VCCI góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí
Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí; đồng thời, trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) cho rằng, dự thảo quy định: “Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân theo quy định của luật này để tiến hành hoạt động dầu khí”, mục đích là nhằm phân biệt hợp đồng dầu khí với các loại hợp đồng khác trong Bộ Luật Dân sự.
Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ (PVN). Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Tuy nhiên, về nguyên tắc tất cả các hợp đồng dân sự, kinh tế sẽ tuân thủ theo quy định chung của Bộ Luật dân sự, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thêm nữa, dự thảo cũng quy định nguyên tắc áp dụng Luật Dầu khí với các luật khác có liên quan và điều ước quốc tế. Như vậy, bên cạnh Luật Dầu khí, hợp đồng dầu khí còn phải tuân thủ các luật khác có liên quan.
Do đó, để bảo đảm tính thống nhất của văn bản, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa quy định lại nội dung nói trên theo hướng bổ sung. Cụ thể là, về các quy định mang tính định tính, dự thảo định nghĩa về lô, mỏ đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí là: “lô, mỏ dầu khí do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, quy mô không thuận lợi (nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp), hiệu quả kinh tế rất hạn chế. Hoặc, các mỏ dầu khí phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường để gia tăng hệ số thu hồi dầu, cần áp dụng các điều kiện đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại luật này”.
Theo VCCI, định nghĩa về ưu đãi đầu tư như trên có một số điểm chưa thực sự hợp lý. Theo đó, nội dung: “là lô, mỏ dầu khí do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, quy mô không thuận lợi (nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp)” là những ví dụ về điều kiện tự nhiên rất chung, không có giá trị phân biệt trường hợp nào cần ưu đãi đầu tư. Tiêu chí “không thuận lợi” cũng khó đánh giá khi việc khai thác dầu khí vốn đã là hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yếu tố.
Thêm nữa, quy định phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá của từng dự án và sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở từng thời điểm. Điều này cũng có thể gây ra khó khăn trong việc bảo đảm tính khả thi. Quy định, “cần áp dụng các điều kiện đặc biệt ưu đãi đầu tư…” rất dễ hiểu đây cũng là một tiêu chí. Tuy nhiên, xét tính logic thì việc quy định như vậy là không hợp lý.
Hay như thời hạn hợp đồng dầu khí, dự thảo quy định: “Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép tiếp tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí và thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí vượt các thời hạn quy định tại điều này.”
Theo VCCI, các thuật ngữ “phức tạp, khó khăn rất đặc thù” đều không được quy định tiêu chí hoặc dẫn chiếu tới quy định cụ thể nào khác sẽ có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, làm giảm tính thống nhất trong thực thi, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể hơn, giảm tối đa các quy định có tính chất định tính tương tự khác trong dự thảo để làm cơ sở cho việc hiểu và áp dụng quy định một cách chính xác, thống nhất, minh bạch.
Liên quan tới sự cố dầu khí, Luật Dầu khí hiện hành và dự thảo luật không có điều khoản riêng quy định về sự cố dầu khí mà chỉ nêu một số quy định yêu cầu về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố nói chung hoặc sự cố môi trường. Hiện tại, các quy định về xử lý sự cố tràn dầu được quy định tại Quyết định số 12/2021/QD-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu và quy định về xử lý sự cố cháy nổ giàn khoan, đường dẫn ống dầu, khí được thực hiện theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ về quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua tham khảo pháp luật về khai thác, vận hành dầu khí của một số quốc gia trên thế giới cho thấy trong văn bản quản lý hoạt động dầu khí của các quốc gia này đều có ít nhất một quy định riêng về sự cố dầu khí. Đó có thể là định nghĩa như Luật về kho chứa xăng dầu và khí nhà kính ngoài trời của Australia hoặc dẫn chiếu tới văn bản quy định riêng về sự cố dầu khí theo Luật Dầu khí của Canada, hoặc quy định cụ thể ngay tại Luật khí của Singapore, Luật khí của New Zealand…
VCCI cho rằng, việc quy định như vậy là thực sự cần thiết và nên áp dụng vào chính sách dầu khí ở Việt Nam. Sự cố dầu khí, khi xảy ra, thường là rất nghiêm trọng, để xử lý cần có sự tham gia của nhiều bên, những kỹ thuật và chuyên môn đặc thù. Kế hoạch ứng phó sự cố dầu khí là một nội dung quan trọng trong hoạt động dầu khí. Thực tế các vụ việc cháy nổ giàn khoan, kho chứa, sự cố tràn dầu trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của chế định về phòng ngừa, xử lý sự cố tràn dầu trong hệ thống chính sách về dầu khí. Phòng chống rủi ro luôn là một công tác đặc biệt quan trọng trong hoạt động dầu khí của các doanh nghiệp và cả cấp quốc gia.
