VCCI đề nghị mở rộng diện áp dụng cơ chế thử nghiệp Fintech
VCCI đề nghị thử nghiệm các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với các dự án Fintech chứ không phải là để thử nghiệm các dự án Fintech.
4 câu hỏi với Ban soạn thảo
Dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Dự thảo) của Ngân hàng Nhà nước được giới kinh doanh đặc biệt quan tâm.
Vì tài chính – ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều quy định quản lý ràng buộc nhất hiện nay, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin rất cao. Việc ứng dụng công nghệ mới chắc chắn sẽ nảy sinh những điểm không phù hợp với các quy định quản lý hiện tại và cần có biện pháp tháo gỡ.
Do đó, rất cần một cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính.
Tuy nhiên, Dự thảo chưa thỏa mãn mong muốn của doanh nghiệp về cơ sở pháp lý để thúc đẩy hoạt động này.
Thứ nhất, VCCI cho rằng, cần xác định rõ các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, được làm những gì pháp luật không cấm. Do đó, các doanh nghiệp có quyền thực hiện các dự án Fintech mà không vi phạm pháp luật thì không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định này và không cần phải xin phép.
Vì vậy, theo VCCI, Nghị định này chỉ được áp dụng khi các dự án Fintech không thể thực hiện được do vướng các quy định quản lý của Nhà nước. Nói cách khác, Nghị định này đặt ra không phải để thử nghiệm các dự án Fintech, mà là để thử nghiệm các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với các dự án Fintech.
Đây là lý do VCCI đề nghị làm rõ 4 câu hỏi khi xây dựng Dự thảo.
Video đang HOT
Một là, xác định rõ các mục tiêu chính sách mà Nhà nước cần đặt ra.
Hai là, chỉ rõ được các biện pháp quản lý của Nhà nước hiện nay đang bất cập như thế nào đối với Fintech.
Ba là, liệu có thể thay thế bằng các biện pháp khác vẫn giúp đạt được mục tiêu chính sách đã đề ra?
Bốn là, liệu có thể cho doanh nghiệp đề xuất các biện pháp quản lý khác mà vẫn đạt mục tiêu chính sách?
Ví dụ, đối với hoạt động xác thực lần đầu, hiện đang bị hạn chế bởi Điều 8.2.a của Nghị định 116/2013/NĐ-CP yêu cầu phải gặp mặt trực tiếp. Do đó, hoạt động Fintech xác thực lần đầu bằng eKyC sẽ là trái quy định.
Mục tiêu của quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP là để chống rửa tiền. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng eKyC, thì cần trình bày các giải pháp thay thế để có thể vẫn đạt được mục đích chống rửa tiền mà không cần phải đáp ứng quy định tại Điều 8.2.a nêu trên.
Cơ quan nhà nước thẩm định các giải pháp thay thế của doanh nghiệp xem có đáp ứng được mục tiêu quản lý không. Nếu đạt thì cho phép doanh nghiệp áp dụng giải pháp đó thay vì phải đáp ứng quy định pháp luật.
Do vậy, VCCI cho rằng, vấn đề cần được thử nghiệm là các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động fintech. Theo đó, cơ chế thử nghiệm sẽ là nơi cho phép doanh nghiệp được làm những gì pháp luật chưa cho phép làm và/hoặc nơi thử nghiệm của các quy định pháp luật tiềm năng lên hoạt động của doanh nghiệp.
Đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng
Về đối tượng tham gia thử nghiệm, Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ áp dụng đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các hoạt động fintech liên quan đến ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, khái niệm Fintech được định nghĩa bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Như vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ nhiều hoạt động vẫn thuộc diện Fintech, nhưng lại không được tiến hành thử nghiệm.
VCCI đã nhắc tới các ví dụ như các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm hoặc kết hợp giữa các lĩnh vực này với lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng và cho rằng, cách tiếp cận của Dự thảo chưa phù hợp.
Nếu soi vào yêu cầu về “cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo” tại Nghị quyết 52-NQ/TW của BCHTW Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì đối tượng tham gia thử nghiệm cần phải làm rõ hơn.
Thêm vào đó, nếu cơ chế thử nghiệm chỉ được xem xét trong ngành ngân hàng, doanh nghiệp vẫn có thể gặp rủi ro khi hoạt động nếu xuất hiện tình trạng chồng chéo về thẩm quyền quản lý, lĩnh vực quản lý giữa Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác.
