VCBS: Chưa đối diện ‘cú sốc cuối cùng’, VN-Index nửa cuối năm sẽ dao động mạnh
VCBS nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiên tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm nay. Hệ quả là mức độ biến động trên TTCK trong nửa cuối năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019, khoảng 250-300 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường sẽ tăng khoảng 30%.
VCBS: Chưa đối diện ‘cú sốc cuối cùng’, VN-Index nửa cuối năm sẽ dao động mạnh
Trong báo cáo Ảnh hưởng của Covid-19 và triển vọng nửa cuối năm 2020 vừa công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam đạt 3,5% – 3,9%. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng thể hiện vai trò đầu tàu dẫn dắt, dòng vốn đầu tư FDI là nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế.
Diễn biến thuận lợi về lạm phát được kỳ vọng tiếp diễn trong năm nửa cuối năm, theo đó, VCBS dự báo lạm phát năm 2020 ở mức 3,0% – 3,5%.
Công ty chứng khoán này cho hay trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cùng chính sách linh hoạt và nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trong năm có thể chịu áp lực xung quanh các sự kiện lớn trên thế giới, tuy nhiên sẽ biến động không quá 2% cho cả năm 2020.
“Kinh tế vĩ mô ổn định cùng diễn biến thuận lợi của lạm phát là cơ sở để lãi suất huy động có thể duy trì xu hướng giảm. Theo đó, lãi suất huy động được kỳ vọng giảm 0,7 -1 điểm% tại các kỳ hạn”, VCBS nêu quan điểm.
Nhóm chuyên gia bày tỏ tin tưởng rằng dịch Covid-19 sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và khống chế thành công trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giai đoạn nửa cuối năm 2020, theo đó hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội.
“Mặc dù vậy, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiên tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới TTCK trong năm nay. Hệ quả là, mức độ biến động trên TTCK năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019″, nhóm chuyên gia của VCBS nếu góc nhìn.
Tựu trung, công ty chứng khoán này dự báo TTCK sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19 trong nửa đầu năm và dần phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020. Theo đó, ở kịch bản trung tính, mức cao nhất trong năm của VN-Index sẽ thấp hơn khoảng 10-15% so với mức cao nhất của năm 2019.
Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên được dự báo tiếp tục tích cực trong phần còn lại của 2020, với mức tăng chung cả năm khoảng 30%.
Video đang HOT
“Đặc biệt, khoảng dao động của VN Index được kỳ vọng lớn hơn nhiều so với năm 2019, trong khoảng 250-300 điểm”, báo cáo của VCBS nhấn mạnh.
Về nhóm ngành, VCBS nhận định các nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất là những ngành cần “traffic” – tức là yêu cầu tập trung khách hàng với mật độ cao, như Hàng không, Dịch vụ lưu trú, Chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa không thiết yếu,…
Trong khi đó, tiến độ các dự án bất động sản có thể chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều. Hoạt động tiêu thụ dù có chậm trong nửa đầu năm nhưng sẽ tăng tốc hơn trong nửa cuối năm do quý I thường là mùa thấp điểm cả về xây lắp và bán hàng.
VCBS cũng cho rằng một số ngân hàng có thể gián tiếp chịu tác động tiêu cực nhưng có độ trễ và nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu bộc lộ rõ nét kể từ năm 2021, đồng thời nghiêng nhiều hơn về nhóm ngân hàng có tỷ trọng doanh thu bán buôn lớn.
Cùng với đó, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn nếu tình trạng gián đoạn nguyên liệu đầu vào kéo dài.
Ngoài ra, tình trạng tiêu dùng suy yếu toàn cầu do chính sách giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực về sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2020 là may mặc, điện thoại và linh kiện điện tử.
Giới phân tích chung kỳ vọng VN-Index nửa cuối năm có thể chinh phục mốc 900 điểm
Báo cáo chiến lược mới nhất của nhiều công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể chinh phục mốc 900 điểm trong nửa cuối năm nay, thậm chí ngay trong tháng 7.
Giới phân tích chung kỳ vọng VN-Index nửa cuối năm có thể chinh phục mốc 900 điểm
Nhận định trong báo cáo chiến lược công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho hay khi nhìn vào đồ thị VN-Index trong đợt điều chỉnh tháng 6, có thể thấy khối lượng giao dịch đang giảm dần về cuối tháng, cho thấy giai đoạn tích luỹ. Trong khi đó, chỉ số VN-Index cũng đang giảm trở lại mức Fibonacci 50% so với mức tăng của tháng 5, báo hiệu lực cầu bắt đáy mạnh mẽ.
"Đối với tháng 7, chúng tôi lạc quan hơn so với tháng 6 do đợt điều chỉnh gần đây với khối lượng giảm dần trông giống như giai đoạn tích luỹ. Do đó, chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng hoặc ngừng giảm ít nhất là vào tháng 7. Tuy nhiên, thị trường có thể trở nên rung lắc vào cuối tháng vì kết quả kinh doanh quý II của các công ty niêm yết có thể tạo ra nhiều bất ngờ trong năm nay", KIS Việt Nam nêu quan điểm.
"Trong nửa cuối năm nay, mặc dù định giá VN-Index không còn rẻ nữa, chúng tôi nhắc lại quan điểm của mình rằng thanh khoản dồi dào sẽ định giá lại toàn thị trường. Lãi suất tiết kiệm thấp sẽ dẫn đến mức định giá P/E cổ phiếu cao hơn vì đây là những công cụ đầu tư thay thế", báo cáo nhấn mạnh.
KIS Việt Nam cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay ít bị tổn thương hơn so với giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, khoảng cách giữa lợi tức cổ phiếu (P/E đảo ngược) với lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức cao kỷ lục so với các con số âm của năm 2008 - 2012.
Cùng với đó, một nửa thời gian trong số 12 năm qua, việc định giá lại là yếu tố chính dẫn dắt VN-Index ở cả thị trường tăng và giảm.
"Do đó, khả năng cao là VN-Index có thể sẽ kết thúc năm nay ở mức 900 - 1.000 điểm, giả sử rằng EPS sẽ giảm 9% và VN-Index giao dịch với mức định giá P/E cao hơn so với mức trung bình 2019 là 16,4 lần", KIS Việt Nam khuyến nghị.
Lạc quan hơn KIS Việt Nam, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nêu ra 2 kịch bản diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 7. Ở kịch bản thứ nhất, chỉ số VN-Index sẽ quay trở lại chu kỳ tăng giá với vùng kỳ vọng 987 - 990 điểm. "Chúng tôi nghiêng về kịch bản 1", phía Yuanta Việt Nam nhấn mạnh.
Công ty chứng khoán này cho rằng các yếu tố tiêu cực đều đã phản ánh vào đà giảm trong tháng 6/2020, đặc biệt là kết quả kinh doanh quý II/2020. Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 lần 2 được đánh giá sẽ tác động ít tiêu cực hơn so với giai đoạn 1 và các chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, định giá rẻ và kiểm soát tốt dịch bệnh vẫn là điểm sáng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở kịch bản thứ hai, nếu chỉ số VN-Index xuyên thủng mức hỗ trợ ngắn hạn 797,5 điểm thì xu hướng giảm có thể mở rộng về vùng giá 650 điểm. Tuy nhiên, Yuanta Việt Nam đánh giá xác suất thấp ở kịch bản này.
Dòng tiền nội là lực đẩy chính của thị trường trong thời gian qua
Công ty Chứng khoán VNDirect có phần thận trọng hơn. Trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2020 vừa công bố, VNDirect đã chỉ ra các yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020, bao gồm: khối ngoại quay trở lại mua ròng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành, EVFTA có hiệu lực và Chính phủ đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy vậy, theo VNDirect, vẫn còn những điều bất định. Đáng chú ý nhất là làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực Tiêu dùng. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào quý IV/2020 có thể gây ra sự kiện thiên nga đen cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
"Chúng tôi ước tính rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-Index sẽ giảm 5-6% so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng VN-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện tại (P/E 2020 dự báo trong khoảng 14-15 lần) và dự báo VN-Index ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối năm 2020", nhóm chuyên gia của VNDirect nhận định.
Nêu quan điểm triển vọng thị trường sắp tới, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mặc dù dòng tiền trong nền kinh tế còn khá dồi dào khi mà chênh lệch tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn còn đang ở mức cao, tuy nhiên thị trường sẽ có xu hướng đi ngang trong tháng 7 do kết quả kinh doanh quý II không được khả quan; cùng với đó, tâm lý thị trường sẽ tiếp tục thận trọng trước lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai.
"Sự chi phối của hai yếu tố trên sẽ khiến thị trường diễn biến trong xu hướng thận trọng trong tháng 7. Vùng điểm dao động của VN-Index được kỳ vọng trong khoảng 820 đến 900", chuyên gia của VDSC dự báo.
Cũng cho rằng VN-Index có thể đạt mức 900 điểm trong nửa cuối năm, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhấn mạnh lãi suất giảm và mặt bằng giá chứng khoán thấp vào cuối tháng 3 đã thu hút và hình thành lực lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường (F0). Các nhà đầu tư mới tham gia khá tích cực thể hiện qua việc số tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ và tỷ trọng giao dịch nhà đầu tư cá nhân trong tháng 6 đạt đỉnh trong nhiều năm.
Ngoài ra, nhóm F0 này chưa sử dụng đến tỷ lệ margin nên hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trong những phiên điều chỉnh.
BSC dự báo kết quả kinh doanh quý II nhiều khả năng sụt giảm mạnh tuy nhiên dòng tiền tham gia mới có thể giúp thị trường sớm ổn định mặt bằng giá và khởi động nhịp tăng mới khi dòng tiền đầu cơ trở lại.
Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng lưu ý đến hoạt động rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi vào cuối năm. Cụ thể, sau khi dòng vốn quốc tế giá rẻ lấp đầy các thị trường phát triển thì xu hướng vận động tìm kiếm cơ hội ở các khu vực rủi ro hơn như khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên có thể diễn ra như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang giữ được ổn định vĩ mô, dần lấy được đà tăng trưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh và đang tạo ưu thế so với các nước khác. Đây là một trong những lợi thế giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút lại dòng vốn nước ngoài khi hình thành xu hướng chuyển dịch.
Do đó, BSC dự báo VN-Index có thể vận động quanh 832 điểm với biên độ dao động khoảng 70 điểm, vùng giá trọng tâm là từ 795 đến 900 điểm trong 6 tháng cuối năm 2020.
Mặc dù có phần khác nhau về tính thận trọng nhưng kịch bản VN-Index chinh phục mốc 900 điểm đều được các công ty chứng khoán trên đề cập đến, cho thấy góc nhìn có phần lạc quan của giới phân tích về triển vọng thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2020.
Khối công ty chứng khoán dự kiến lãi tốt Sự hồi phục mạnh cả về điểm số và thanh khoản của thị trường chứng khoán dự kiến giúp khối công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý II/2020. Khởi sắc theo thị trường Quý I/2020, thị trường chứng khoán có diễn biến không thuận lợi, nhất là tháng 3 khi chỉ số VN-Index rơi về đáy 4 năm....