VCPMC tuyên bố khai thác tác quyền âm nhạc trên Youtube và Facebook
Phía Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VPCMC) đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết hợp đồng với hai ‘ông lớn’ của mạng xã hội là Youtube và Facebook.
Vì thế, bắt đầu từ năm 2019 việc khai thác và phân phối quyền tác giả sẽ được triển khai trên cả hai kênh này.
Không phải đến bây giờ câu chuyện thu tác quyền âm nhạc trên mạng xã hội mới được nhắc đến mà được biết vấn đề này đã được VCPMC đặt ra và tìm cách đàm phán với một số kênh mạng lớn từ cách đây vài năm. Tuy nhiên mới đây, VCPMC mới chính thức thông báo đã hoàn tất việc đàm phán với Facebook vào cuối năm 2018 và bắt đầu rục rịch triển khai thực hiện thu tác quyền âm nhạc trên kênh này. Còn đối với Youtube, quá trình đàm phán, thu và chi trả tác quyền đã từng bước được đơn vị này thực hiện từ năm 2016 đến nay. Như vậy, kể từ năm 2019, khi sử dụng trên Facebook các tác phẩm âm nhạc được VCPMC bảo hộ, người dùng sẽ chính thức phải trả tiền tác quyền.
Liên quan đến vấn đề này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Tổng Giám đốc VCPMC cho biết, trong quá trình thu tác quyền trên Youtube, đơn vị này vẫn gặp phải một vài khó khăn. Cụ thể nhiều tác giả không thông qua VPCMC mà ủy quyền riêng lẻ cho một vài tổ chức hoặc cá nhân khai thác và kinh doanh trên Youtube. Điều này dẫn đến tình trạng chồng lấn và dẫm chân lên nhau, hệ quả là Youtube đã phải ngừng hoạt động kinh doanh của một số kênh giải trí trên Youtube. Quá trình đàm phán giữa VCPCM và Youtube xung quanh việc cấp phép sử dụng các tác phẩm âm nhạc trên kênh này vì thế cũng bị ảnh hưởng, làm giảm sút thu nhập tiền tác quyền được sử dụng trên Youtube của chính tác giả.
Các MV, video clip phát hành trên Youtube, Facebook đều phải thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền tác quyền cho tác giả
Trước đó, VCPCM từng công bố con số hơn 100 tỷ đồng tiền tác quyền mà đơn vị này thu được trong năm 2018, tăng 25% so với năm 2017. Trong đó, tiền tác quyền thu được nhiều nhất là từ các website, ứng dụng (37 tỷ đồng), tiếp đó là tác quyền từ dịch vụ kinh doanh karaoke, phòng thu âm (khoảng 10 tỷ đồng), dịch vụ phát thanh, truyền hình (hơn 8 tỷ đồng), khu vực nhà hàng, quán bar (hơn 6 tỷ đồng)…
Video đang HOT
Tuy nhiên riêng với 2 “ông lớn” của mạng xã hội là Youtube và Facebook, dù chưa đưa ra con số cụ thể song được biết số tiền tác quyền thu được từ 2 kênh này còn ở mức khá khiêm tốn. Việc VCPMC đạt được thỏa thuận và ký kết hợp đồng khai thác tác quyền với 2 kênh trên được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho các tác giả được VCPMC bảo hộ.
Việc thu tiền tác quyền từ Youtube và Facebook sẽ được ráo riết thực hiện từ năm 2019
Đại diện VCPMC chia sẻ, để kiểm soát được việc sử dụng tác phẩm được VCPCM bảo hộ trên 2 kênh mạng xã hội Youtube và Facebook, đơn vị này đã bổ sung đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin và máy móc hiện đại. Không chỉ vậy, VCPMC cũng đang xúc tiến việc ký kết tác quyền với nhiều website âm nhạc khác trên thế giới với mục tiêu thu được một cách đúng và đủ hơn tiền tác quyền.
Trước đó, theo chia sẻ từ VCPMC thì chỉ tính riêng năm 2018, Youtube đã gửi về cho đơn vị này hơn 21 triệu đường link để xác định các tác giả, tác phẩm thuộc quyền bảo hộ của mình. Trên cơ sở này, Youtueb sẽ tiến hành loại bỏ các link không thanh toán tác quyền và thu tiền từ những đơn vị sử dụng tác phẩm mà VCPMC bảo hộ. Tuy nhiên, để có thể rà soát được hết trên 21 triệu đường link này là việc không hề đơn giản và VCPMC đã phải tuyển thêm đội ngũ kỹ thuật làm việc miệt mài cả ngày lẫn đêm.
