Vay tiề.n ngân hàng mua dự án “ma”, vợ chồng giáo viên mất tiề.n tỷ
Vợ chồng ông Tâm vay ngân hàng để mua thửa đất từ công ty của Phạm Thị Tuyết Nhung với mong muốn có ngôi nhà khi về già, nhưng mua phải dự án “ma”.
TAND TPHCM đang xét xử vụ án lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản do bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Đất Vàng Hoàng Gia) cùng 8 đồng phạm thực hiện.
Bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Ảnh: Xuân Duy).
Theo cáo buộc, Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền (đang chữa bệnh tâm thần) và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật, ký thỏa thuận chuyển nhượng cho 592 cá nhân chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Các bị cáo đã tìm mua những thửa đất có diện tích lớn, mục đích sử dụng khác nhau như: đất ở, trồng cây lâu năm, đất lúa. Nhung cho lập các hợp đồng đặt cọc, thanh toán một phần tiề.n cho các chủ đất để làm tin.
Tuy chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, các bị cáo tách thửa và tự đặt tên dự án rồi tìm kiếm khách hàng thông qua các cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản, quảng cáo, chào bán.
Hiền, Nhung và đồng phạm ký các hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện Công ty Angle Lina, Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land để thu tiề.n và chiếm đoạt.
Chấp nhận chịu phạt vẫn không lấy được tiề.n cọc
Tại tòa có 191/592 bị hại có mặt, khoảng 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Nhiều khách hàng, từ người lao động tích cóp tiề.n để mua với nhu cầu ở cho đến những nhà đầu tư nhỏ lẻ với hy vọng kiếm lời, đã mạnh dạn xuống tiề.n, mua dự án.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).
Đơn cử như ông Trương Xuân Tâm và bà Lê Thị Cẩm (ngụ quận Tân Bình). Theo đó, đầu năm 2019, sau khi được môi giới mời chào, vợ chồng này quyết định vay ngân hàng để nhận chuyển nhượng một thửa đất thuộc dự án Phạm Hùng ở huyện Bình Chánh, từ công ty của Phạm Thị Tuyết Nhung, với giá 4 tỷ đồng.
Để nhận chuyển nhượng thửa đất trên, vợ chồng ông Tâm đã chuyển số tiề.n 1,7 tỷ đồng. Thời gian sau, vợ chồng ông Tâm phát hiện dự án mình mua có một số vấn đề về pháp lý nên gặp đại diện công ty để thương lượng về việc thanh lý hợp đồng.
Video đang HOT
Bên nhận chuyển nhượng đồng ý bồi thường 10% số tiề.n cọc để thanh lý hợp đồng (nhận lại hơn 1,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, phía công ty của bị cáo Nhung không thực hiện thỏa thuận nên ông Tâm cùng vợ tới trụ sở công ty đòi tiề.n.
Nhận thấy, công ty của Nhung thực hiện những hành vi có dấu hiệu lừ.a đả.o nên ông Tâm t.ố cá.o những người bên chuyển nhượng tới Công an TPHCM.
Cuối năm 2020, Nhung cùng đồng phạm bị khởi tố về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, quá trình tố tụng kéo dài, phát sinh nhiều vấn đề phải điều tra bổ sung, trải qua hơn 4 năm, vụ án mới được đưa ra xét xử.
Ông Tâm cho biết, vợ chồng ông cùng là giáo viên, giảng dạy tại một trường THPT trên địa bàn quận Tân Bình. Cuộc sống gia đình vốn khó khăn, qua giới thiệu người đàn ông này quyết định liều, vay tiề.n mua mảnh đất ở ngoại thành, với mong muốn có được ngôi nhà khi tuổ.i xế chiều.
“Chúng tôi cũng đã ngoài 50 tuổ.i, sức khỏe không tốt, nhưng chỉ vì đặt lòng tin nhầm chỗ nên hàng tháng phải trả nợ ngân hàng, cuộc sống trở nên khó khăn. Giờ đây, tôi mong muốn nhận lại số tiề.n đã bị chiếm đoạt”, ông Tâm chia sẻ.
Đề nghị HĐXX phạt thật nghiêm để răn đe
Ngồi thu mình một góc, bên ngoài phòng xử, với vẻ mặt buồn, chị Đoàn Thị Diển (ngụ quận Bình Tân) cho biết, trong vụ án này chị bị chiếm đoạt số tiề.n hơn 1,3 tỷ đồng.
