VDSC: Chi phí dự phòng cao kìm hãm lợi nhuận VietinBank trong nửa đầu năm
Nợ xấu của VietinBank tăng lên 1,3% trong tháng 6, cao hơn 25% so với mức 1,1% cuối năm 2017, chủ yếu do nợ nhóm 3 và nhóm 5 tăng. Có nguy cơ cao loại nợ nhóm 3 này bị đẩy xuống nhóm 4 và nhóm 5 trong tương lai gần.
Trong báo cáo vừa công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định quá trình xóa nợ xấu của VietinBank sẽ còn tiếp diễn nhằm cải thiện chất lượng tài sản.
Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank tăng lên 1,3% trong tháng 6, cao hơn 25% so với mức 1,1% cuối năm 2017, chủ yếu do nợ nhóm 3 và nhóm 5 tăng. Nợ nhóm 3 đã tăng mạnh 59% so với cuối năm trước và có nguy cơ cao loại nợ này bị đẩy xuống nhóm 4 và nhóm 5 trong tương lai gần. VDSC cho rằng chi phí dự phòng sẽ tiếp tục tạo áp lực không nhỏ lên kết quả lợi nhuận của ngân hàng, ít nhất là trong vòng 5 tới 6 quý tiếp theo.
Đáng chú ý mặc dù ngân hàng đã mua lại toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC trong quý I/2018 (khoảng 500 tỷ đồng) nhưng vẫn trích lập dự phòng khoảng 4.400 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu trong bảng cân đối kế toán. Nhờ vậy, tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu đã cải thiện tăng từ 92% cuối năm 2017 lên 111% cuối quý II/2018.
Chi phí dự phòng cao là một trong những nguyên nhân kìm hãm lợi nhuận VietinBank trong nửa đầu năm. Thời gian tới, với việc nợ nhóm 3 tăng 59% trong nửa đầu năm và nguy cơ cao loại nợ này bị đẩy xuống nhóm 4 và nhóm 5 ở tương lai gần, VDSC nhận thấy chi phí dự phòng sẽ tiếp tục tạo áp lực không nhỏ lên kết quả lợi nhuận của CTG, ít nhất là trong vòng 5 tới 6 quý tiếp theo.
Cùng với đó, cho vay và huy động khách hàng tăng lần lượt 9,7% và 13,2% so với cuối năm trước. Xu hướng này trái ngược với năm ngoái (khi huy động khách hàng tăng chậm hơn so với cho vay). VietinBank cũng đã giảm tỷ trọng các khoản vay của doanh nghiệp nước ngoài và dành hạn mức tín dụng cho nhóm khách hàng SME và bán lẻ.
Trong nửa đầu năm 2018, dư nợ cho vay khách hàng SME và cá nhân của ngân hàng tăng lần lượt là 11% và 13,5% so với cuối năm 2017. Ngân hàng đặt mục tiêu hai nhóm này sẽ chiếm 30% và 25% tổng dư nợ vào năm 2020.
Video đang HOT
Trong kỳ, VietinBank đã phát hành khoảng 8.600 tỷ đồng trái phiếu dài hạn khiến cho chi phí vốn tăng nhanh hơn lợi suất tài sản sinh lãi. Do đó, tỷ lệ NIM của ngân hàng giảm xuống còn 2,7%.
Quyết định 986 được ban hành ngày 8/8 phê duyệt chiến lược phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đã đề cập đến kế hoạch thoái vốn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước xuống còn 51%.
Theo đánh giá của VDSC, quá trình này sẽ không thể đạt được đến năm 2020 hoặc muộn hơn, điều này sẽ mang lại hi vọng mới cho khả năng tăng vốn của VietinBank.
Tỷ lệ CAR của VietinBank hiện đang tiệm cận mức tối thiểu theo yêu cầu của Thông Tư 36 và dưới chuẩn Basel II. Đều này khiến nhu cầu tăng vốn cấp 1 của ngân hàng này đang ở mức khá cao. Việc tăng quỹ dự phòng chung sẽ phần nào bổ sung vốn tự có, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Do đó, việc tăng vốn điều lệ vẫn là yêu cầu cấp thiết. Tuy vậy, biện pháp này không dễ thực hiện đối với trường hợp của VietinBank bởi sở hữu nhà nước đã ở mức tối thiểu 65% và Chính phủ đã quyết định không dùng Ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các ngân hàng thương mại.
