VCBS: “Kinh tế hồi phục, VN-Index có thể tăng trưởng 15% trong năm 2021″
VCBS dự báo mức cao nhất trong năm 2021 của các chỉ số chính được dự báo tăng khoảng 8%-15% so với cuối năm 2020, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới” và diễn biến cụ thể của dịch Covid-19 trên toàn cầu.
VCBS vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế và TTCK năm 2021 với nhiều điểm đáng chú ý. Theo dự báo của VCBS, tăng trưởng GDP năm 2021 vào khoảng 6,5% đến 7%. Mức tăng trưởng này đến từ cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể so với mặt bằng thấp của năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa sẽ tiếp tục phục hồi sau khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đã cho thấy hiệu quả, quá trình thích nghi với chế độ “bình thờng mới”, giúp cho nhu cầu tiêu dùng trở lại nhiều hơn thậm chí cả tại các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Ngành công nghiệp chế biến – chế tạo vẫn là chỉ báo quan trọng đối với sức khỏe của ngành sản xuất, vốn có đóng góp mức đóng góp đáng kể vào GDP đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Cùng với đó, việc duy trì thành công sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng chính sách nhất quán của chính phủ trong thu hút đón đầu dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy đầu tư từ cả 2 khu vực công tư. VCBS đánh giá dòng vốn FDI được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo.
Lạm phát năm 2021 được VCBS đánh giá cũng khá thuận lợi với mức tăng dự báo từ 3 tới 3,5%. Tỷ giá năm 2021 cũng được đánh giá tiếp tục ổn định và sẽ biến động không quá 2%.
VCBS cho rằng tăng trưởng tín dụng 2021 được dự báo sẽ tăng thấp hơn 2016-2017, nhưng gần tương đương 2018 -2019. Tín dụng sẽ tập trung phần lớn vào các TCTD có chất lượng tài sản tốt, và tín dụng sẽ kém khả quan đối với các TCTD chưa xử lý xong nợ tồn đọng.
Cũng theo dự báo của VCBS, lãi suất huy động năm 2021 có thể giảm 50 điểm so với cuối năm 2020 và sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. Lãi suất cho vay có thể giảm 30-50 điểm do độ trễ giữa giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ mất ít nhất 6 tháng, thậm chí dài hơn khi các ngân hàng ưu tiên chất lượng tín dụng.
VN-Index có thể tăng trưởng 15% trong năm 2021
Video đang HOT
Về diễn biến TTCK năm 2021, VCBS kỳ vọng triển vọng và quy mô thị trường cổ phiếu của Việt Nam vẫn sẽ có sự tăng trưởng nhất định so với năm 2020, nhưng tốc độ sẽ phần nào bị hạn chế do hầu hết các yếu tố hỗ trợ cho quy mô thị trường trong nửa cuối năm 2020 được dự báo sẽ không gia tăng về cường độ và thậm chí là suy yếu trong năm 2021.
VCBS dự báo mức cao nhất trong năm 2021 của các chỉ số chính được dự báo tăng khoảng 8%-15% so với cuối năm 2020, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới” và diễn biến cụ thể của dịch Covid-19 trên toàn cầu.
VN-Index sẽ có xu hướng vận động quanh một “nền” giá cao hơn nhưng biên độ dao động (chênh lệch giữa mức cao nhất và mức thấp nhất trong năm) của VN-Index sẽ vào khoảng 120-150 điểm và không lớn như năm 2020, còn HNX-Index dao động trong biên độ ~20 điểm.
Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2021 được dự báo tiếp tục cải thiện so với năm 2020, đạt bình quân khoảng 400-410 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 5% yoy. Giá trị giao dịch được kỳ vọng đạt mức tăng khoảng 8% tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 6.900-7.000 tỷ đồng trên cả ba sàn.
Đầu tư cổ phiếu ngành gì cho năm 2021?
VCBS dự báo xu hướng đầu tư trong năm 2021 sẽ quay về những ngành cơ bản thiết yếu, là đầu vào quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.
Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài, quá trình công nghiệp hóa (và số hóa) của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu là: Điện (cả truyền tải điện và sản xuất điện); Sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép, gỗ, đá); và Sản xuất sản phẩm nông nghiệp . Đây đồng thời cũng là các nhóm ngành được hưởng lợi từ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ thông qua các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam cũng như sự hồi phục chung của tổng cầu nền kinh tế nội địa.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khác trong khuôn khổ các hiệp thương mại tự do được ký kết trong thời gian qua cũng như trong tương lai gần, tiêu biểu là nhóm cảng biển – logistics . Đây đồng thời cũng là những nhóm ngành phụ trợ cho hoạt động chuyển dịch hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí nhân công cạnh tranh hơn trong đó có Việt Nam.
VCBS cũng cho rằng các cơ hội riêng lẻ cũng đến từ các doanh nghiệp có yếu tố ứng dụng công nghệ mới . Quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn vào sản xuất kinh doanh và “số hóa” trong nền kinh tế Việt Nam là tất yếu và không thể đảo ngược. Do đó, cho dù mọi quá trình thay đổi từ cũ sang mới luôn luôn mang lại rủi ro nhưng tiềm năng của sự tăng trưởng năng suất, kết quả kinh doanh và hiệu quả đầu tư mà việc ứng dụng công nghệ mới mang lại vẫn vượt trội hơn nhiều so với các rủi ro trong giai đoạn chuyển đổi.
Điểm nhấn cuối cùng trong năm sau là các doanh nghiệp riêng lẻ có “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn,…
Nhà đầu tư F0 vẫn miệt mài gia nhập thị trường
Mức sinh lời hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã kích thích các nhà đầu tư mới tiếp tục gia nhập thị trường.
Tính từ thời điểm chỉ số VN-Index lập đáy hồi cuối tháng 3, cho tới nay chỉ số này đã tăng tới gần 60%. Đặc biệt, tính từ khi xuất hiện làn sóng Covid thứ 2 khởi nguồn từ ổ dịch Đà Nẵng vào cuối tháng 7, VN-Index đã tăng không ngừng nghỉ trong vòng 4 tháng qua.
Các công ty chứng khoán những ngày này nhận định VN-Index vẫn chưa hết đà tăng, chỉ số này thậm chí có thể tiến tới vùng 1050 điểm vào thời điểm cuối năm nay.
Xa hơn, có quan điểm cho rằng cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới và Việt Nam nhờ sự ra đời của vaccine ngăn ngừa Covid-19, chỉ số VN-Index có thể lập đỉnh mới trong năm 2021.
Sự tăng trưởng ấn tượng của chỉ số VN-Index đã mang lại niềm vui cho rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Bởi, giống như thời kỳ đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà nhà đầu tư cứ xuống tiền là có lãi, thậm chí là lãi lớn, thì thời gian qua nhà đầu tư cứ rót tiền vào một cổ phiếu bất kỳ nào và kiên trì nắm giữ nó một thời gian là có lãi.
Số mã tăng 50% là không ít, thậm chí có mã tăng gấp đôi hoặc hơn thế. Còn việc lãi 7-10% trong vòng vài tuần 'chỉ là chuyện nhỏ'.
Trong khi kênh đầu tư chứng khoán thăng hoa thì những kênh đầu tư khác như tiết kiệm, vàng, ngoại tệ hay bất động sản lại gặp khó. Vì thế, dòng tiền đầu tư đang đổ về thị trường chứng khoán ngày một nhiều.
Điều này được minh chứng một cách rõ ràng trong những phiên giao dịch gần đây, khi thanh khoản của thị trường luôn đứng ở mức trên 10.000 tỷ đồng mỗi phiên, gấp 2 lần so với trước đây, bất chấp khuyến cáo của các công ty chứng khoán, rằng rủi ro thị trường đang dần tăng lên.
Ngoài mức sinh lời cao từ đầu tư chứng khoán thì việc các công ty chứng khoán liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn đã thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các nhà đầu tư mới - nhà đầu tư F0 - trong thời gian qua.
Chẳng hạn, Công ty chứng khoán VPS miễn phí giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư mở mới cả tài khoản chứng khoán cơ sở và phái sinh, đồng thời áp dụng lãi suất vay margin ở mức chỉ 6,8%/năm mà không kèm theo bất kỳ điều giao dịch nào đối với đối tượng nhà đầu tư này.
Đó là chưa kể việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư giờ đây đã được đơn giản hóa rất nhiều. Nhà đầu tư không phải mất thời gian đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán để làm thủ tục mở tài khoản nữa. Thay vào đó, họ chỉ việc đăng ký mở tài khoản online và tiến hành giao dịch ngay.
Số liệu thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 11 vừa qua nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 41.080 tài khoản, tăng 4.734 tài khoản so với tháng 10.
Nếu tính từ đầu năm đến hết tháng 11 thì nhà đầu tư cá nhân đã mở mới 329.452 tài khoản, cao hơn 75% so với lượng mở mới của cả năm 2019.
Trong khi đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tiếp tục tăng từ 105 của tháng 10 lên 123, cao nhất từ tháng 12/2017. Tính hết tháng 11, nhà đầu tư tổ chức trong nước mở gần 964 tài khoản, cao hơn mức 821 của cả năm 2019.
Tính chung, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước ở tháng 11 đạt 41.203 tài khoản, tăng 13% so với tháng 10. Đây cũng là con số kỷ lục, vượt qua cả mức 40.554 của tháng 3/2018.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, số liệu của VSD cũng cho thấy số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 11, số lượng tài khoản đạt 161.922 tài khoản, tăng 5% so với tháng 10.
SSI Research: "Dù đã tăng mạnh nhưng định giá TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn" SSI Research đánh giá việc khối lượng giao dịch liên tục đi lên cho thấy dòng tiền vẫn tiếp tục đi vào thị trường, là động lực rất lớn giúp chỉ số hồi phục nhanh trở lại sau những nhịp điều chỉnh. Trong báo cáo mới được công bố, SSI Research cho biết trong tháng 11, các quỹ đầu tư cổ phiếu vào...