Về Bạc Liêu, dạo “phố Tây”
Tỉnh Bạc Liêu đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ phong cách kiến trúc Pháp để cho vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách. Đó là những ngôi nhà cổ nằm dọc b ờ sông Bạc Liêu. Tất cả đều có tuổi đời gần trăm năm.
“Phố Tây” Bạc Liêu về đêm – Ảnh: P.T.Cường
Đi trên đường Hai Bà Trưng (P.3, TP Bạc Liêu), du khách sẽ được tham quan Thư viện Bạc Liêu, một ngôi nhà cổ được xây từ những năm đầu thế kỷ 20. Ít người biết rằng đây là ngôi nhà của ông Trần Văn Chương, thân sinh bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu.
Kế Thư viện Bạc Liêu là bảo tàng tỉnh cũng là một ngôi nhà cất theo kiểu Tây. Trong bảo tàng trưng bày hình ảnh người dân Bạc Liêu xưa qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại Bạc Liêu. Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đặc trưng nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phù Nam được sưu tầm và lưu giữ tại đây.
Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết tỉnh đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và đưa vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách. Trong đó có nhà ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũ), nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là tòa soạn báo Bạc Liêu), nhà ông chánh tòa (nay là CLB hưu trí)… Riêng dãy nhà sáu căn cặp sông Bạc Liêu, xưa là dãy nhà phố của ông Trần Trinh Trạch, cha công tử Bạc Liêu, nay sẽ được trùng tu, sửa chữa thành khu “phố Tây” nối liền Nhà lớn để du khách tiện đường tham quan mua sắm.
Không chỉ tham quan, thông qua những ngôi nhà cổ này, các du khách có “máu” sưu tầm, nghiên cứu kiến trúc nhà Tây và tìm hiểu lịch sử sẽ hiểu thêm nhiều câu chuyện lý thú về cuộc sống, con người ở vùng đất mà từ năm 1882, vị quan chủ tỉnh Lamothe de Carrier đã báo với thống đốc Nam kỳ rằng: “…trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành thành phố lớn nhất của Nam kỳ, sau Sài Gòn”.
Ghé nhà công tử Bạc Liêu
Ngôi nhà nổi tiếng trên đường Điện Biên Phủ (P.3, TP Bạc Liêu) hiện được trùng tu sửa chữa để đón khách tham quan. Buổi tối, đứng trên cầu Quay nhìn qua du khách sẽ chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của ngôi nhà. Nhà quay mặt ra bờ sông, bốn phía đều có cửa sổ.
Ngôi nhà thường được đông đảo khách dừng chân tham quan bởi toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí… đều từ Pháp chở qua. Từ bùloong, ốc vít đến các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm chữ “P” hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris hoa lệ.
Bên trong nhà hiện còn lưu giữ một số hiện vật của công tử Bạc Liêu như bình, lọ gốm sứ, bàn ghế cẩn ốc xà cừ, đặc biệt là chiếc điện thoại cổ cậu Ba Huy sử dụng lúc đương thời.
Theo ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà sẽ được trùng tu theo hướng phục dựng cảnh sinh hoạt của gia đình công tử Bạc Liêu thời đó. Du khách ghé chơi sẽ được sử dụng đồ dùng, các phòng trong nhà như sống lại không khí sinh hoạt thượng lưu của gia đình giàu có, thế lực một thời này.
Ngoài ra, du khách còn được chụp ảnh chung với ông Trần Trinh Đức, con trai còn lại duy nhất của công tử Bạc Liêu, đang sống ở quê nhà.
Video đang HOT
Một ngôi nhà cổ trên đường Điện Biên Phủ (phường 3) – Ảnh: P.T.C.
Phủ thờ dòng họ Cao Triều
Từ trung tâm TP Bạc Liêu, đứng trên cầu Quay nhìn qua mé trái sông Bạc Liêu là thấy ngay căn nhà của dòng họ Cao Triều (đường Đống Đa, P.5, TP Bạc Liêu).
Nhà có kiến trúc kiểu Tây pha trộn kiến trúc Trung Hoa với nét đường bệ, nền đúc cao, quét vôi vàng, bao quanh là tường rào bằng sắt và cổng vào rộng lớn. Nhà có ba cửa gồm một cửa chính ở giữa, hai cửa phụ hai bên. Vòm cửa hình bán nguyệt, tường xây cao theo kiểu giấu mái. Nét độc đáo ở mặt dựng ngôi nhà là có khắc hình lưỡng long tranh châu ngay trên cửa chính. Bên cạnh cửa là bốn cây cột đứng hàng ngang, trên có hình điêu khắc các biểu tượng thần linh hết sức tinh xảo.
Trong nhà, cách bài trí và đồ dùng đều được giữ nguyên trạng. Giữa phòng khách, gian chính ngôi nhà là bộ bàn ghế cổ xưa cẩn ốc xà cừ lấp lánh. Kế đó là hai bộ trường kỷ bằng đá cẩm thạch trắng dày cả tấc, ngồi lên nghe mát lạnh. Nhìn vào trong, gian thờ còn nguyên bộ khánh thờ chạm trổ công phu, trên hàng cột gỗ mun là hàng câu đối sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ có lẽ khó tìm đâu ra bộ lư đồng lớn, được coi là độc nhất vô nhị xứ Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Điều đáng trân trọng chủ nhân ngôi nhà vốn là một nhân sĩ trí thức yêu nước: ông Cao Triều Phát – nguyên ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại đây, du khách cũng biết thêm về gia phả dòng họ Cao Triều, những nhân vật lịch sử gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển tỉnh Bạc Liêu.
DƯƠNG THẾ
Theo tuoitre
Làng "xương cá" đang bị bức tử
Những tòa biệt thự mọc lên như nấm sau mưa, cao ngất ngưởng che khuất những ngôi nhà cổ. Không biết buồn hay vui vì sự lừng lững của những giá trị mới là một sự bật móng của những giá trị cũ.
Người ta nói, làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đang bị bức tử hay đang "chết" mà không thể cứu...
Và đúng là như vậy. Làng cổ Cự Đà đã, đang và sẽ còn tiếp tục gồng mình chống chọi trước cuộc giao tranh kim - cổ mà không thể cưỡng lại. Không bao lâu nữa, ngôi làng "xương cá" bên dòng Nhuệ giang nổi tiếng với hàng trăm ngôi nhà cổ xen lẫn những biệt thự kiểu Pháp chỉ còn là ký ức.
Đây là toàn cảnh làng cổ Cự Đà chụp từ ảnh vệ tinh
Làng Cự Đà nằm ở tả ngạn (bên trái) sông Nhuệ còn hữu ngạn là Tả Thanh Oai. Những con ngõ song song đâm ra một hướng sông, con sông lượn lưng chảy dọc làng. Kết cấu ấy là hình xương cá, thấy nhiều trong kết cấu làng cổ ven sông. Đó cũng là lý do, tôi xin gọi làng Cự Đà bằng một cái tên khác: Làng "xương cá".
"Địa phận làng Cự Đà 1992"
Cái cột này được một người gốc Cự Đà xa quê thành đạt về dựng tặng. Ngay sau cái cột, nếu để ý, sẽ không khó nhận ra bản vẽ phối cảnh một toà biệt thự. Cuộc giao tranh kim - cổ ở làng "xương cá" đập vào mắt ngay tại điểm đánh dấu địa phận làng ở phía Bắc.
Những chum làm tương vứt bỏ ngoài vườn, những phên miến chưa cắt phơi thưa thớt trong ngõ, và những sợi miến hong cũng dần vãn bóng... Tất cả những yếu tố đặc thù nghề truyền thống làm nên một Cự Đà sầm uất thuở nào đang theo thời thế... ra đi
Những trung tâm tư vấn kiến trúc, những trung tâm giao dịch nhà đất... trở thành những nghề mới ở Cự Đà khi nhu cầu xây dựng ở đây tăng lên chóng mặt
80% đất canh tác của xã Cự Khê trong đó có làng Cự Đà đã nhường lại cho khu đô thị mới Thanh Hà để hầu hết nhà nào trong làng cũng nhận về hàng tỷ tiền đền bù (Tổng số tiền đền bù ở Cự Đà là 650 tỷ. Số liệu của xã Cự Khê).
Thế là...
Sắt thép ngổn ngang sân đình, xe công nông chở xi măng, đá... nườm nượp như thoi đưa suốt ngày, cày tung cả đường làng. Cuộc giao tranh bắt đầu
Nhà cổ bị "chặt khúc", tường hồi bị phá dỡ...
Móng của những tòa biệt thự được đào ở chính nền móng của những ngôi nhà cổ
Ngay cả số phận của ngôi biệt thự kiểu Pháp tuyệt đẹp, có tuổi đời trăm năm này cũng đang lung lay. Việc nó bị dỡ bỏ chỉ là chuyện của thì tương lai gần
Sự mọc lên như nấm sau mưa của những ngôi biệt thự hiện đại 3 đến 5 tầng ở Cự Đà ngay lập tức tạo nên những bức tranh tương phản đến đau lòng cho một giá trị cũ
Sự thất thế
Ông Vũ Văn Bằng, cán bộ Văn hóa xã Cự Khê cho biết: Trong một thời gian ngắn, từ khoảng cuối năm 2010 đến hết tháng 4 năm 2011, có khoảng 150 ngôi nhà cao tầng mọc lên ở Cự Đà. Đa phần trong số này được xây dựng trên phần đất từng là những ngôi nhà cổ.
Có nhiều ngôi nhà năm gian xưa, bị chia làm 3 đến 4 phần, mỗi phần sẽ xây một ngôi nhà có 3 đến 5 tầng mới
Việc xây dựng ở Cự Đà là chuyện không thể cưỡng được khi mà dân số làng mỗi ngày một tăng lên, quỹ đất thì thu hẹp, những ngôi nhà cổ nhiều thế hệ cùng ở càng trở nên chật chội. Và khi có tiền đền bù đất canh tác, dân lập tức phá bỏ nhà cổ xây nhà mới. Những gì là cổ kính còn lại ở Cự Đà đang dần biến mất khiến nhiều người tiếc lắm. Nhưng nó như số phận của cái cột với đầu nghê bị dàn giáo xây dựng chống nách này. Chỉ là cố gắng giữ được phần nào tốt phần ấy.
Tương phản
Con sông Nhuệ một thời trong xanh mát lành nay đã "chết" bởi nước thải, tù đọng, rác rưởi... ngay từ đầu nguồn cho tới cả đoạn chảy qua làng Cự Đà
Làng cổ Cự Đà trong tốc độ đô thị hóa rồi cũng như dòng Nhuệ giang, đứng lặng và... "chết"!
Theo VTC News
"Con đường kỳ lạ" giữa làng cổ Con đường qua làng cổ Hòa Mục được "nắn" một cách rất kỳ lạ khiến người dân không thể không ý kiến. Gần 200 hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất tại phường Trung Hòa chính thức trở thành những người "chây ì" từ ngày 20-2-2003, khi họ nhận thấy trục đường kẻ ngang làng cổ Hòa Mục... có vấn đề! Lỗi...