Lạ lùng thành phố toàn xe đạp
Amsterdam có thể được coi như thủ đô xe đạp ở Châu Âu.
Dường như ở đây xe đạp còn được sử dụng nhiều hơn cả ở Trung Quốc.Mọi thứ như để phục vụ riêng người đi xe đạp: đường xá, đèn giao thông, và những chỗ đỗ xe …
Chuông xe đạp ring ring khắp mọi ngõ ngách Amsterdam và có khoảng 400.000 người lạch cạch xe đạp mỗi ngày. Nhưng dường như việc đi xe đạp lại không hề đơn giản nếu như bạn không có đủ kinh nghiệm, điển hình là có kha khá vụ tai nạn xảy ra với du khách khi đến đây.
Xe đạp là phương tiện chủ yếu ở Amsterdam, khoảng 40% người dân có và thường xuyên sử dụng xe đạp như là phương tiện đi lại chính.
Thỉnh thoảng “siêu xe” vẫn xuất hiện trên phố.
Xe đưa đón trẻ em.
Và khi chúng lớn hơn một chút chúng có thể tự đi những chiếc xe ngộ nghĩnh như thế này.
Video đang HOT
“Dân chơi không sợ mưa rơi.”
Chị em cũng chẳng ngại.
Hầu như những chiếc xe đạp ở đây đều khá đơn giản bởi vậy mà chẳng có tên trộm nào thèm ngó ngàng tới
Giá thuê mỗi chiếc xe khoảng từ 5-10 euro.
Bất chợt hỏng hóc có là vấn đề, bạn hoàn toàn có thể tự sửa nó, như người đàn ông này.
Fietsflat, bãi để xe đạp lớn nhất Châu Âu. Có quá lời không nhỉ?!
Không dễ gì mà tìm một chỗ trống.
Xe đạp ở Amsterdam còn nhiều hơn cả xe máy hay ô tô.
Xe đạp là phương tiện chủ yếu ở Amsterdam, khoảng 40% người dân có và thường xuyên sử dụng xe đạp như là phương tiện đi lại chính.
Theo VNN
Kỳ lạ đi học ban ngày mang theo đèn pin
Nhiều năm nay, có câu chuyện lạ hàng trăm học sinh các vùng trong xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ an đi học ban ngày cũng phải cầm theo đèn pin trong cặp. Sở dĩ như vậy vì đường xa, lầy lội nên chuyện đến trường muộn hay về nhà trong bóng tối với đứa trẻ nơi đây là thường ngày.
Sáng nào, Lê Thị Sen, học sinh lớp 7B, Trường THCS Thanh Mai (Nghệ An) cũng phải thức dậy lúc 4h sáng, vệ sinh cá nhân, ăn uống xong là 5h thì vội vàng ra lớp.
Đối với Sen, điều nhớ hơn cả sách vở cũng như bài tập cô giáo ra ở trường là cái đèn pin. Bởi nếu quên đèn pin thì em không thể đến trường được.
Nhà của Sen cách trường 20 cây số. Đường từ trường đến nhà đều lầy lội. Không thể đến bằng các phương tiện khác ngoài việc đi bộ. Việc đi bộ mất khá nhiều thời gian nên để đến kịp lớp học, Sen và nhiều em nhỏ nơi có một không hai này phải đến trường trong đêm.
Trước đây đi học xa, Sen và các bạn thường có bố mẹ đưa đi hoặc tự đi xe đạp. Nhưng hơn ba năm nay đường lầy nên không thể đến trường bằng xe được nữa mà phải đi bộ. Đi học lúc bóng đêm đang bao phủ mà vẫn chậm giờ vào lớp.
Thanh Mai là xã miền núi, khí hậu thiên tai khá khắc nghiệt. Cuộc sống của bà con xã này chỉ trông chờ vào một vụ lúa nên vô cùng khó khăn.
Đặc biệt, nơi đây có Nông trường chè Thanh Mai cách xa trung tâm xã khoảng 20 cây số, đường đi lại rất vất vả.
Cách đây 4 năm, tỉnh Nghệ An có dự án xây dựng đường nhằm cụ thể chủ xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, đường đã mở nâng cao. Tuy nhiên triển khai 2 năm thì dự án thiếu kinh phí nên phải tạm dừng thi công.
Không phải vì gia đình quá nghèo không mua nổi cho con xe đạp đi học mà vì đường nơi đây lầy lội
Việc tạm dừng thi công dở dang đó đang khiến cho đường như ruộng mọi phương tiện giao thông đi lai qua đây đều bất lực. Chỉ có cách duy nhất là đi bộ.
Xã cũng từng có hai trường cấp 2 nhưng hiện nay học sinh ít nên đã sát nhập thành một. Ngôi trường mới đóng cách trung tâm xã nên khiến cho nhiều học sinh ở vùng khác phải đi xa hơn.
Chuyện ước ao đến trường bằng xe đạp với nhiều học sinh là chuyện thường tình nhưng với học sinh xã Thanh Mai thì đó là ước mơ chẳng biết đến bao giờ trở thành hiện thực. Không phải vì gia đình quá nghèo không mua nổi cho con xe đạp đi học mà vì đường nơi đây lầy lội.
Theo thầy Nguyễn Văn Minh, giáo viên Trường THCS xã Thanh Mai, người có hơn mườn năm giảng dạy tại ngôi trường này chia sẻ: "Cuộc sống nơi vô cùng khó khăn vất vả. Đường sá không thể đi lại bằng xe đạp. Nhiều em ở các vùng xa thường phải đi học từ rất sớm mới kịp đến trường. Về mùa mưa lầy lội còn mùa hè bụi bay mù mịt. Không ít học sinh đến trường trong tình trạng áo quần ướt và lẫm bẩn. Dù khó khăn gian khổ nhưng thầy trò chúng tôi vẫn luôn cố gắng dạy học.
Theo VNN
Nữ sinh lớp 9 dùng dao lam để... phòng vệ Trong vòng vây của nhóm đông học sinh, Thảo đã dùng dao lam "tự vệ", gây thương tích cho 2 nữ sinh lớp 9. Khoảng 11h ngày 30- 3, đồn CA Bắc Đuống, huyện Gia Lâm, Hà Nội nhận được thông tin trên đoạn đường vào thôn Dốc Lã, xã Yên Viên xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng. Khi lực...