Từ những ý kiến trên đây, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung một điều về phòng chống, xử lý sự cố dầu khí vào dự thảo, bên cạnh các quy định rải rác khác để bảo đảm chế định này có vị trí tương xứng, làm cơ sở cho việc quy định cụ thể ở các cấp văn bản thấp hơn.
Cải cách nhiều vẫn chưa hết bức xúc, nhiều doanh nghiệp muốn khởi kiện
Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực, năm sau thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng.
Vẫn còn nhiều những khó khăn, bức xúc mà doanh nghiệp phải gánh chịu.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo về "Mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu", kết quả khảo sát trong năm 2020. Báo cáo dựa trên kết quả phản hồi của 3.657 doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất - xuất khẩu, gia công, chế xuất, dịch vụ logistics và đại lý hải quan,...
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, Trưởng nhóm điều tra, nghiên cứu, đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid bùng phát, đứt gãy thương mại toàn cầu nghiêm trọng, báo cáo ghi nhận những đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp đối với ngành hải quan và các bộ, ngành liên quan trong nỗ lực cải cách thủ tục xuất nhập khẩu.
Đó là những chuyển biến tích cực về thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, về chất lượng phục vụ của cán bộ hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Mức độ phổ biến của việc chi trả chi phí ngoài quy định, trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu cũng đã giảm bớt.
Vẫn còn nhiều kêu ca
Mặc dù vậy, báo cáo cũng cho thấy, còn rất nhiều việc cơ quan hải quan và các bộ, ngành cần cải cách và thay đổi, để tạo thuận lợi về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đã có những cải cách tích cực nhưng DN chưa thể hài lòng (ảnh minh họa).
Cụ thể, vẫn có tới 38% số doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm hiểu thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và những doanh nghiệp lớn, có tỷ lệ gặp khó khăn cao hơn các doanh nghiệp khác. Các thủ tục kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế và không thu thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa, tuy có chuyển đổi tích cực nhưng vẫn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Ở các khâu: thủ tục kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa; hoàn thuế và nộp thuế, các doanh nghiệp nhận xét quy định hay thay đổi, có sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan với các cơ quan khác, bị yêu cầu cung cấp giấy tờ ngoài quy định, cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ tận tình, không công khai thông tin và quy trình xử lý,...
Đặc biệt, việc áp mã HS (mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu) và xác định giá trị hải quan bị các doanh nghiệp kêu ca, phàn nàn nhiều nhất. Nếu năm 2018, có 66,3% số doanh nghiệp gặp trở ngại khi xác nhận mã HS thì năm 2020, con số này tăng lên 76%. Ví như tình trạng không thống nhất trong áp dụng mã HS giữa hải quan và doanh nghiệp; việc tham vấn trước về mã HS với cơ quan hải quan không dễ dàng; kết quả giám định mã HS của cơ quan hải quan mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, 33,9% số doanh nghiệp phàn nàn về việc xác định giá trị hải quan còn thiếu cơ sở, không thuyết phục.
