Vay tiêu dùng kích tổng cầu, lo nợ xấu
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tung ra hàng loạt gói tín dụng cá nhân với lãi vay giảm xuống để kích thích nhu cầu vay vốn, hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này đi kèm nhiều rủi ro, nên dự báo khó đáp ứng tốt mục tiêu mong đợi.
Thêm gói vay, giảm lãi suất
Mới đây, BIDV công bố dành 30.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, với lãi suất giảm thêm khoảng 0,5%/năm. Cụ thể, nhà băng áp dụng lãi suất từ 5,5%/năm khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng và 6%/năm cho khoản vay 6-12 tháng đến hết tháng 9. Trước đó, BIDV đã giảm thêm lãi suất vay trung, dài hạn 0,1-0,2%/năm đối với các khoản vay mua nhà, mua ô tô, vay sản xuất kinh doanh từ 36 tháng.
Tại SHB, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng có cơ hội tiếp cận gói vay kinh doanh với lãi suất giảm từ 9,6%/năm xuống 8,4%/năm. Với vay tiêu dùng, NH này giảm lãi suất vay mua nhà đất từ 7,5%/năm xuống mức 6,5%/năm; lãi suất vay mua nhà dự án, mua ô tô, tiêu dùng giảm từ 7,7%/năm xuống 6,8%/năm.
Sự phát triển nhanh và mạnh của tín dụng cá nhân, hộ gia đình đã kéo theo sự gia tăng bất ổn về chất lượng nợ. Đa số NH cho vay cá nhân cao có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mặt bằng chung.
Viet Capital Bank cũng thông báo dành khoảng 3.500 tỷ đồng phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng với nhiều mức lãi suất ưu đãi, chỉ từ 7,99%/năm đối với cá nhân sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; từ 8,09%/năm đối với khoản vay mua bất động sản; từ 8,69%/năm đối nhu cầu tiêu dùng và xây dựng, sửa chữa nhà cửa… LienVietPostBank cho vay mua nhà đất, xây sửa chữa nhà để ở được áp dụng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo từ 8,2%/năm. Một số NH khác như OCB, Shinbank Bank… cũng chào mời vay vốn tiêu dùng với lãi suất rất ưu đãi.
Có thể thấy, sau khi dịch Covid bùng phát đợt 1, các NH rất tích cực thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng theo Thông tư 01 của NHNN. Các NH còn tung ra các gói hỗ trợ trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng, chủ yếu nhắm đến đối tượng là doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, hiệu quả các gói hỗ trợ này chưa như mong muốn, khi nhiều DN chưa được tiếp cận. Bởi lẽ nguồn lực có hạn nên không thể hỗ trợ được tất cả nhu cầu. Để khắc phục điểm này, chính sách thúc đẩy kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các DN sản xuất, kinh doanh đã được kích hoạt.
Nợi xấu tăng cao, Agribank có nên đẩy mạnh cho vay tiêu dùng?
Trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, NHNN yêu cầu các TCTD, đặc biệt là công ty tài chính tiêu dùng, Agribank… triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Đây được xem là lý do thúc đẩy hàng loạt gói tín dụng lớn và lãi suất thấp hơn đối với khách hàng cá nhân trong thời gian gần đây.
Ủng hộ nhưng thận trọng
Giảm bán buôn tăng bán lẻ đang là định hướng của nhiều nhà băng để cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, theo một chuyên gia tài chính, tín dụng tiêu dùng hiện đang đối mặt với nhiều hạn chế, như số lượng người dân mất công ăn việc làm gia tăng, dự trữ tiền mặt của các đối tượng này mỏng hơn, nguồn thu nhập đang sụt giảm.
Thực tế, rủi ro tín dụng tiêu dùng lại liên tục được cảnh báo trong nhiều năm qua. Trong giai đoạn 2012-2018, tín dụng tiêu dùng tăng mạnh (trung bình 40%/năm), đến năm 2019 có xu hướng chậm lại nhưng vẫn là động lực tăng trưởng tín dụng chính của nhiều nhà băng. Thị trường cho vay tiêu dùng luôn được đánh giá hấp dẫn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối cao và ổn định, thu nhập khả dụng của hộ gia đình ngày càng tăng và xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người Việt. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của tín dụng cá nhân, hộ gia đình đã kéo theo sự gia tăng bất ổn về chất lượng nợ. Đa số NH cho vay cá nhân cao có tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mặt bằng chung.
Trên bình diện quốc tế, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) luôn cảnh báo về tình trạng nợ hộ gia đình quá mức trong ngắn hạn ở các quốc gia mới nổi. Theo IMF, tỷ lệ nợ hộ gia đình/GDP tăng 5% trong 3 năm sẽ làm giảm 1,25% tăng trưởng. Các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan… đã trải qua giai đoạn tín dụng hộ gia đình tăng mạnh, kéo theo đó là sự gia tăng rủi ro vì gánh nặng nợ cao hơn so với thu nhập khả dụng. Đồng thời, đi kèm với đó là rủi ro nợ xấu gia tăng trong điều kiện kinh tế suy thoái, thị trường tài sản sụt giảm, thu nhập và việc làm trở nên khó khăn hơn.
Thực tế, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng lo ngại tình trạng này. Cụ thể, năm 2019 NHNN đã siết lại hoạt động cho vay cá nhân để giảm thiểu rủi ro, thông qua việc ban hành Thông tư 18/2019 sửa đổi Thông tư 46/2016 quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, Thông tư 22/2019 quy định các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động NH. NHNN cũng tiến hành giám sát, kiểm tra đột xuất những đơn vị có dư nợ cho vay tiêu dùng lớn và tốc độ cho vay cao. Bởi cho vay tiêu dùng phần lớn là tín chấp, thủ tục vay đơn giản, quy trình kiểm soát cho vay chưa chặt chẽ, khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn. Một số khách hàng lợi dụng vay để đầu cơ bất động sản tiềm ẩn rủi ro lớn.
Video đang HOT
Vẫn biết rủi ro, nhưng trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch, tín dụng tiêu dùng vừa góp phần kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng, còn khơi thông lợi nhuận cho các NHTM.
Nợi xấu tăng cao, Agribank có nên đẩy mạnh cho vay tiêu dùng?
Trong yêu cầu các TCTD đẩy mạnh các gói tín dụng tiêu dùng những tháng cuối năm, NHNN có nhấn mạnh vai trò của các CTTC và Agribank. Trước đó hồi đầu năm 2020, NHNN cũng đã từng đốc thúc Agribank đẩy mạnh gói tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng nhằm hạn chế “tín dụng đen”. Có thể thấy, là NHTM 100% vốn Nhà nước, hoạt động của Agribank luôn gắn với vai trò đầu tàu thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, NHNN, bởi là NH có mạng lưới rộng nhất với 2.229 chi nhánh và phòng giao dịch, phủ từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa là điều kiện để tín dụng tiêu dùng được triển khai rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu NH này đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cũng sẽ đi kèm rủi ro cho chính NH, khi bản thân NH đang có nợ xấu cao. Tại thời điểm cuối quý II-2020, nợ xấu của Agribank đứng đầu toàn ngành NH khi giá trị tuyệt đối tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng. Trong thời điểm dịch bệnh, thu nhập của người dân giảm sút, khả năng sẽ trả nợ kém đi, đồng thời các cơ chế chính sách, luật liên quan đến việc thu hồi nợ chưa rõ ràng, nếu các khoản vay tiêu dùng không thu hồi được sẽ khiến khoản nợ xấu này phình lên.
Ngân hàng siết chặt các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng
Các TCTD đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng, nhưng siết chặt các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
Tín dụng ngân hàng nên hướng vào nhu cầu thực là người vay mua nhà, thay vì tín dụng bất động sản đầu tư, kinh doanh hay đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư dự án.
Kiểm soát chặt rủi ro trong cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản
NHNN vừa công bố kết quả cuộc khảo sát điều tra xu hướng tín dụng các tổ chức tín dụng (TCTD) của Vụ Dự báo Thống kê.
Theo đó, các TCTD "thắt chặt" hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng do rủi ro tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt hơn hơn điều kiện và điều khoản vay vốn đối với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.
Ngược lại, các điều kiện và điều khoản vay vốn được dự kiến "nới lỏng" hơn với các khoản vay cho sản xuất, kinh doanh và vay qua thẻ tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở mức độ cao hơn so với 6 tháng cuối năm 2019. Theo đó, 88,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ 75%-100% nhu cầu vay vốn, cao hơn tỷ lệ 84,3% của 6 tháng cuối năm 2019.
Chỉ có 11,3% TCTD cho biết đáp ứng dưới 75% nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguyên nhân chính là do sự thay đổi khẩu vị rủi ro của đơn vị và diễn biến kinh tế.
Các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu, xây dựng và dệt may.
Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ (47%); dệt may (41%) và xây dựng (40%).
Siết ngân hàng mua vào trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản
Chính vì vốn tín dụng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản bị kiểm soát chặt thời gian qua đã buộc các doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn khác, trong đó có phát hành trái phiếu, lãi suất cao gấp đôi, gấp ba so với tiết kiệm ngân hàng, lên 10-13%/năm.
Báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên đến 179.500 tỷ đồng, với kỳ hạn phát hành bình quân 3,97 năm.
Trong đó, chỉ riêng tháng 7, giá trị phát hành của tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,79%; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,07%.
Với việc phát hành trái phiếu lãi suất cao và được cho là nhiều ngân hàng mua vào trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản như một hình thức "đảo nợ" khoản vay.
Trước lo ngại trên, NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng.
Cơ quan điều hành thị trường cho hay, thời gian qua, một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại nợ.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó, không có khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Vì vậy, Dự thảo quy định, nhà băng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Khi một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ thì ngân hàng cũng không được mua.
Đồng thời, TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ khi mua theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Các nhà băng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm.
Theo lý giải của NHNN, điều này nhằm tránh tình trạng ngân hàng có nợ xấu cao nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng trong bối cảnh dịch Covid-19
NHNN vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng gia hạn thêm thời gian cho lộ trình "siết" vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, không ít người liên tưởng vốn tín dụng vào bất động sản "dễ thở" hơn, song điều đó khó xảy ra.
Ngược lại, các TCTD càng phải kiểm soát chặt rủi tín dụng bất động sản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Theo đó, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm một năm so với quy định của Thông tư 22 đưa ra năm 2019. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/1/2021-30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/10/2023 là 30%.
Trong khi, tại dự thảo trước đó, NHNN đề xuất 2 phương án lùi tỷ lệ này, phương án 1 là lùi 6 tháng và phương án 2 là lùi 1 năm so với quy định tại Thông tư 22.
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
iều này cho thấy, tín dụng vẫn chảy vào bất động sản, cho dù ngành ngân hàng đang thực hiện lộ trình "siết" tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong thời gian qua và hiện đang kiểm soát ở tỷ lệ 40%.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, để hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, trong điều hành tín dụng, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát tín dụng để hạn chế rủi ro đối với lĩnh vực này, nhất là kiểm soát tín dụng đối với các dự án phân khúc cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hướng dòng vốn vào nhu cầu thực.
Chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi, bảo đảm tính pháp lý, khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Hiện nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, các ngân hàng khó xử lý nợ xấu cũ thì nợ xấu mới có xu hướng tăng.
Báo cáo tài chính bán niên 2020 của các ngân hàng cho thấy, nợ xấu của ngân hàng có xấu hiệu tăng đòi hỏi phải trích dự phòng mức cao bao phủ nợ xấu. NHNN cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 và thị trường bất động sản trầm lắng, ngân hàng đang đứng trước không ít khó khăn, rủi ro nợ xấu gia tăng.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trường hợp dịch diễn biến phức tạp, tỷ lệ này sẽ ở mức 3,7% vào cuối năm 2020, có thể cao hơn tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế.
Do đó, tín dụng bất động sản phải được sàng lọc và đầu tư vào những dự án có hiệu quả.
TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, để tránh bài học tín dụng bất động sản tăng cao như thời kỳ 2008-2009 để lại bài học nợ xấu mà ngành ngân hàng vẫn đang xử lý thì việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là cần thiết.
Theo TS Trần Du Lịch, tín dụng ngân hàng nên hướng vào nhu cầu thực là người vay mua nhà, thay vì tín dụng bất động sản đầu tư, kinh doanh hay đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư dự án.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng đánh giá, so với trước hiện các ngân hàng đã thận trọng hơn nhiều trong việc đẩy vốn cho vay ở lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng, nhất là trước bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Dồn cổ tức tăng vốn điều lệ Hiện nay còn 14 tổ chức tín dụng (TCTD) chưa áp dụng Thông tư 41/2016/TT của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (hiệu lực từ 1-1-2020). Vì thế, việc tăng vốn điều lệ (VĐL) đang làm nóng ĐHCĐ nhiều nhà băng. Ồ ạt trình kế hoạch tăng vốn Tăng VĐL là nội dung được...