Về An Thuận xem làng nghề làm bánh cốm, truyền đến nay qua 13 thế hệ
Tôi đến làng cốm An Thuận (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, TP Huế) vào một ngày đầu Thu khi nắng vàng trải dài trên ruộng đồng, làng mạc của một miền quê gần kinh thành Huế. Làng An Thuận nép mình bên dòng sông Bồ thơ mộng với những hàng cau, khóm chuối, bụi bờ và đâu đây hương cốm thoang thoảng trong gió chiều bay xa.
Bánh cốm An Thuận mang hương vị đặc trưng, được lòng nhiều thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền. Ảnh: Tiên Sa
Trên con đường dẫn vào làng, du khách cười nói lao xao với mấy o “xứ Huế” đang thong dong gánh cốm “hai lu”. Qua trao đổi với anh Nguyễn Duy Thành (51 tuổi, trú xóm 8, làng An Thuận), một hộ làm cốm, mới hay nghề cốm nơi đây bắt nguồn từ Bắc Ninh, do một người dân nơi đó mang đến đây và lan truyền đến giờ. Tính luôn hiện nay là làng nghề đang duy trì đến thế hệ thứ 13.
Từ xa xưa, làng nghề duy trì khoảng 100 hộ làm, nhưng đến nay chỉ còn 5 hộ làm cốm và tập trung vào dịp tết. Sản phẩm cốm An Thuận đặc sắc bởi gồm nhiều loại cốm dẹp, cốm bắp, cốm bột báng… bán khắp các khu chợ ở Huế và đi tới những vùng miền lân cận.
Một số nguyên liệu làm cốm. Ảnh: Tiên Sa
Video đang HOT
Trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Hồng Lý (47 tuổi, trú tại xóm 8 An Thuận), cũng làm nghề cốm được biết, nghề này công đoạn làm hoàn toàn là thủ công và mất đến vài hôm. Chính vì thế, sản phẩm làm ra không có chứa chất bảo quản, ăn tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, quy trình làm cốm gồm luộc lúa nếp, ủ trong nước nóng 3 ngày rồi đem rửa sạch. Tiếp đến, trạo trong chảo nóng đến khi hạt lúa nếp khô và dẻo thì cho vào cối giã cho dẹp. Dẹp hay dẹt cũng là cách gọi chung của hạt lúa sau giã thành hạt dẹp lép.
Chưa hết, hạt lúa lúc này tiếp tục đem sàng cho sạch vỏ trấu. Dùng chảo rang cốm dẹp thành hạt nghe nổ giòn tan. Lúc này, làm thêm các gia vị ăn kèm như đậu phộng, mè, gừng… đổ ra khuôn, đóng thành thành phẩm bằng bao bì, nhãn mác.
Một số bước làm cốm. Ảnh: Tiên Sa
Anh Duy Thành nêu trên cho hay, mỗi ngày gia đình anh sản xuất ra được 200 gói cốm, giá bán mỗi gói là 30.000 đồng. Bình quân thu nhập mỗi lao động rơi vào khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ngày.
Trả lời thắc mắc của người viết vì sao cốm An Thuận được ưa chuộng, anh Thành cho rằng miếng cốm phải chắc, giòn, vị ngọt dịu mà vẫn béo bùi. Đặc biệt, vị gừng tươi phải lan tỏa trong khoang miệng khi thưởng thức.
Vừa qua, cốm dẹp An Thuận được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị ngành chức năng công nhận bánh cốm dẹp là đặc sản của làng nghề và đề nghị xét làng An Thuận là “làng nghề truyền thống”. Qua đó, giữ gìn và phát huy thương hiệu bánh cốm dẹp – đặc sản xứ Huế đang có nguy cơ bị mai một.
Bản đồ ẩm thực: Ghé xứ truồi thưởng thức bánh ướt heo quay
Từ thành phố Huế, trên QL1A, đến xứ Truồi qua cây cầu Truồi (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế); theo những bậc cao niên nơi đây thì xứ Truồi hình thành từ xưa, khi mà Chúa Nguyễn Hoàng mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam.
Ngoài những vườn cây trái sum suê thì xứ Truồi còn có món bánh ướt heo quay nổi danh khắp xứ Huế.
Dọc đường đến xứ Truồi, du khách có rất nhiều sự lựa chọn thú vị như vãn cảnh Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, thưởng thức một số loại trái cây ngon và nhâm nhi món bánh ướt heo quay. Khác với một số địa phương dùng kèm bánh ướt với nem chua, chả bò, ruốc tôm... người dân nơi đây lại chọn heo quay là thức ăn kèm chính không thể thiếu.
Các nghệ nhân ẩm thực xứ Truồi cho hay, cách làm bánh ướt heo quay là sự kết hợp của hai phần: phần bánh và phần thịt cùng rau ăn kèm; nước mắm chấm bánh ướt là bí quyết chính để tạo ra một món ăn riêng biệt. Phần vỏ bánh ướt được làm từ bột gạo có thể pha chung với bột năng hoặc bột khoai mì, sau đó, hòa tan với nước rồi đem đi tráng để được lớp bánh ướt thật mỏng. Bánh tráng càng mỏng thì càng thể hiện sự khéo léo của người thợ và đây cũng là yếu tố để đánh giá bánh ướt ngon.
Sau tráng, bánh ướt được sắp vào đĩa, điểm chút hành phi thơm lừng. Thịt ba chỉ chọn miếng mỡ nạc đều nhau, quay giòn từ trước, chặt miếng vừa ăn. Tất nhiên đừng quên rau sống và dưa giá củ kiệu đặc trưng, vốn là món phải có trong mâm cơm người Huế. Và quan trọng chính là nước mắm pha ớt, tỏi được giã nhuyễn, thêm chút đường, vắt thêm vài giọt chanh.
Heo quay ngon là khi thịt thơm mềm, mọng nước trong khi phần da giòn tan trong miệng. Ảnh: Tiên Sa
Gắp miếng bánh ướt vào chén, lần lượt cho thêm dưa giá chua, rau sống, heo quay rồi chan lên trên một muỗng nhỏ nước mắm. Nhìn thì thấy đơn giản nhưng khi kết hợp với nhau, tất cả hương vị ngọt, béo, chua, mặn và thanh mát đều có đủ. Những ai thích ăn cay có thể dùng thêm quả ớt xanh còn tươi rói giòn rụm.
Kể về bánh ướt heo quay, người viết được nghe câu chuyện, rằng có cô gái xứ Truồi thường đãi người bạn trai quê ở làng chài phá Tam Giang lên chơi món bánh ướt heo quay. Không biết vì mê cô gái hay mê món bánh ướt này mà sau đó hai người nên vợ nên chồng. Thế nên, du khách đến xứ Truồi còn nghe lưu truyền mấy câu thơ của người con gái:
Bản đồ ẩm thực: Bánh ép thức quà bình dị đất cố đô Thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng để làm ra một chiếc bánh ép Huế cũng khá công phu, không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân cố đô, bánh ép còn là một lựa chọn không thể bỏ qua của du khách khi đến Huế. Đi dọc tuyến đường thành phố Huế, không khó để bắt gặp những quán bánh...