Thủ tục kiểm tra sau thông quan vẫn kéo dài và chồng chéo, doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ ngoài quy định. Chi cục kiểm tra sau thông quan kiểm tra cả những lô hàng đã được kiểm tra bởi Chi cục Hải quan cửa khẩu. Doanh nghiệp không được giải trình, giải thích những vấn đề chưa rõ trước khi có kết luận cuối cùng.
Gánh nặng kiểm tra chuyên ngành vẫn còn lớn với các doanh nghiệp. Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành quá nhiều. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm cùng những kiểm tra khác, chỉ có 50% số doanh nghiệp cho là dễ dàng. Bộ Y tế, Bộ GTVT vẫn bị phàn nàn nhiều nhất về vấn đề kiểm tra chuyên ngành.
49,2% DN được khảo sát kêu ca thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định
Có tới 55,3% số doanh nghiệp nhận xét quy trình thực hiện kiểm tra chuyên ngành phức tạp; 54,6% số doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục; 49,2% kêu ca thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định; 46,2% cho biết thông tin hướng dẫn về thủ tục khó tiếp cận; 37,5% cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành thiếu đồng bộ; 34,7% bị yêu cầu về thành phần hồ sơ khó đáp ứng; 31,9% phải trả chi phí ngoài để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ; 30,6% cho biết cán bộ không hướng dẫn đầy đủ tận tình; 25% nêu rõ thái độ của công chức không đúng mực trong các lần làm việc với doanh nghiệp; 22% yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin giấy tờ ngoài quy định.
Vừa online vừa bằng giấy rất phiền phức
Bình luận về báo cáo của VCCI, ông Trần Đức Nghĩa, Công ty Delta,nói rằng, tình trạng áp dụng mã HS không thống nhất đang là hiện tượng khá phổ biến. Có khi, phía Hải quan lại áp cho những mã HS khác nhau cho cùng một mặt hàng, gây khó khăn phức tạp. Việc tham vấn mã HS với cơ quan hải quan không dễ dàng, bởi hợp tác thiếu tích cực, trong khi giám định thì mất rất nhiều thời gian.
Với xác định giá trị hải quan, nhiều doanh nghiệp cũng không tâm phục, bởi có những hàng hóa, cán bộ hải quan lên mạng, tìm kiếm giá ở các sàn thương mại điện tử để áp cho doanh nghiệp, trong khi nguồn gốc và giá cả mua bán thực tế lại khác. Từ đó, dẫn đến việc ép trị giá tính thuế oan uổng. Nhiều doanh nghiệp khá bức xúc và có ý định kiện cơ quan hải quan về vấn đề này.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang lấy đi của xã hội hàng triệu giờ làm, chỉ để phát hiện ra được vài chục vi phạm mỗi năm, rất lãng phí và thiếu hiệu quả, vì vậy cần xem xét lại - ông Nghĩa kiến nghị.
Ông Trần Quang Trung, Hiệp hội Sữa Việt Nam, phản ánh, có hàng hóa hôm nay quy về mã HS này, hôm sau lại quy về mã HS khác, rất bất cập. Tỷ lệ doanh nghiệp phàn này ngày càng tăng, là dấu hiệu bất thường, cần nghiêm túc xem xét và cải cách.
Thủ tục vừa online vừa bằng giấy gây ra nhiều phiền phức. Nhiều doanh nghiệp xin cấp phép online không được. Hải quan yêu cầu nộp qua bưu điện, không cho gặp trực tiếp vì dịch Covid-19. Nhưng bưu điện cũng đang quá tải, trong khi hàng hóa cần xuất nhập khẩu. Do đó, cần đẩy mạnh làm thủ tục online để giảm thời gian, chi phí và sự phiền hà không đáng có cho doanh nghiệp, ông Trung nói.
Đối thoại cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng Sáng 26/11 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị: "Đối thoại doanh nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan - Giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế". Nội dung của...