VCBS: GDP quý III dự báo tăng 1,5-1,8%, chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục hỗ trợ kênh cổ phiếu
VCBS dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 1,5% – 1,8%. Tăng trưởng GDP cả năm theo đó kỳ vong đạt 2,6% – 3,0%.
VCBS: GDP quý III dự báo tăng 1,5-1,8%, chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục hỗ trợ kênh cổ phiếu
Báo cáo nghiên cứu kinh tế vĩ mô tháng 8/2020 vừa được Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) công bố nêu nhiều quan điểm đáng chú ý về diễn biến kinh tế của Việt Nam trong những tháng tới.
Theo VCBS, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục chi phối diễn biến giá của các kênh tài sản với mức định giá cao hơn, đặc biệt với cổ phiếu.
Bên cạnh đó, chế độ “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh trên toàn cầu ngay cả khi đã có các loại vắc xin.
VCBS đánh giá, trong làn sóng đại dịch thứ hai tại Việt Nam, các nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế cô lập ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế phần nào cho thấy hiệu quả. Chính phủ Việt Nam vẫn đang cho thấy hành động quyết liệt trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch cùng những động thái hỗ trợ nền kinh tế.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang gián đoạn do tác động của dịch Covid-19, VCBS cho rằng tăng trưởng của Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trong quý tới.
Công ty chứng khoán này dự báo tăng trưởng GDP quý III của Việt Nam sẽ đạt 1,5% – 1,8%. Tăng trưởng GDP cả năm theo đó kỳ vong đạt 2,6% – 3,0%.
Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2020 tăng 0,07% so với tháng trước, tương ứng giảm 0,12% so với tháng 12/2019 và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 9 được VCBS dự báo tăng 0,15% – 0,2% so với tháng trước. Đồng thời, VCBS duy trì quan điểm lạm phát sẽ ở mức 3,0% – 3,5% cho cả năm 2020.
Video đang HOT
Liên quan đến lãi suất, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08 thay thế Thông tư 22 về hoãn lộ trình thực hiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm. Động thái này, theo VCBS, thể hiện sự nhất quán của Ngân hàng Nhà nước với chính sách điều hành linh hoạt, ổn định mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi sau đại dịch.
Với bối cảnh như vậy, lãi suất huy động đã giảm 0,05-0,1 điểm% trong tháng.
VCBS kỳ vọng lãi suất huy động có thể giảm 0,7-1điểm% tại các kỳ hạn trong cả năm nay.
Dù mặt bằng lãi suất giảm, công ty chứng khoán này đánh giá các ngân hàng sẽ không gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi gửi tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn trước các lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, nhu cầu huy động ở thời điểm này không lớn trong bối cảnh thanh khoản dồi dào và nhu cầu tín dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh.
Về tỷ giá, nguồn ngoại tệ từ xuất siêu hay giải ngân FDI tiếp tục là điểm nhấn hỗ trợ tỷ giá trong giai đoạn này. Theo đó, VCBS duy trì dự báo tỷ giá sẽ biến động không quá 2% cho cả năm nay.
Chính sách tiền tệ mới của Fed và vấn đề của Việt Nam
Trong tuần qua, báo chí nước ngoài đã đề cập rất nhiều đến phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 27-8 vừa qua. Vậy bài phát biểu của ông Powell có ảnh hưởng gì và động thái của thị trường sau bài phát biểu ấy ra sao?
Mục tiêu mới của Fed
Nội dung đáng chú ý đầu tiên trong phát biểu này là việc thay đổi cách tiếp cận của Fed về mục tiêu lạm phát. Đúng như dự đoán, ông Powell chính thức xác nhận Fed sẽ áp dụng mục tiêu lạm phát trung bình 2%, thay vì dùng nó làm mức trần.
Điều này cho phép lạm phát có thể vượt mức tiêu chuẩn 2% không cần Fed can thiệp, bù đắp cho giai đoạn "thiếu hụt" lạm phát. Fed nhận định lạm phát ở dưới mục tiêu quá lâu sẽ gây hệ quả xấu giống như khi lố mục tiêu kéo dài.