Trên thực tế, lâu nay cùng với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, thì địa hạt này cũng trở thành một trong những nơi tồn tại các vi phạm về tác quyền nhiều nhất. Cụ thể như không ít MV ca nhạc, video clip được vô tư đăng tải trên mạng xã hội mà chưa xin phép tác giả. VCPMC cũng từng đứng ra giải quyết một số vụ việc liên quan đến những tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của mình, ví dụ như trường hợp nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị gỡ bỏ một quảng cáo vi phạm bản quyền sáng tác của ông – ca khúc “Xúc xắc xúc xẻ”. Mặc dù vậy, để có thể bao quát, kiểm soát và khai thác tác quyền trên mạng xã hội vẫn là một bài toán không đơn giản, mà chắc chắn VCPMC sẽ phải có sự tính toán thận trọng và kỹ lưỡng.
Theo ANTĐ
Từ 2019, chính thức thu tiền tác quyền âm nhạc từ Youtube và Facebook
Theo ông Đinh Trung Cẩn - Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), trong năm 2018 Trung tâm đã ký hợp đồng với đại diện của Youtube và Facebook về việc chi trả tiền tác quyền âm nhạc cho các tác giả Việt Nam.
Tiền tác quyền của các nhạc sỹ sẽ tăng lên nhờ các đơn vị này.
Ông Định Trung Cẩn- Giám đốc Trung tâm VCPMC
Theo ông Cẩn, hiện tại sự phát triển của công nghệ số kéo theo nhiều xu hướng mới ra đời và đi sâu vào với đời sống của từng người dân, từng gia đình. Cụ thể như vấn đề karaoke, bây giờ đi tới đâu cũng thấy người dân hát kaoraoke tại nhà, tại vỉa hè chỉ bằng chiếc loa di động và màn hình smartphone. Ông Cản nói: "Đây là xu thế mới, những điểm kinh doanh karaoke đã giảm dần khách hàng và mức thu tiền tác quyền tại đó dĩ nhiên sẽ giảm. Làm cách nào để có thể đảm bảo quyền lợi của các nhạc sỹ là vấn đề rất quan trọng".
Trang Youtobe hiện đang là trang âm nhac được sử dụng nhiều tại Việt Nam
Năm 2018, VCPMC đã đàm phán và ký kết thành công với Youtobe và Facebook. Từ năm 2019, tất cả các ca khúc được khách hàng sử dụng kể cả trong và ngoài nước, phía chủ quản sẽ có trách nhiệm chi trả tiền tác quyền cho trung tâm. Ông Cẩn cho biết: "Hiện chúng tôi đang bổ sung các kỹ sư công nghệ thông tin cũng như đầu tư máy móc để đảm bảo kiểm soát được toàn bộ nguồn sử dụng của các đơn vị đó, thông qua đó những tác phẩm nào thuộc VCPMC sẽ được báo cho các đơn vị để họ chuyển tiền chi trả. Không chỉ các trang đó mà nhiều website âm nhạc khác trên thế giới chúng tôi cũng đang xúc tiến ký kết để đảm bảo quyền lợi của các nhạc sỹ. Theo tôi, công nghệ số đang ngày càng phát triển thì chúng ta sẽ kiểm soát được tốt hơn và tiền tác quyền sẽ được thu đúng, thu đầy đủ hơn"- ông Cẩn cho biết.
Hát karaoke trực tiếp trên website đang là xu thế tại Việt Nam
Một vấn đề khác là với những ca nhân hay tập thể cố tình vi phạm khi tự ý đưa âm nhạc của các nhạc sỹ lên các trang trên mà không chi trả tiền tác quyền thì VCPMV cũng sẽ có động thái thông báo cho các đơn vị trên để cảnh báo, thậm chí phạt và yêu cầu rút các trang vi phạm.
Năm 2018, VCPMC đã yêu cầu các đơn vị vi phạm rút gần 2.000 đường link vi phạm quyền tác giả âm nhạc. Việc rút các đường link đó thực sự sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các trang vi phạm vì họ đã lỡ ký hợp đồng quảng cáo, sẽ phải đền bù thiệt hai khá lớn nên trong nhiều trường hợp, họ bắt buộc phải chi trả tiền tác quyền. "Tôi khẳng định với hướng đi cập nhật theo xu hướng công nghệ 4.0 thì trong thời gian tới, tiền sẽ chảy về túi các nhạc sỹ ào ào"- Ông Cẩn ví von.
Theo Tiền Phong
Nhiều đài truyền hình, chương trình biểu diễn 'né' trả tác quyền Ngày 25.1, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) công bố kết quả hoạt động năm 2018. Theo đó, trung tâm đã thu được 111 tỉ đồng tiền tác quyền và chi trả cho các chủ sở hữu quyền tác giả 57 tỉ đồng. Trong số các hạng mục thu được, website và ứng dụng nhạc mang lại khoản...