VDB lỗ lũy kế hơn 4.800 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 17,2% tổng dư nợ
Kết quả kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 4.873,1 tỷ đồng; nợ xấu là 46.116,6 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.
Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm 866,5 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 4.873,1 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là 46.116,6 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ. Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790,1 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu… tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động. Hiện nay số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách Nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496,3 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang rất lớn
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 2 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Vụ việc thứ nhất là Công ty Cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam có dấu hiệu lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa giữa Công ty mẹ và Công ty con để hợp thức hóa hồ sơ vay vốn ngân hàng nhằm đảo nợ các khoản vay sử dụng cho mục đích khác dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi vay đến 30/4/2019 là 342,7 tỷ đồng. Công ty không minh bạch trong việc sử dụng vốn vay, không phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra hàng hóa hình thành từ vốn vay.
Vụ việc thứ hai là Công ty TNHH Xây dựng Phúc Hưng có dấu hiệu làm giả hồ sơ vay vốn để được giải ngân và sử dụng vốn vay cho mục đích khác dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi vay đến 30/4/2019 là 32 tỷ đồng (Công ty đã ngừng hoạt động từ năm 2011 đến nay). Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát đối với khách hàng.
VDB được thành lập năm 2006, là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành năm 2015, Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính quản lý, thực hiện quyền và nhiệm vụ chủ sở hữu.
Video đang HOT
Ngày 23/10 vừa qua, VDB đã chính thức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lương Hải Sinh, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Trước đó, ông Lương Hải Sinh từng giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); thành viên Hội đồng Quản trị – Tổng giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.
Theo Anninhthudo.vn
Vicem trầy trật xử lý doanh nghiệp yếu kém
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Với thực tế cung vượt cầu, kinh doanh khó khăn, việc cổ phần hóa đang là nhiệm vụ khá nặng nề với Vicem.
Trầy trật tái cơ cấu doanh nghiệp "bết bát"
Để về đích cổ phần hóa đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Vicem đang rốt ráo triển khai một loạt nhiệm vụ lớn, trong đó có việc xử lý các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ và thoái vốn đầu tư ngoài ngành...
Theo báo cáo của Vicem, công tác cổ phần hóa Vicem đang ở giai đoạn xây dựng phương án cổ phần hóa, trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành công tác kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp. Bộ Xây dựng, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Vicem đang xem xét, công bố giá trị doanh nghiệp.
"Với tiến độ hiện tại, Vicem quyết tâm hoàn thành công tác cổ phần hóa trước ngày 31/12/2020", lãnh đạo Vicem cho biết.
Liên quan việc xử lý các doanh nghiệp yếu kém, danh sách các đơn vị thua lỗ của Vicem đến thời điểm hiện tại còn khá dài, trong đó, một số doanh nghiệp thua lỗ chuyển về Vicem, như Xi măng Sông Thao và Xi măng Hạ Long.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Văn Nhận, Thành viên HĐTV Vicem cho biết, Xi măng Hạ Long về Vicem năm 2016 và Xi măng Sông Thao về năm 2017. Đây là 2 doanh nghiệp thua lỗ nặng của ngành. Sau khi về Vicem, các doanh nghiệp này đã được tái cơ cấu toàn diện, lỗ lũy kế giảm dần.
Dù vậy, mức lỗ lũy kế của 2 doanh nghiệp trên vào thời điểm 30/6/2019 vẫn còn rất lớn. Đơn cử, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long còn lỗ lũy kế 3.529 tỷ đồng, giảm 109 tỷ đồng so với thời điểm tiếp nhận về Vicem. Xi măng Sông Thao lỗ lũy kế 399 tỷ đồng, giảm 31,3 triệu đồng so với thời điểm mới tiếp nhận và bị Bộ Tài chính đưa vào diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Ngoài Xi măng Hạ Long và Sông Thao, Vicem vẫn còn một số doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn không hiệu quả nhiều năm nay, như Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp.
Đến ngày 30/6/2019, lỗ lũy kế của Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp là 1.090 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với mức lỗ lũy kế 1.158 tỷ đồng tại thời điểm năm 2015. Trong khi đó, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng khả quan hơn, với lỗ lũy kế hiện còn 181 tỷ đồng, so với con số 383 tỷ đồng của năm 2015.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Vicem, Bộ xây dựng tăng cường công tác giám sát đối với Vicem Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và Sông Thao, đồng thời chỉ đạo, điều hành để các công ty này dần khắc phục khó khăn và trả được nợ vay.
Một công ty con khác là Vicem Hải Vân cũng hoạt động không hiệu quả lắm. Về với Vicem từ năm 2002, đã 16 năm trôi qua, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp này chỉ quanh quẩn ở mức 20 - 30 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo Vicem nhìn nhận, Hải Vân đã bỏ quên thị trường rất rộng lớn và có tiềm năng tăng trưởng tốt là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Còn nặng nợ
Vicem hiện có 10 doanh nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất, kinh doanh xi măng. Trong đó, có 4 doanh nghiệp lỗ lũy kế từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh ngành xi măng dư cung, cạnh tranh nội địa và xuất khẩu gay gắt, hành trình tái cơ cấu, thì việc giảm lỗ cho các doanh nghiệp yếu kém không hề đơn giản.
Ông Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Vicem thừa nhận, điểm chung của các doanh nghiệp trên là quy mô công suất nhỏ, hạn chế về thị trường, năng lực quản trị và năng lực tài chính yếu. Đơn cử, Vicem Tam Điệp chỉ có công suất 1,5 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, nhiều công ty sản xuất xi măng của Vicem như Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hoàng Mai, Xi măng Bỉm Sơn... có tăng trưởng, nhưng với hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn đều thấp hơn 1, nên tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối về tài chính.
Trước thực tế khó khăn như vậy, lãnh đạo Vicem cho biết, Tổng công ty đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm vực dậy các doanh nghiệp yếu kém. "Chúng tôi triển khai tái cơ cấu thị trường, thực hiện sáp nhập thương hiệu (Vicem Sông Thao vào Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp vào Bỉm Sơn), đồng thời chỉ đạo các đơn vị tái cơ cấu sản xuất, giải quyết các nút thắt công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm lỗ lũy kế", ông Nhận cho biết.
Vicem thuộc danh mục các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ của Vicem.
Vicem dự kiến chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động tới 36% tổng vốn điều lệ (Nhà nước sẽ nắm giữ 64% vốn điều lệ của Vicem) hoặc một tỷ lệ thích hợp sau khi phương án cổ phần hóa Vicem được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguồn: VICEM
Thế Hải
Theo baodautu.vn
Quý 3 tiếp tục lỗ, Đạm Hà Bắc lỗ lũy kế hơn 3.000 tỷ, kéo vốn chủ sở hữu âm nặng Lỗ liên tiếp 17 quý liên tiếp, tính đến 30/9, Đạm Hà Bắc có lỗ lũy kế lên đến 3.077 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 310 tỷ đồng. CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 547 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng...