VC3 thoát bóng thương hiệu Vinaconex, đổi tên thành Tập đoàn Nam Mê Kông
Đã 5 năm kể từ ngày Vinaconex thoái vốn tại VC3, nhưng phải tới ĐHĐCĐ bất thường vừa qua, VC3 mới đổi tên, không còn mang cùng thương hiệu Vinaconex.
CTCP Xây dựng số 3 (mã VC3) vừa được phê duyệt phương án đổi tên doanh nghiệp sang CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông. Thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản với 100% cổ đông thông qua, VC3 đã xóa bỏ tên gọi Xây dựng số 3 hay Vinaconex 3 đã gắn với 25 năm hoạt động của công ty này.
Đồng thời, công ty cũng chính thức thoát bóng thương hiệu Vinaconex. Trước đó, một doanh nghiệp khác là Vinaconex 2 ( VC2) cũng đã đổi tên là Vina 2. Cả hai doanh nghiệp trên đều từng là công ty con do Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) nắm tỷ lệ sở hữu chi phối. Từ giữa năm 2015, Vinaconex đã bán 4,08 triệu cổ phiếu VC3, tương đương 51% vốn công ty thời điểm đó cho một tổ chức và hai cá nhân.
Nhiều thay đổi diễn ra tại công ty này trong 5 năm qua. Hiện doanh nghiệp vắng bóng cổ đông lớn d không có cổ đông nào sở hữu trên 5% cổ phần. Sau khi Vinaconex thoái vốn, vốn điều lệ đã tăng chóng mặt từ 80 tỷ đồng lên 509 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 536%, qua 4 lần tăng vốn. Trong khi ba lần trước đây công ty tăng vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận để lại, thì đợt phát hành cuối năm 2019 vừa qua là chào bán ra công chúng. Đây là đợt phát hành khá thành công bởi cổ đông hiện hữu đã mua gần 97% lượng cổ phiếu phát hành,.
Ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Nam Mê Kông có quy mô nhân sự hơn 460 người. Ông Kiều Xuân Nam và ông Đặng Minh Huệ đảm nhận vị trí chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc công ty. Hai mảng hoạt động chính của VC3 là xây lắp công trình và kinh doanh bất động sản, như từ trước đó. Tuy nhiên, mảng xây lắp đã thu hẹp đi nhiều. Doanh thu và lợi nhuận của công ty hiện phụ thuộc chính vào kinh doanh bất động sản.
Như năm 2019, mảng bất động sản đóng góp 217 tỷ đồng trong tổng cộng 330 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Với biên lợi nhuận cao, công ty lãi ròng 51 tỷ đồng, gấp 2,42 lần năm 2018. Nửa đầu năm 2020, công ty không ghi nhận nguồn thu từ xây lắp. Cùng đó, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản cũng giảm 37,5%. Tuy vậy, công ty vẫn tăng trưởng lãi gộp và thu về 8,26 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Video đang HOT
Các khoản đầu tư bất động sản tập trung tại Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Đến cuối năm 2019, ba dự án lớn nhất của doanh nghiệp này là Khu dân cư Vinaconex 3 – Phổ Yên (Thái Nguyên), Khu đô thị số 7 – thị trấn Hương Sơn, Phú Bình (Thái Nguyên), Khu biệt thự nhà vườn Đại Lải (Vĩnh Phúc). Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, VC3 còn cho biết kế hoạch triển khai 3 dự án khác tại Quảng Bình gồm Khu đô thị Bảo Ninh 2 (18,3 ha), Tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở Đồng Hới (5,8 ha) và khu đô thị kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng cũng tại Đồng Hới (93,6 ha).
Không chỉ dừng lại ở bất động sản, công ty còn từng cho biết kế hoach tham vọng của mình, nhắm tới trở thành công ty đa ngành với 4 lĩnh vực: bất động sản, dịch vụ cảng biển logistics, mua bán – sáp nhập và năng lượng tái tạo.
Đến cuối quý II, quy mô tổng tài sản đã tăng gần 30%, đạt xấp xỉ 1.300 tỷ đồng. Một nửa tài sản của công ty đang ghi nhận dưới dạng các khoản công nợ, gồm 526 tỷ đồng tạm ứng cho nhân viên, hơn 100 tỷ đồng đặt cọc để mua cổ phần… Tiền và tương đương tiền đến cuối quý II vừa qua còn xấp xỉ 25,4 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn 224 tỷ đồng tồn kho và 134 tỷ đồng đang nằm tại các bất động sản đầu tư. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hãu vẫn áp đảo hơn, nhất là sau khi công ty hoàn tất tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu. Giá trị các khoản vay ngân hàng xấp xỉ 190 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với hồi đầu năm và đang chiếm tỷ trọng khoảng 14,6% trong cơ cấu vốn.
An Quý Hưng làm ăn ra sao sau một năm làm cổ đông lớn nhất tại Vinaconex (VCG)?
Trong cơ cấu nợ, khoản phải trả dài hạn khác chiếm đến hơn 92% tổng nợ của doanh nghiệp, ở mức 6.943 tỷ đồng chủ yếu phát sinh từ thương vụ mua 57,7% cổ phần của Vinaconex từ SCIC vào cuối năm 2018.
Doanh thu giảm, lợi nhuận đột biến
Theo báo cáo tài chính năm 2019 - năm đầu tiên với vai trò là cổ đông nắm giữ hơn 57% cổ phần Vinaconex, Công ty TNHH An Quý Hưng ghi nhận hơn 566 tỷ đồng doanh thu, giảm 13,3% so với năm trước.
Chi phí lãi vay tăng cao từ 17,5 tỷ đồng lên 53,5 tỷ đồng tuy nhiên doanh thu tài chính cũng tăng mạnh gấp 14 lần năm ngoái, lên mức 49,7 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của An Quý Hưng tăng đột biến lên 17,9 tỷ đồng, gấp gần 14 lần kết quả đạt được năm 2018.
Nhìn lại giai đoạn 3 năm trở lại đây có thể thấy kết quả kinh doanh của doanh của An Quý Hưng trồi sụt khá thất thường.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, sang năm 2018, các chỉ tiêu kinh doanh đồng loạt sụt giảm mạnh với doanh thu thuần giảm 32%, còn 653 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm tới 98% chỉ còn vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm còn hơn 7.500 tỷ đồng
Ghi nhận trên báo cáo, các chỉ tiêu tài chính năm 2019 của An Quý Hưng cũng có sự biến động mạnh trong đó đáng chú ý khoản nợ phải trả giảm tới hơn 4.500 tỷ đồng so với đầu kỳ, xuống còn 7.511 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn giảm gần 3.700 tỷ đồng trong khi nợ dài hạn giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguồn tiền trả nợ chủ yếu đến từ việc thu hồi công nợ trong năm qua với khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 4.185 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 98 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, khoản phải trả dài hạn khác chiếm đến hơn 92% tổng nợ của doanh nghiệp, ở mức 6.943 tỷ đồng chủ yếu phát sinh từ thương vụ mua 57,7% cổ phần của Vinaconex từ SCIC vào cuối năm 2018.
Trong năm 2019, Vinaconex đã chi 530 tỷ đồng trả cổ tức của năm 2018 theo 2 đợt với tổng tỷ lệ 12% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 1.200 đồng). Là cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 57,7% cổ phần, An Quý Hưng nhận về gần 306 tỷ đồng cổ tức qua đó phần nào giảm bớt áp lực về mặt tài chính.
Vinaconex âm dòng tiền gần 1.500 tỷ đồng
Thương vụ "thâu tóm" Vinaconex của An Quý Hưng đã tạo ra một nghịch lý khi một công ty nhỏ "ít tên tuổi" đã vượt qua nhiều đối thủ để trở thành công ty mẹ của một doanh nghiệp lớn như Vinaconex. Tổng giá trị thương vụ lên tới 7.367 tỷ đồng, tương ứng số tiền An Quý Hưng chi ra cao hơn 2.000 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm của SCIC.
Ở thời điểm thâu tóm, quy mô của An Quý Hưng quá nhỏ so với mức vốn hóa 12.000 tỷ đồng của Vinaconex. Theo hồ sơ thẩm định đấu giá được công bố, đầu năm 2018, An Quý Hưng chỉ có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại về nguồn tiền thực hiện thương vụ của An Quý Hưng. Nhiều khả năng khoản tiền này được An Quý Hưng vay từ bên thứ 3 để thâu tóm Vinaconex.
Đáng chú ý, chỉ sau một năm hoạt động "dưới trướng" An Quý Hưng, Vinaconex đã "lún sâu" trong tình trạng âm dòng tiền kinh doanh. Ghi nhận trên BCTC riêng năm 2019, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ từ âm 285 tỷ đồng năm 2018 đã lên thành âm 1.123 tỷ đồng. Con số này trên báo cáo hợp nhất lên đến âm 1.493 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ âm 50 tỷ đồng.
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh của Vinaconex cũng chưa có sự đột phá, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tài chính như cổ tức và lãi tiền gửi, cho vay, thu nhập từ thanh lý các khoản đầu tư, lãi đánh giá lại tài sản góp vốn và các hoạt động kinh doanh bất thường như hoàn nhập dự phòng.
Ngày 29/6, Vinaconex sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 nhằm thảo luận một số nội dung đáng chú ý như kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ, chuyển sàn niêm yết HoSE...
Vinaconex (VCG): Quý 1 lãi 64 tỷ đồng giảm 35% so với cùng kỳ Quý 1 Vinaconex ghi nhận tới 633 tỷ đồng lãi thoái vốn các khoản đầu tư tuy nhiên phải thu khó đòi khiến VCG phải trích lập dự phòng 574 tỷ đồng. Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã CK: VCG) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.000,5...