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu mở rộng việc áp dụng cơ chế thử nghiệm fintech này cho tất cả các doanh nghiệp fintech trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
“Đây là Nghị định của Chính phủ, do đó không bị giới hạn trong mỗi lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng”, Công văn của VCCI gửi Ngân hàng Nhà nước ghi rõ.
Đặc biệt, VCCI cũng đề nghị không liệt kê cụ thể những lĩnh vực được/cần tham gia cơ chế thử nghiệm fintech. Lý do là, quy định như vậy sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
“Đề nghị cơ quan soạn thảo quy định các lĩnh vực fintech tham gia theo hướng mở, theo đó chỉ cần doanh nghiệp chứng minh được các tiêu chí phân loại thì doanh nghiệp có thể được xem xét xin cấp phép. Để tạo thuận tiện cho việc áp dụng, cơ quan soạn thảo có thể đưa một phụ lục về danh sách những lĩnh vực đương nhiên thuộc diện thử nghiệm; còn những lĩnh vực khác có thể được xem xét trong trường hợp cụ thể”, VCCI đề xuất.
Start-up fintech Finhay của Việt Nam huy động vốn khủng từ nhà sáng lập Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt
Start-up fintech Finhay của Việt Nam huy động vốn khủng từ nhà sáng lập Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt
Ảnh: Techinasia
Start-up công nghệ tài chính (fintech) Finhay của Việt Nam đã huy động mức vốn 7 con số từ Jeffrey Cruttenden, đồng sáng lập của Acorns, Công ty chứng khoán Thiên Việt và các nhà đầu tư khác. Các thông tin chi tiết của thỏa thuận không được công bố.
Được thành lập trong năm 2017, Finhay là một nền tảng quản lý tài sản giúp người dùng đầu tư các khoản vốn nhỏ (từ 50.000 đồng) vào các quỹ tương hỗ ở Việt Nam. Trước đó, Finhay đã huy động tổng cộng 1,1 triệu USD, chủ yếu từ H2 Ventures của Australia và Insignia Ventures Partners của Singapore, và nhờ đó là một trong những start-up fintech được tài trợ nhiều nhất tại Việt Nam.
"Trong lĩnh vực quản lý tài sản tại Việt Nam, chúng tôi chỉ vừa khai thác phần bề nổi thôi", nhà sáng lập kiêm CEO của Finhay, ông Nghiêm Xuân Huy cho biết. "Với sự hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm và chuyên môn của các nhà đầu tư mới, chúng tôi có thể nắm bắt được tiềm năng của mảng này và thúc đẩy sự tăng trưởng".
Finhay cho biết sẽ sử dụng vốn mới để mở rộng phạm vi tiếp cận, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng IT và tuyển dụng thêm nhân viên để phát triển nền tảng.
Lĩnh vực công nghệ tài chính đang lên của Việt Nam
"Giải pháp công nghệ hiện đại của Finhay đang đổi mới khả năng tiếp cận tới nguồn lực quản lý tài sản đối với giới thiên niên kỷ", ông Cruttenden cho biết. "Với nhu cầu công nghệ tài chính ngày càng tăng ở Việt Nam, lợi thế cạnh tranh của Finhay chính là cam kết về chuyên môn tài chính và nhấn mạnh đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ tuổi hơn".
Trong bối cảnh phần lớn người Việt tập trung vào các khoản đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản, nhu cầu về những dịch vụ tài chính mới mẻ hơn dành cho thế hệ trẻ tuổi hơn ngày càng cao tại Việt Nam, từ đó cung cấp lượng tài sản đa dạng hơn.
Các nền tảng tương tự ở khu vực bao gồm StashAway - vừa mới huy động thành công 12 triệu USD trong vòng gọi vốn series B trong năm trước. Tuy nhiên, Smartly - vốn bị VinaCapital Ventures của Việt Nam thâu tóm trong tháng 7/2019 - đã đóng cửa trong tháng trước vì mức độ canh tranh gay gắt trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật số.
Nguồn Techinasia
Vũ Hạo
BIDV phấn đấu đưa lợi nhuận tăng bình quân 13%-16%/năm Đảng bộ BIDV sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện chuyển đổi số toàn hàng trên cơ sở tận dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 đồng bộ, toàn diện, hiệu quả. Toàn cảnh Đại hội Đảng bộ BIDV. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát...