VCCI đề xuất bỏ nhiều quy định trong dự thảo về phát triển và quản lý chợ
Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định là “ chợ mang tính truyền thống”.
Tuy nhiên, dự thảo lại không có quy định nào giải thích cho khái niệm này nên rất khó để xác định phạm vi áp dụng. Do vậy, đây là nội dung cần bổ sung.
Người dân mua thực phẩm tại chợ Hợp Nhất (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bên cạnh đó, việc phân biệt các loại chợ cũng chưa rõ ràng; tiêu chí để xác định các loại chợ lại không thống nhất và rất khó phân biệt các loại chợ với nhau. Đơn cử như thế nào là chợ dân sinh, chợ đầu mối hay chợ tạm, chợ tự phát, chợ nông thôn, chợ đêm, chợ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc… Vì thế, việc giải thích từ ngữ rất quan trọng nhằm xác định chính xác các loại chợ và chính sách tương ứng đối với mỗi loại chợ này. Từ đây, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát và điều chỉnh lại các quy định về giải thích từ ngữ để có sự phân biệt rõ ràng hơn các loại chợ.
Nội dung dự thảo cũng còn có một số quy định chưa rõ, không quy định về trình tự, thủ tục để có được sự cho phép của chính quyền địa phương khi xây dựng kiên cố, bán kiên cố hoặc khu vực được kinh doanh tạm thời… Điều này có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Do đó, cơ quan soạn thảo cũng quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục này.
Một số quy định có tính chất tạo gánh nặng chi phí tuân thủ cho đối tượng áp dụng như việc phê duyệt nội quy chợ có nhất thiết cần cơ quan Nhà nước phải xét duyệt Nội quy chợ, nếu việc quản lý có thể được thực hiện bằng hình thức hậu kiểm. Dự thảo không quy định về trình tự, thủ tục để doanh nghiệp được phê duyệt Nội quy chợ. Điều này sẽ gây khó khăn trên thực tế áp dụng. Để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phê duyệt Nội quy chợ như nội dung trong dự thảo.
Việc phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo như dự thảo cũng nên xem xét. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ phải lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, các ngành nghề kinh doanh đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ và do các cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý.
Việc bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác tã kinh doanh khai thác chợ. Vì vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện phê duyệt phương án kinh doanh là chưa phù hợp, tạo gánh nặng chi phí tuân thủ. Thậm chí, dường như can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính hợp lý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này.
Dự thảo quy định thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ của thương nhân không vượt quá thời hạn do UBND tỉnh quy định. Như vậy là chưa hợp lý trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ. Các giao dịch về thuê địa điểm kinh doanh giữa doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ với thương nhân kinh doanh tại chợ trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên. Yêu cầu thời hạn sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh không vượt quá thời hạn do UBND tỉnh quy định là can thiệp vào quyền tự do thỏa thuận của hai bên.
Video đang HOT
Về quản lý, Nhà nước đã có pháp luật về đất đai quản lý về đất xây dựng chợ; pháp luật về quy hoạch, xây dựng quản lý về vấn đề đầu tư, xây dựng chợ; pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, quản lý về vấn đề kinh doanh trong chợ… Vì vậy, không cần thiết phải can thiệp vào những giao dịch của chủ thể quản lý với các thương nhân kinh doanh trong chợ.
Hay như quy định về hoạt động kinh doanh tại chợ, dự thảo quy định thương nhân kinh doanh tại chợ khi sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh còn trong thời hạn hợp đồng phải được sự chấp thuận của đơn vị quản lý, kinh doanh chợ. Đây là một dạng giao dịch tài sản cần được tạo điều kiện để thu hút thương nhân kinh doanh tại chợ.
Việc yêu cầu phải có chấp thuận của đơn vị quản lý, kinh doanh tại chợ sẽ khiến cho giao dịch gặp khó khăn, phức tạp hơn. Mặt khác, cũng không rõ đơn vị quản lý, kinh doanh tại chợ sẽ dựa vào căn cứ nào để chấp thuận hoặc từ chối. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của thương nhân kinh doanh tại chợ khi lợi ích của mình lại phụ thuộc vào chủ thể khác.
Từ thực tế đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ cả 2 quy định nói trên.
VCCI cũng đóng góp ý kiến liên quan tới việc bỏ cụm từ “được cơ quan có thẩm quyền giao” hay “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” trong một số quy định theo nội dung của bản dự thảo để tránh sự không rõ ràng, có thể tạo ra rủi ro cho nhà đầu tư chợ…
Hải Phòng: Cá trăm đen, rau xanh cứ đem ra chợ là bán hết veo
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống lẫn rau xanh sau Tết nguyên đán tại Hải Phòng, giá bán có tăng nhẹ nhưng cơ bản ổn định.
Năm nay, nhiều người dân không đi mua tích trữ hàng như trước. Sức mua vẫn đều đều và trở lại như ngày thường sớm hơn.
Theo ghi nhận của PV tại một số chợ truyền thống của Hải Phòng giá các loại mặt hàng thực phẩm sức mua giảm so với trước tết, giá có tăng nhưng không đáng kể.
Cụ thể, giá thịt lợn tăng từ 100.000/ kg đồng lên 120.000 đồng/ kg, thịt bò từ 280.000 đồng/ kg tăng lên 300.000 đồng.
Cá trắm đen từ 100.000 đồng/ kg lên 130.000 đồng/kg, loại cắt khúc 150 nghìn đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/kg tăng lên 90.000 đồng/kg, tôm thẻ 220.000 đồng/ kg tăng lên 250.000 đồng/ kg, tôm sú loại to 400 - 450 nghìn đồng/kg...
Cùng với thực phẩm tươi sống giá rau xanh là mặt hàng đắt khách ngày đầu năm mới. Nguồn rau xanh khá phong phú, dồi dào nên giá cả sau tết cũng chỉ tăng nhẹ so với trước tết.
Cụ thể, giá rau muống trong tết có giá 8000 đồng/bó, sau tết tăng lên 10 - 12.000 đồng/bó, cà rốt từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, su su từ 12.000 lên 15.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng tăng lên 20.000 đồng/kg, cải ngọt, cải ngồng.
Cải chíp từ 8.000 đồng/kg tăng lên 12.000 đồng/kg, bí xanh từ 12.000 đồng/kg tăng lên 20.000 đồng/kg, dưa chuột từ 13.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg... riêng cà chua vẫn giữ nguyên với giá 15.000 đồng/kg.
Sau Tết các mặt hàng rau có tăng giá nhưng không đáng kể. Ảnh : Thu Thủy
Chị Vũ Thị Hồng trú tại ( thôn Kiến Phong, xã Đồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng) chia sẻ, mọi năm nhà chị thường tích trữ thịt cá, rau xanh trước tết để tiếp khách đủ trong một tuần mới phải đi chợ nhưng năm nay do dịch Covid-19, gia đình, họ hàng không tụ họp nên sang mồng 2 tết chị đã ra chợ mua thực phẩm cho gia đình.
"Tất cả, các mặt hàng rau, thịt, cá đều đầy ắp trên kệ từ mồng 2 tết. Giá cả có đắt hơn ngày thường nhưng so với ngày Tết nhiều năm trước thì vẫn rẻ hơn" - chị Hồng chia sẻ thêm.
Rau xanh vẫn là mặt hàng ăn khách nhất sau những ngày nghỉ tết. Ảnh Thu Thủy
Cũng giống như gia đình chị Hồng gia đình nhà chị Trần Thị Hạnh trú tại phường Sở Dầu (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) cho biết, Tết năm nay do dịch bệnh diễn biến phức tạp mọi người ngại đến nhà nhau ăn uống đầu xuân nên tôi không mua bán gì nhiều.
Trước tết, chị Hạnh mua chút thực phẩm mỗi loại một chút xíu để vào tủ lạnh. Mồng 3 chị Hạnh bắt đầu đi chợ mua thực phẩm sắp bữa cho gia đình như ngày thường. Mọi thứ tươi ngon, giá cả hợp lý không đắt đỏ như Tết mọi năm.
Chợ đầu mối An Đồng, An Dương, Hải Phòng đã trở lại hoạt động mua bán thực phẩm từ mồng 2 tết. Ảnh: Thu Thủy
Theo các tiểu thương, thường thường giá thực phẩm ra Tết vẫn tăng cao, có năm tăng gấp đôi, nhất là rau xanh còn tăng gấp 3. Tuy nhiên, Tết năm nay thời tiết trở mưa rét từ 29 tết, kèm theo dịch Covid -19, sức mua trong dân có giảm, nguồn cung thực phẩm phong phú nên giá cả các mặt hàng không tăng nhiều.
Chị Phan Thị Bình, một tiểu thương tại chợ Hà Đậu, xã Hồng Phong ( huyện An Dương, Hải Phòng) cho biết, các chợ nông thôn đã trở lại mua bán sôi động từ mồng 2 tết. Nhà chị mở hàng trở lại nhiều loại rau đã bán hết sạch ngay từ sáng.
"Sau tết, lượng rau trong các chợ cũng ít hơn ngày thường. Mấy ngày đầu năm tôi bán hàng khá dễ chịu" - chị Bình nói.
Hà Nội: Rau xanh được mùa, nông dân có lãi Do thời tiết thuận lợi nên rau xanh năm nay được mùa và người nông dân các vùng trồng rau của Hà Nội cũng có lãi. Hiện nay, giá các loại rau củ quả tại các chợ truyền thống tương đối ổn định hoặc chỉ biến động nhẹ, bắp cải 12.000 đồng/kg, rau cải ngồng 17.000 đồng/kg, súp lơ xanh 10.000 đồng/cái, su...