Đó là khả năng dẫn đến kỳ vọng lạm phát trong dài hạn giảm, khiến lạm phát thực giảm theo, tạo thành vòng luẩn quẩn. Tình trạng này cần được giải quyết để lãi suất thị trường không giảm sâu hơn, khiến Fed khó tiến hành cắt giảm lãi suất để tạo thêm việc làm trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Lý do Fed đưa ra mục tiêu mới này do trong đánh giá chính sách tiền tệ, họ cho rằng tình trạng "bình thường mới" của kinh tế Mỹ đã thay đổi. Đó là tăng trưởng dài hạn của kinh tế Mỹ đã suy giảm do dân số bị già hóa, cũng như năng suất đã sụt giảm so với trước đây.
Mức lãi suất trung lập (tăng trưởng vẫn xảy ra trong khi lạm phát ổn định) đã giảm. Fed tin rằng gia tăng mức độ tham gia thị trường lao động sẽ giúp thành quả của tăng trưởng kinh tế lan tỏa rộng hơn trong dân chúng. Đồng thời, mức tỷ lệ thất nghiệp có thể gây ra lạm phát cũng đã hạ trong những năm gần đây, làm giảm khả năng lạm phát có thể bùng nổ trở lại trong trung và dài hạn.
Điểm nhấn nữa trong phát biểu của ông Powell là một dạng chuyển đổi từ ngữ khác. Cách tiếp cận về vấn đề thất nghiệp sẽ dựa trên đánh giá của Fed về "thiếu hụt" thay vì "chệch khỏi" mức việc làm tối đa.
Giống như lạm phát, việc chuyển đổi từ ngữ này giúp Fed linh động hơn khi đưa ra các quyết định, cho thấy Fed sẵn sàng để lạm phát tăng ở mức chấp nhận được nhằm phục vụ mục tiêu vực dậy thị trường lao động, đặc biệt ở nhóm thu nhập trung bình-thấp. Fed tin rằng có thể đạt được mục tiêu này mà không làm lạm phát gia tăng quá đà.
Ông Powell cũng nói Fed sẽ không đưa ra mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp cụ thể, mà căn cứ vào điều kiện thị trường để xác định mức toàn dụng lao động. Đây là điểm nhấn quan trọng nhưng cũng là điểm mơ hồ nhất trong thông điệp mới của Fed.
Động thái của thị trường
Trong nguy có cơ, đây cũng là thời cơ không thể tốt hơn để Việt Nam hướng đến chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, không quá neo chặt vào đồng USD.
Tuyên bố của ông Powell, cộng với việc chỉ 2 thành viên Fed dự đoán lãi suất sẽ tăng trước năm 2023, có thể kết luận bao quát Fed sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần. Điều này góp phần neo lợi tức của trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ ngắn hạn (lợi tức kỳ hạn 2 năm gần như không đổi, ở mức 0,15%, kỳ hạn 5 năm chỉ tăng 0,03%, ở mức xấp xỉ 0,3%).
Trong khi đó, một số lượng lớn TPCP Mỹ kỳ hạn dài hơn được bán ra, đẩy lợi tức của chúng đi lên. Cụ thể, lợi tức TP kỳ hạn 30 năm tăng mạnh, có lúc đến 0,08%, lên mức 1,5%, cao nhất kể từ tháng 6. Chênh lệch lợi tức giữa TP kỳ hạn 30 năm và 5 năm lên đến 119 điểm cơ bản, mức lớn nhất trong 3 tháng trở lại đây. Điều này cũng làm đường cong lợi tức TPCP Mỹ dốc lên.
Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích do chính sách mới của Fed có thể làm khả năng lạm phát gia tăng trong dài hạn, khiến lợi tức thực của TP suy yếu. Theo Michael de Pass, Trưởng bộ phận giao dịch TPCP Mỹ của Citadel Securities, lợi tức TP dài hạn gia tăng chứng tỏ nhiều nhà đầu tư bắt đầu tin vào khả năng lạm phát quay trở lại.