Trong diễn biến mới nhất, một nguồn tin quốc tế cho biết cổ đông lớn IFC của VietinBank đang tìm cách thoái vốn tại ngân hàng này. Số cổ phiếu CTG mà tổ chức này sở hữu thông qua IFC và Quỹ Đầu tư cấp vốn IFC – IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P là gần 299 triệu cổ phiếu, tương đương 8,02% vốn cổ phần ngân hàng.
Hoàng Dung
Theo Antt.vn
Đồng Rupiah của Indonesia chạm đáy 20 năm
Dù Indonesia đã nâng lãi suất 5 lần từ tháng 5 đến nay, đồng Rupiah của nước này vẫn đối mặt áp lực giảm giá mạnh...
Đồng Rupiah đã mất giá khoảng 10% trong năm nay - Ảnh: Bloomberg.
Đồng Rupiah của Indonesia ngày 2/10 lần đầu tiên trong 20 năm rớt qua ngưỡng 15.000 Rupiah đổi 1 USD, trong bối cảnh giới đầu tư trở nên dè chừng hơn với tài sản các nền kinh tế mới nổi và giá dầu tăng mạnh.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Rupiah đã mất giá khoảng 10% trong năm nay, dưới sức ép của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất khiến đồng USD tăng giá.
Ngoài ra, tỷ giá đồng Rupiah còn giảm do thâm hụt cán cân vãng lai của Indonesia khiến nước này dễ chịu ảnh hưởng của những biến động tài chính xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.
Giá dầu thế giới hiện đã tăng gấp gần 3 lần so với thời điểm tháng 2/2016, đẩy chi phí nhập khẩu tăng, làm tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Indonesia càng thêm nghiêm trọng.
"Với việc Mỹ nâng lãi suất, giá dầu tăng đặt ra khả năng thâm hụt thương mại lớn hơn, và đồng USD tăng giá thời gian gần đây, Ngân hàng Trung ương Indonesia (Bank Indonesia) sẽ rất khó giữ được mốc tỷ giá 15.000 Rupiah đổi 1 USD", ông Khoon Goh, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng ANZ ở Singapore, nhận định. "Nếu tâm lý của thị trường không có sự khởi sắc, đồng Rupiah có thể tiếp tục giảm về ngưỡng 15.200 Rupiah đổi 1 USD".
Sự giảm giá của đồng Rupiah diễn ra cho dù Bank Indonesia can thiệp vào thị trường "một cách chừng mực" để hỗ trợ tỷ giá.
Từ tháng 5 đến nay, Bank Indonesia đã có 5 đợt tăng lãi suất nhằm bảo vệ đồng nội tệ khỏi đợt bán tháo tài sản tại các thị trường mới nổi. Tuy vậy, trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, Rupiah vẫn giảm giá về mức 15.051 Rupiah đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào tháng 7/1998.
"Indonesia là một nước nhập khẩu ròng dầu, bởi vậy giá dầu thô tăng và đồng Rupiah yếu đi đang làm dấy lên nỗi lo về sự tăng tốc của lạm phát", chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi Toru Nishihama của Dai-ichi Life Research Insititute ở Tokyo nhận định. "Với giá dầu tăng, FED nâng lãi suất và Indonesia có thâm hụt cán cân vãng lai, thì những đồn đoán tiêu cực là điều khó kiềm chế".
Trái phiếu Indonesia cũng đang chịu sức ép lớn. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này tăng 0,14 điểm phần trăm trong phiên ngày thứ Ba, lên mức 8,15%, từ mức 6,32% vào cuối năm 2017.
Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Indonesia giảm 1,3%, nâng tổng mức giảm từ đầu năm đến nay lên 7,7%.
Ngoài việc nâng lãi suất, Indonesia còn đang hoàn tất các biện pháp nhằm khuyến khích các công ty xuất khẩu giữ USD tại các ngân hàng trong nước và đổi sang Rupiah.
Thăng Điệp
Theo vneconomy.vn
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng VietinBank mới nhất tháng 10/2018 Lãi suất tiết kiệm mới nhất ngân hàng VietinBank tháng 10/2018 dao động trong khoảng từ 4,3% đến 7%/năm tùy từng kỳ hạn tiền gửi. Lãi suất tiết kiệm ngân hàng VietinBank mới nhất tháng 10/2018 Lãi suất tiền gửi mới nhất dành cho khách hàng cá nhân tháng 10/2018 Cụ thể, lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn...