Vay tiền qua ứng dụng giả mạo, nữ sinh viên bị lừa mất 24 triệu đồng
Công an quận 11 ( TP.HCM) đang xác minh tin báo của chị P.M.Y.M. về việc chị này bị lừa mất 24 triệu đồng sau khi vay tiền qua ứng dụng (app) có tên giống với một công ty tài chính.
Tuy nhiên công ty này khẳng định chưa cho vay qua app.
Giao diện ứng dụng “PTF” và tin nhắn mồi chài nạn nhân chuyển tiền – Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Phản ánh đến báo Tuổi Trẻ, chị P.M.Y.M. (22 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) cho biết vừa bị “sập bẫy” lừa đảo sau khi vay tiền qua ứng dụng (vay qua app).
Chị M. cho hay, ngày 23-6, chị liên tục nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng “ nhân viên tư vấn Công ty tài chính bưu điện” và mời chào vay tiền với lãi suất chỉ khoảng 0,7%/tháng, thủ tục đơn giản thông qua ứng dụng “PTF” trên điện thoại.
Đến hôm sau, một người khác xưng tên Hà Đức Tâm và là “thẩm định viên Công ty tài chính bưu điện PTF” kết bạn Zalo với chị M. để hướng dẫn vay tiền.
“Do muốn bán quần áo online để kiếm thêm thu nhập nên tôi định vay khoảng 40 triệu đồng. Sau khi tìm hiểu trên mạng thì tôi thấy tên công ty này uy tín, nên không nghĩ gì mà quyết định tải app theo hướng dẫn về vay thử”, chị M. kể.
Sau khi gửi thông tin cá nhân cho người tên Tâm, chị M. được thông báo hồ sơ vay đã được thông qua và được hướng dẫn vào app “PTF”, đăng nhập vào ví điện tử rồi thực hiện rút tiền với mã rút tiền do Tâm cung cấp.
Tuy nhiên sau khi nhập mã thì hệ thống báo lỗi, không cho rút tiền. Tâm sau đó cũng gửi cho chị M. một mẫu thông báo với nội dung:
“Do phát hiện lỗi sai sót thông tin ngân hàng, vì vậy hệ thống tạm thời treo số tiền 40 triệu đồng là khoản tiền giải ngân hợp đồng vay tín dụng của quý khách… Yêu cầu khách hàng thực hiện lệnh đính chính thông tin bằng cách chuyển số tiền 12 triệu đồng (30% khoản vay) vào tài khoản 2029999799999 – Ngân hàng MBBank của NGUYEN THANH NAM. Sau khi xác minh, khách hàng có thể rút về 52 triệu đồng…”.
Nghĩ do bản thân sơ suất, nhập sai thông tin dẫn đến lỗi trên nên chị M. chuyển khoản ngay 12 triệu đồng.
Video đang HOT
Thế nhưng, một lần nữa ứng dụng này lại báo lỗi khi chị M. thực hiện thao tác rút riền. Theo chị M., lúc này có một người gọi điện thoại xưng là “kiểm soát viên” và thông báo chị M. nhập sai ký tự nên chưa thể rút tiền và yêu cầu chị chuyển thêm 12 triệu đồng để xác minh tài khoản, sau đó sẽ rút được 64 triệu đồng.
Dù tiếp tục chuyển tiền thêm nhưng chị M. vẫn không tài nào rút được tiền. Trong khi đó các đối tượng vẫn tiếp tục mồi chài chị M. chuyển thêm tiền “để khắc phục lỗi”. Lúc này, biết bị lừa nên chị M. đến Công an phường 13, quận 11 trình báo.
Công ty PTF: Không cho vay qua app
Sau phản ánh của chị M., Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với Công ty tài chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF) để tìm hiểu sự việc.
Đại diện Công ty PTF khẳng định đơn vị chưa có ứng dụng cho vay dành cho khách hàng trên các chợ ứng dụng Android và iOS. PTF cũng chưa cung cấp bất cứ ứng dụng nào với tên gọi “PTF” trên chợ ứng dụng Play Store (Andoid) và App Store (iOS).
Những phụ nữ 'thề không lấy chồng' giữa Sài Gòn xưa
Trải qua nghi thức đặc biệt, những người phụ nữ búi tóc lên, trở thành tự sơ nữ với lời thề cả đời sống độc thân, không bao giờ lấy chồng.
Tự sơ nữ
Màn khói của lò nướng cùng màu ngói thâm nâu khiến căn nhà được xây bằng tường gạch đặc và vữa thạch cao tại số 150 Trần Quý (phường 6, Quận 11, TP.HCM) thêm tối tăm, ẩm thấp.
Bên trong, nhà treo nhiều tranh, liễn, thư pháp chữ Hán viết bằng mực tàu trên nền giấy, vải đỏ. Nơi đây chỉ có vài cụ bà trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung.
Nếu không cất công tìm hiểu, không mấy ai biết căn nhà trên có tên là Tụ Quần Cư, nơi ẩn chứa những dấu tích về nhóm phụ nữ "thề không bao giờ lấy chồng" từng sinh sống, làm việc tại TP.HCM.
Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 nhiều nhất từng dành nhiều thời gian tìm hiểu nhóm phụ nữ này và có những phát hiện thú vị.
Theo anh, nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng có tên gọi chung là "tự sơ nữ", "chị má" hoặc "bà cô". Họ là nhóm phụ nữ "quyết tâm sống độc thân" của vùng tam giác sông Châu Giang (Quảng Đông, Trung Quốc).
Thông tin về nhóm tự sơ nữ tại Sài Gòn-Chợ Lớn xưa được anh Dương Rạch Sanh sưu tầm, trưng bày tại Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn.
"Trong khoảng thời gian từ năm 1900 - 1942, hàng ngàn tự sơ nữ đã đến các nước Đông Nam Á làm nghề giúp việc. Trong đó, một phần lớn những người này đã đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn của Việt Nam", anh Sanh nói.
Tự sơ nữ là những người phụ nữ không phục tư tưởng Nho giáo, không đồng tình với việc phụ nữ phải lệ thuộc vào đàn ông. Họ cho rằng không cần đàn ông, họ vẫn có thể làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình.
Những phụ nữ cùng tư tưởng như trên tạo thành một cộng đồng, một nhóm người riêng biệt. Tuy nhiên, để được công nhận là một tự sơ nữ thực thụ, những người phụ nữ này phải trải qua nghi thức đặc biệt được tổ chức tại "nhà bà cô", nơi tập trung sinh sống của các tự sơ nữ.
Các cô gái sẽ được những tự sơ nữ kỳ cựu hướng dẫn, giúp đỡ thực hiện nghi thức. Sau khi hành lễ, đọc lời thề, các cô gái được búi tóc lên và chính thức trở thành tự sơ nữ.
Một khi đã đọc lời thề, họ sẽ phải sống độc thân, không bao giờ được nghĩ đến tình yêu nam nữ. Nếu phản bội lời thề, tự sơ nữ chịu hình phạt bị bỏ vào lồng thả trôi sông cho đến chết. Lúc tuổi già hoặc mắc bệnh nặng, tự sơ nữ phải dọn đến "nhà bà cô" ở, tuyệt đối không được mất tại nhà mẹ đẻ.
Những hình ảnh hiếm hoi về nhóm tự sơ nữ tại Sài Gòn xưa.
Anh Sanh chia sẻ: "Các tự sơ nữ đều là những người phụ nữ rất thông minh và giỏi giang. Ở Trung Quốc, họ rất giỏi trong nghề dệt tơ tằm. Khi thế chiến thứ hai nổ ra, Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng, tự sơ nữ không còn việc để làm".
"Nhóm người này đa số xuất ngoại đến các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc như: Malaysia, Singapore, Philippines, Việt Nam... làm nghề giúp việc nhà, quản gia, giữ trẻ...", anh nói thêm.
Dấu tích cuối cùng
Trong thời đại của mình, các tự sơ nữ tạo được cho mình một vị thế, uy tín rất lớn trong công việc giúp việc nhà, giữ trẻ, đầu bếp... Họ thường được các gia đình, dòng tộc giàu có lựa chọn thuê về làm người giúp việc, thậm chí là quản gia.
Nhiều tự sơ nữ uy tín đến nỗi được gia chủ thương yêu, tín nhiệm và xem như người trong gia đình. Những người như vậy thường sẽ được chủ cho ở luôn trong nhà. Thậm chí, khi già, chết đi, họ được chủ nhà lo hậu sự, chôn cất chu đáo.
Một số mặt hàng mà các phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng thường buôn bán khi còn sinh sống, làm việc tại Sài Gòn xưa.
Những người kém may mắn hơn khi già, hết tuổi làm việc, họ tụ tập lại, góp tiền mua những căn nhà để về ở chung. Từ đó hình thành những căn nhà dành riêng cho nhóm phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng.
"Sài Gòn xưa có Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường, Tụ Quần Cư...là những ngôi nhà chung của tự sơ nữ. Điều này chứng minh, trước đây, tại Sài Gòn có rất nhiều tự sơ nữ đến sinh sống", anh Sanh cho biết.
Tại vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn xưa, các tự sơ nữ ngoài được thuê vào làm việc nhà, quản gia trong các gia đình giàu có còn mưu sinh bằng công việc sản xuất bào hoa, kim chỉ, làm bà mai... Theo anh Sanh, sản xuất bào hoa là nghề truyền thống, rất đặc trưng của người Hoa nhưng chỉ có những phụ nữ trong nhóm thề không lấy chồng này làm và bày bán.
Thậm chí, những tự sơ nữ giỏi hơn có thể đứng ra kinh doanh, làm dịch vụ. Có học thức, các "bà cô", "chị má" này từ Cảng Sài Gòn đi đường thủy sang Hồng Kông rồi vào Trung Quốc đại lục để nhập những mặt hàng thiết yếu dành cho cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
Anh Dương Rạch Sanh giới thiệu tấm chăn được ghép từ nhiều mảnh vải vụn mà các tự sơ nữ thường dùng.
Đa số hàng hóa họ mua về Sài Gòn bán là hàng kim chỉ, vật dụng phục vụ lễ cưới truyền thống của người Hoa gốc Quảng Đông. Ngoài ra, tự sơ nữ còn bày bán các vật phẩm dành cho việc cúng kiếng, trang điểm...
Trong những chuyến di chuyển qua lại như vậy, họ phát triển thêm dịch vụ nhận, chuyển thư tín, tiền bạc... Anh Sanh cho biết, theo thời gian, nhóm người phụ nữ thề không lấy chồng tại TP.HCM dần dần biến mất.
Tại TP.HCM, nhóm phụ nữ thề không lấy chồng biến mất hoàn toàn sau khi cụ Văn Mai (còn có tên là Văn Ngọc Phương) mất vào năm 2012. Cụ Mai sinh năm 1922 và được xem là tự sơ nữ cuối cùng của TP.HCM.
Hiện nay, dấu tích của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng chỉ còn được lưu giữ tại Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn của kỷ lục gia Dương Rạch Sanh. Đại đa số đồ vật trưng bày tại đây đều là vật dụng sinh thời của những người phụ nữ độc thân sống ở Tụ Quần Cư.
Theo Hà Nguyễn
Cháy nhà xưởng cạnh KTX Đại học Sư phạm TP.HCM, sinh viên tháo chạy Nhà xưởng kế bên ký túc xá Đại học Sư phạm TP.HCM trên đường Lạc Long Quân (quận 11) bốc cháy dữ dội khiến hàng trăm sinh viên và người dân phải sơ tán. Khoảng 1h ngày 18/4, nhà xưởng rộng 1.000 m2 chứa nhiều nhựa, keo, bao bì... kế bên ký túc xá Đại học Sư phạm TP.HCM (531 Lạc Long Quân,...