Còn David Kelly, chuyên gia hoạch định chiến lược thị trường quốc tế của JPMorgan Asset Management, lưu ý cẩn trọng với những điều mình muốn, do có khả năng xảy ra nguy cơ lạm phát vượt quá giới hạn cho phép, trong khi Fed sẽ không kìm hãm nó lại trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, đường cong lợi suất dốc lên cũng phản ánh sự thất vọng của nhà đầu tư về việc ông Powell không cung cấp thông tin cụ thể chương trình mua TP của Fed.
Ngoài TP, các thị trường khác cũng có phản ứng nhất định sau bài phát biểu của ông Powell. Vào thứ Sáu 28-8, chỉ số Dow Jones tăng 0,6% (hơn 160 điểm), S&P 500 tăng 0,7% và Nasdaq tăng 0,6%. Đặc biệt, ngay sau bài phát biểu của ông Powell vào thứ Năm, cổ phiếu ngành tài chính khởi sắc (JPMorgan Chase và American Express tăng hơn 3% trong ngày hôm đó) do đường cong lợi tức dốc thêm có thể gia tăng lãi cận biên của các ngân hàng.
Sau phát biểu của ông Powell, kỳ vọng lạm phát tăng trong dài hạn cũng khiến đồng USD ở thị trường ngoại hối mất giá 0,5-0,6%, còn vàng lên giá trở lại, có lúc gần chạm 1.970USD/ounce trước khi dừng ở mức gần 1.965USD/ounce khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần. Nhiều tờ báo quốc tế đã bình luận đây dường như là món quà vô tình hay hữu ý ông Donald Trump nhận được từ Fed trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Nhìn chung, tuyên bố của ông Powell khiến thị trường có thêm niềm tin Fed sẽ không vội tăng lãi suất và lạm phát có thể xảy ra trong tương lai, dù thời gian từ nay đến khi điều đó xảy ra còn dài. Tuy nhiên, cần có thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả của chính sách này, cũng như các chính sách chưa có tiền lệ của Fed trước đó, như mua TPCP số lượng lớn.
Chưa kể tiến triển của việc đẩy lùi đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay, 2 yếu tố có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế Mỹ trong tương lai gần.
Tỷ giá USD và vấn đề của Việt Nam
Không lâu sau tuyên bố của ông Powell, đồng USD bật dậy trở lại nhờ tín hiệu lạc quan từ ngành sản xuất. Cụ thể, trong tháng 8 hoạt động sản xuất đã đạt gần mức cao nhất trong 2 năm trở lại đây nhờ số lượng đơn hàng gia tăng. Hiện tại đồng USD vẫn đang diễn biến khó lường và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là những nước đang trong tầm ngắm bị dán mác "thao túng tiền tệ".
Đối với Việt Nam, việc VNĐ đang neo chặt vào USD, khiến khả năng tiền đồng lên giá sẽ là thách thức không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu.
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp để gia tăng dự trữ ngoại hối và làm giảm giá VNĐ từ đầu năm sẽ gặp thách thức, khi tuần trước Bộ Tài chính Mỹ đã đánh giá VNĐ định giá thấp hơn so với USD khoảng 4,7%.
Giới quan sát trong nước hiện đang chờ đợi các phản ứng (và phản hồi) của NHNN trước các diễn biến xem ra có phần bất lợi này.
Giao dịch chứng khoán: Dòng tiền lạc quan Tuần qua, cùng với sự gia tăng về điểm số là thanh khoản tăng mạnh. Tâm lý thị trường vẫn hưng phấn, nhưng cũng có những nghi ngại về khả năng phân phối đỉnh. Điểm số và thanh khoản duy trì đà tăng Diễn biến khả quan của thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục giúp dòng tiền trong nước tự tin...