VDSC: Cấu trúc tài chính HSG dần bền vững, nợ vay đã giảm
Trong báo cáo phân tích về Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết Hoa Sen sẽ tiến hành đẩy mạnh bán hàng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, bên cạnh đó cấu trúc tài chính của Công ty đã dần bền vững hơn.
Dự phóng sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 10%
Trong niên độ tài chính (NĐTC) 2020-2021, HSG đặt mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận ròng 10% so với cùng kỳ. Công ty sẽ tiến hành đẩy mạnh bán hàng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
HSG kỳ vọng sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa sẽ tăng khoảng 10% trong NĐTC 2020-2021. Nhu cầu từ các hoạt động xây dựng công nghiệp có thể tăng mạnh trong những năm tới do các công ty đa quốc gia dịch chuyển một phần cơ sở sản xuất sang Việt Nam.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI có thể gặp nhiều trở ngại trong ngắn hạn do việc kiểm soát xuất nhập cảnh để phòng dịch.
Sản lượng xuất khẩu của HSG dự kiến sẽ tăng trưởng ở tốc độ tương đương với sản lượng tiêu thụ trong nước. Theo đại diện của HSG, sau đại dịch, một số quốc gia đã đẩy mạnh đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó, nhu cầu nhập khẩu tôn mạ được dự báo sẽ cao hơn.
Lượng đơn đặt hàng xuất khẩu trong quý 1 tương đối cao và đã đạt mức phân bổ sản lượng tối đa dành cho xuất khẩu, do đó, sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ được duy trì hoặc tăng so với quý 4 NĐTC trước.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành các hợp đồng ở quy mô vừa phải, HSG đã dần gây dựng được uy tín tại các thị trường khó tính tại các thị trường khó tính như EU, Canada, Mexico. Vì vậy, công ty bắt đầu nhận được những đơn hàng lớn hơn và có thể tăng sản lượng bán hàng sang các thị trường này trong NĐTC 2020-2021.
Biên lợi nhuận gộp tại các thị trường này cao hơn so với các thị trường truyền thống, như các nước Đông Nam Á. Hiện tại, biên lợi nhuận gộp xuất khẩu đạt 10% -12%, cao hơn so với những năm trước do tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khó tính tăng.
Rủi ro trong các đơn hàng xuất khẩu của HSG tương đối ít do công ty thường chốt giá bán trước khi giao hàng khoảng 1,5-2 tháng, và có thể mua nguyên liệu sau đó để sản xuất.
Về mảng ống nhựa, HSG dự kiến tăng sản lượng tiêu thụ từ khoảng 4 nghìn tấn/tháng lên 4,5-5 nghìn tấn/tháng.
Chi phí lãi vay của HSG đã giảm, cấu trúc tài chính đang ổn định
VDSC cho rằng cấu trúc tài chính của HSG đang trở nên bền vững hơn và chi phí lãi vay giảm đang hỗ trợ biên lợi nhuận ròng. Tổng nợ của HSG giảm 15,5% so với cùng kỳ trong Q4/NĐTC 2019-2020, do đó, chỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 1,8 lần trong Q4/NĐTC 2018-2019 xuống còn 1,2 lần trong Q4/NĐTC 2019/2020.
HSG có kế hoạch giảm tỷ lệ này xuống dưới 1,0 lần trong NĐTC 2020-2121. Công ty kỳ vọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào sẽ đủ để tài trợ cho vốn lưu động mà không cần sử dụng nợ. Chi phí khấu hao của HSG trong NĐTC 2019-2020 là 1.136 tỷ đồng, cao hơn mức đầu tư vào vốn lưu động, chỉ 891 tỷ đồng.
VDSC kỳ vọng HSG sẽ không tăng mạnh hàng tồn kho và các khoản phải thu trong NĐTC 2020-2021, do đó, công ty có thể sử dụng nguồn vốn nội bộ để tài trợ vốn lưu động.
Do dư nợ giảm, chi phí lãi vay của HSG đã giảm 40% QoQ trong Q4/NĐTC 2019-2020. Chi phí lãi vay/doanh thu cũng giảm từ 2,9% trong Q4/NĐTC 2018-2019 xuống còn 1,4% trong Q4/NĐTC 2019-2020, do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng đã được hỗ trợ.
Mặc dù triển vọng về sản lượng tiêu thụ của HSG đang trở nên tích cực hơn, cạnh tranh gia tăng trong mảng tôn mạ và ống thép có thể ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng sinh lời của ngành. Trong Q1/NĐTC 2020-2021, biên lợi nhuận gộp của HSG vẫn ở mức tương đối tích cực, mặc dù thấp hơn 4Q / NĐTC19-20, do giá HRC vẫn tiếp tục tăng trong hai tháng qua.
Bên cạnh đó, sản lượng bán hàng trong quý 1 dự kiến vẫn tốt do sản lượng xuất khẩu được duy trì ở mức cao, trong khi đó, tiêu thụ nội địa có thể tăng do nhu cầu sửa chữa nhà ở và nhà xưởng.
VDSC đưa ra giá mục tiêu là 16.800 đồng/cp, dựa trên mức P/E (với mức mục tiêu là 7,0 lần) và phương pháp FCFF (với mức exit EV/EBITDA là 6,3 lần, WACC là 11,9%). Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu này trong trung hạn.
Mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt cung cấp thêm khí, GAS được đánh giá khả quan
GAS đã đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng, thuộc Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.
Ngày 16/11/2020, tại điểm tiếp nhận khí vào bờ tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng, thuộc Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.
Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b và 05-1c, bể Nam Côn Sơn là tiền đề cho sự phát triển của chuỗi Dự án Nam Côn Sơn 2, một trong những dự án trọng điểm của PV GAS.
Trước đó, ngày 11/12/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1996/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ, theo đó, mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) dự kiến bắt đầu khai thác dòng dầu, khí thương mại đầu tiên trong quý 4/2020. Tỷ lệ tham gia của các chủ mỏ trong hợp đồng dầu khí (PSC) Lô 05-1b và 05-1c bao gồm: Nhà điều hành Idemitsu Kosan Co., Ltd. Là 43,08%; Teikoku Oil (Con Son) Co. Ltd. Với 36,92% và Tập đoàn Dầu khí 20%.
Với sản lượng mỗi năm khoảng 1,5 tỷ m3 khí, 2,8 triệu thùng dầu thô và condensate, nguồn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt sẽ đóng góp một nguồn thu đáng kể có ngân sách nhà nước và nền kinh tế, đảm bảo các cam kết của PV GAS cấp khí cho sản xuất điện (chiếm khoảng 22% sản lượng điện cả nước) và cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam bộ.
Với sự kiện này, Chứng khoán Rồng Việt (VCSC) đã nâng dự báo lợi nhuận năm 2020 của GAS thêm 11% trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2021 thêm 1,2% chủ yếu do thay đổi trong giả định giá dầu thô. Ngoài ra, VCSC gia tăng dự phóng lợi nhuận 2022-2030 thêm khoảng 3% chủ yếu nhờ giá khí cao hơn bán cho các KCN.
Cụ thể, VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2021 của GAS đạt 8,4%, chủ yếu do mức phục hồi 10,8% trong sản lượng khí, được dẫn dắt bởi đóng góp bởi mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2021 và mức tăng 12,4% trong giá dầu nhiên liệu (FO).
VCSC ước tính tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 8,1% trong giai đoạn 2019-2030, được dẫn dắt bởi lợi nhuận từ mảng vận chuyển (được dẫn dắt bởi LNG) giúp bù đắp cho mức giảm lợi nhuận từ mang giao dịch khí khi các mỏ khí giá rẻ dần hết trữ lượng. VCSC cũng dự phóng lợi nhuận từ mảng vận tải sẽ tăng gấp đôi và đóng góp khoảng 70% LN ròng của GAS vào năm 2025 so với khoảng 40% trong năm 2019.
GAS có năng lực tài chính mạnh mẽ với 1,2 tỷ USD tiền mặt tại quỹ và tỷ lệ đòn bẩy ròng -50,7%. Do đó, định giá của GAS tỏ ra hấp dẫn với P/E 2021 đạt 16,2 lần, thấp hơn 13,4% so với trung vị ngành.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lãi quý 3 gấp 4 lần, hoàn thành vượt 39% kế hoạch năm 2020 Lũy kế 9 tháng, VDCS ghi nhận 50,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả thực hiện được sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành vượt 39% chỉ tiêu đề ra. CTCK Rồng Việt (VDSC) công bố báo cáo KQKD quý 3/2020 với lợi nhuận sau thuế 37,11 tỷ đồng, gấp 4...