Vệ binh Quốc gia mang súng tuần tra ở Washington
Các vệ binh quốc gia ban đầu nhận nhiệm vụ hỗ trợ cảnh sát đảm bảo an ninh ở Washington, song sau đó được phép mang vũ khí đi tuần.
Các binh sĩ Vệ binh Quốc gia Đặc khu Columbia đêm 12/1 (ngày 13/1 giờ Hà Nội) xuất hiện trên đường phố thủ đô Washington để thực hiện nhiệm vụ tuần tra với các loại vũ khí sát thương gồm súng trường, súng ngắn.
Điều này trái với tuyên bố ngày 11/1 của tướng Daniel Hokansonm, cục trưởng Cục Vệ binh Quốc gia thuộc Lầu Năm Góc, rằng binh sĩ được triển khai ở Washington chủ yếu để hỗ trợ hậu cần cho cảnh sát thủ đô và chưa được phép mang vũ khí khi thực hiện nhiệm vụ.
Tướng Hokanson nói việc cho phép binh sĩ Vệ binh Quốc gia mang vũ khí và thực hiện các vụ bắt giữ là “phương sách cuối cùng” nếu tình hình an ninh vượt tầm kiểm soát.
Hiện chưa rõ điều gì khiến các chỉ huy thay đổi quyết định trong việc trang bị vũ khí cho Vệ binh Quốc gia tuần tra trên đường phố Washington. Vệ binh Quốc gia Đặc khu Columbia chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Vệ binh Quốc gia Mỹ mang súng đi tuần tra trên đường phố thủ đô Washington đêm 12/1. Ảnh: AFP.
Các nhóm cực đoan và người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây tăng cường thảo luận trên mạng xã hội về tổ chức tuần hành vũ trang ở thủ đô Washington và nhiều thành phố khác, khi ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden đến gần, giới chuyên gia an ninh cho biết.
Lầu Năm Góc đã huy động hơn 16.000 vệ binh quốc gia đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự kiến diễn ra ngày 20/1. Cảnh sát quốc hội Mỹ đã cảnh báo ba kịch bản tấn công có thể xảy ra vào ngày này, trong đó gồm cả âm mưu sát hại các nghị sĩ lưỡng đảng.
5 người chết trong vụ bạo động hôm 6/1 khi người ủng hộ Trump xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ và làm gián đoạn cuộc họp của các nghị sĩ nhằm ngăn họ chứng nhận chiến thắng của Biden. Vệ binh Quốc gia Mỹ khi đó đóng quân gần tòa nhà quốc hội Mỹ, song không được trang bị vũ khí và nhận yêu cầu hỗ trợ quá muộn từ cảnh sát quốc hội.
Tờ New York Times ngày 12/1 đưa tin các binh sĩ Vệ binh Quốc gia đảm bảo an ninh cho khu phức hợp trên Đồi Capitol đã được cho phép sử dụng vũ khí để ngăn chặn mọi mối đe dọa có thể xảy ra.
Thỏa thuận đình chiến do Mỹ bảo trợ đổ vỡ, Azerbaijan-Armenia giao tranh ác liệt
Lệnh ngừng bắn do Mỹ hậu thuẫn ở Nagorno-Karabakh dường như không được thực thi sau khi Azerbaijan và Armenia tiếp tục giao tranh ác liệt vào hôm 26/10.
Chỉ vài phút sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đưa ra tuyên bố, cho biết các lực lượng Armenia đã nã pháo vào các ngôi làng ở vùng Terter và Lachin, nằm ở hai đầu đối diện của khu vực xung đột Nagorno-Karabakh.
Các nhà chức trách ở Nagorno-Karabakh phủ nhận điều này. Lãnh đạo lực lượng địa phương thân Armenia ở Nagorno-Karabakh, ông Arayik Harutyunyan, cho biết Azerbaijan đã nối lại các cuộc tấn công dọc theo tuyến đường liên lạc ở khu vực Nagorno-Karabakh vào chiều tối ngày 26/10.
Azerbaijan và Armenia cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn do Mỹ bảo trợ. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết ông muốn giải quyết xung đột "bằng các biện pháp chính trị và quân sự" sau khi Azerbaijan và Armenia cáo buộc nhau phá vỡ thỏa thuận đình chiến vài giờ trước đó ở Washington.
Trong khi đó, trên Facebook, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho hay, ông không tin Azerbaijan quan tâm đến một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra. "Người dân Armenia sẵn sàng nhượng bộ lẫn nhau, vượt qua đau thương song không bao giờ đầu hàng", Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết.
Hôm 25/10, lệnh ngừng bắn thứ ba kể từ ngày 10/10 đã được Armenia và Azerbaijan đồng ý sau các cuộc đàm phán riêng biệt tại Washington giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp đến từ Armenia và Azerbaijan.
Đến nay, Nga đã thúc đẩy các nỗ lực hòa giải xung đột giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorno-Karabakh. Thế nhưng, hai thỏa thuận ngừng bắn do Matxcơva làm trung gian trong tháng này đã không ngăn được giao tranh tiếp diễn giữa hai nước.
Tình hình ở Nagorno-Karabakh leo thang từ ngày 27/9. Armenia và Azerbaijan liên tục cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Các trận chiến giữa hai bên đang diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp.
Các chuyên gia và nhà ngoại giao cho rằng cuộc xung đột có nguy cơ tạo ra một thảm họa nhân đạo, đặc biệt xung đột này kéo theo sự can dự ngày càng sâu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình hình phức tạp hơn khi Baku được sự hỗ trợ tích cực của Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên NATO). Về phần Armenia, quốc gia này là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể (CSTO).
Putin đề xuất cơ chế kiểm soát tên lửa mới với Mỹ Tổng thống Nga đề xuất Moskva, Washington không triển khai một số loại tên lửa tại châu Âu và xây dựng cơ chế kiểm soát thay hiệp ước INF. "Chúng tôi giữ quan điểm nhất quán rằng tên lửa 9M729 tuân thủ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị hủy. Tuy nhiên, Nga sẵn sàng thể hiện thiện...