.
Ngày 13/1 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát bắt đầu họp và bỏ phiếu nghị quyết luận tội ông Trump với cáo buộc kích động vụ bạo loạn ở quốc hội hồi tuần trước.
Với thế đa số ở Hạ viện, phe Dân chủ được cho là sẽ dễ dàng thông qua nghị quyết để tiến hành luận tội Tổng thống Trump lần hai, theo Reuters . Cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào 15h, theo giờ địa phương, tức 3 giờ sáng 14/1, theo giờ Việt Nam.
Đằng sau vụ bạo loạn Điện Capitol còn âm mưu không đơn giản?
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra xem một số kẻ bạo loạn Điện Capitol hôm 6-1 có định bắt các thành viên Quốc hội, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, làm con tin hay không.
Đài ABC (Úc) hôm 11-1 cho biết các nhà điều tra Mỹ đặc biệt tìm hiểu lý do một số kẻ bạo loạn mang dây rút nhựa còng tay và dường như dễ dàng tiếp cận các khu vực mà người dân bình thường khó biết tại Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ).
Hai kẻ bạo loạn Larry Rendell Brock, đến từ bang Texas, và Eric Gavelek Munchel, đến từ bang Tennessee, đều bị chụp ảnh đeo dây rút nhựa còng tay khi đột nhập vào Điện Capitol. Cả hai bị FBI bắt giữ hôm 10-1.
Theo các công tố viên, Brock đội mũ bảo hộ màu xanh lá cây, mặc áo chống đạn và áo khoác rằn ri. Người này sau đó xác định trung tá không quân Mỹ đã về hưu sống ở Dallas, bang Texas. Người đàn ông 53 tuổi nói với báo The New Yorker rằng ông ta nhặt số dây rút kia ở trên sàn.
Dây rút nhựa có thể dùng để trói tay chân được đưa vào Điện Capitol. Ảnh: Snopes
Ngoài ra, nhiều người có mặt ở hiện trường cho biết họ nghe thấy đám đông hô to "Treo cổ Mike Pence", thậm chí chụp được ảnh một giá treo cổ được dựng ngoài Điện Capitol.
Biên tập viên Jim Bourg của Reuters viết trên Twitter: "Tôi nghe ít nhất 3 người xâm nhập nói rằng họ hy vọng tìm thấy Phó Tổng thống Mike Pence và treo cổ ông vì tội phản bội".
Hôm xảy ra bạo loạn, Cảnh sát Điện Capitol không tăng cường nhân viên cũng như không chuẩn bị cho khả năng biểu tình ôn hòa leo thang thành bạo động. Một số nhân viên Cảnh sát Điện Capitol chỉ được trang bị thiết bị đối phó biểu tình chứ không phải bạo động.
Khi đám đông bắt đầu di chuyển vào Điện Capitol, một trung úy cảnh sát ra lệnh không sử dụng vũ lực gây chết người. Điều này giải thích lý do tại sao lực lượng an ninh bên ngoài tòa nhà không rút vũ khí khi người biểu tình xâm nhập.
Cuộc bạo loạn Điện Capitol hôm 6-1. Ảnh: Reuters
Trong một đoạn video từ hiện trường, một cảnh sát được nhìn thấy giơ nắm đấm để cố gắng đẩy lùi đám đông trước cửa.
Nhà chức trách Mỹ đã mở 25 cuộc điều tra khủng bố trong nước sau cuộc bạo loạn hôm 6-1 khiến 5 người thiệt mạng, bao gồm 1 cảnh sát. Thêm một nhân viên Cảnh sát Điện Capitol chết hôm 9-1, được cho là đã "tự sát".
Tạp chí Politico cho biết ngày càng nhiều đảng viên Dân chủ tại Hạ viện cho rằng các quyết định chiến thuật của một số nhân viên Cảnh sát Điện Capitol đã làm tồi tệ thêm cuộc bạo loạn, làm dấy lên nghi ngờ đám đông xông vào tòa nhà Quốc hội với sự trợ giúp từ bên trong.
Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Whip Jim Clyburn thắc mắc tại sao những kẻ bạo loạn tìm thấy con đường dẫn đến văn phòng không được đề tên của ông ở tầng 3 rồi lấy trộm một chiếc máy tính bảng iPad. Trong khi đó, văn phòng đề tên của ông Clyburn nằm ở Statuary Hall.
Cảnh sát giằng co với đám đông bên ngoài Điện Capitol hôm 6-1. Ảnh: AP
Đang xuất hiện các đoạn video "cảnh sát kéo hàng rào ngăn những kẻ bạo loạn ra và chụp ảnh với một kẻ trong số đó". Hạ nghị sĩ Zoe Lofgren lưu ý một số cảnh sát có thể đã "chụp ảnh tự sướng với những kẻ bạo loạn, thậm chí để họ vào trong".
Hôm 9-1, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện tổ chức phiên họp kín kéo dài 3,5 giờ, yêu cầu điều tra quyết định của ban lãnh đạo Cảnh sát Điện Capitol và một số sĩ quan cấp cao bị camera ghi hình.
FBI, Bộ An ninh Nội địa (DHS) và các cơ quan an ninh khác của Mỹ đang nỗ lực xác định những kẻ chủ mưu lên kế hoạch cho cuộc bạo loạn hôm 6-1. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Michael Sherwin nói với trang NPR rằng hàng trăm người có thể phải đối mặt với các cáo buộc từ phá hoại tài sản đến giết người.
Thậm chí, trong một cuộc họp báo hôm 8-1, một công tố viên liên bang ở Washington nói đang tiếp tục điều tra về khả năng một số nghi phạm có mối liên hệ với nước ngoài.
Ai kích động bạo lực ở tòa nhà Quốc hội Mỹ? Phần lớn ý kiến cáo buộc những người biểu tình xâm nhập tòa quốc hội Mỹ ngày 6-1 là người ủng hộ của Tổng thống Trump. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhóm kích động biểu tình bạo lực là phe chống Trump. Một nhóm người biểu tình tràn vào quốc hội Mỹ ngày 6-1. Đây cũng là hình ảnh được những...