Khi phát hiện bị lừa, chị Diển đã nhiều lần lên công ty đòi Tuyết Nhung trả lại tiề.n, nhưng không được. Quá trình tố tụng kéo dài khiến cuộc sống gia đình bị đảo lộn, liên tục phải tới lui các cơ quan, không ai chăm sóc con cái.
“Tôi ở nhà làm nội trợ, nuôi con nhỏ bị bệnh tật. Bản thân tôi quan niệm, an cư lạc nghiệp nên sau thời gian ở trọ thì bàn bạc với chồng đi vay ngân hàng để mua đất, nhưng sau bao nhiêu năm tiề.n mất, nhà không có”, chị Diển nói với giọng buồn rầu.
Chị Đoàn Thị Diễn (Ảnh: Xuân Duy).
Để có số tiề.n trên, chị Diển đã nhờ người thân đứng tên vay ngân hàng giúp và mỗi tháng phải trả 25 triệu đồng. Để có tiề.n trả nợ, người phụ nữ này phải nhờ mẹ tham gia các dây hụi rồi hốt hụi sớm.
Tại tòa, bị cáo Tuyết Nhung khai các bị cáo biết rõ pháp lý của các dự án chưa thể chuyển nhượng và những bị hại mua để đầu cơ, không có nhu cầu ở. Chị Diển tỏ ra bức xúc với lờ.i kha.i này.
Khi được hỏi về nguyện vọng, chị Diển nói mong tòa xét xử các bị cáo thật nghiêm khắc để răn đe, trừng trị. Về dân sự, người phụ nữ mong muốn sớm nhận lại được số tiề.n các bị cáo đã chiếm đoạt.
Ngồi bên cạnh chị Diển là anh Nguyễn Hải Uyên (ngụ quận Bình Tân). Người đàn ông này kể, vào năm 2019, anh Uyên gom góp, vay mượn tiề.n của người thân, bạn bè và quyết định mua 8 lô đất, 3 căn nhà từ công ty của bà Trần Thị Mỹ Hiền và đã đóng 15 tỷ đồng.
“Khi thấy họ rao bán, tôi có hỏi thăm thì được biết là pháp lý đảm bảo. Khi đó, tôi mong muốn mua một dãy, gồm nhiều thửa đất để xây nhà cho những người thân trong gia đình được sống bên cạnh nhau”, ông Uyên chia sẻ.
Theo ông Uyên, vụ án kéo dài khiến kinh tế gia đình ông kiệt quệ vì toàn bộ số tiề.n tích lũy đã bị chiếm đoạt, công việc kinh doanh bị đình trệ do không có nguồn vốn, không có tiề.n đóng học phí cho con.
Ông Uyên mong muốn HĐXX tuyên phạt các bị cáo mức án cao nhất theo khung hình phạt bị truy tố. Về dân sự, người đàn ông này yêu cầu các bị cáo trả lại số tiề.n gốc và tiề.n lãi phát sinh theo biến động giá bất động sản.
Ông Uyên mong muốn lấy lại tiề.n gốc và lãi (Ảnh: Xuân Duy).
Bên cạnh đó, ông Uyên cũng mong muốn tòa sẽ làm rõ vai trò của chủ đất, có tiếp tay cho các bị cáo lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản hay không.
Tương tự, tại tòa, một nhóm khách hàng khác cũng bức xúc với việc bị lừa. Họ là những người đầu tư ở các dự án khu dân cư Nguyễn Thị Tú, dự án ở đường số 7 (khu dân cư Vĩnh Lộc), dự án khu dân cư Liên khu 5-6 (quận Bình Tân).
Bà Nguyễn Thị Vân kể: “Tôi mua 5-6 nền đất tại dự án đường số 7 của Hoàng Kim Land, mà trước đây là của Đất Vàng Hoàng Gia. Tôi đặt cọc 50%, khi đặt cọc, phía công ty hẹn 6 tháng sau ra sổ. Tuy nhiên, trong thời gian đó, khoảng 2 tháng là họ đã đổi bản vẽ để bán cho người khác. Tôi lên công ty để hỏi là tại sao bán cho tôi rồi, lại bán cho người khác, họ trả lời rằng hợp đồng 6 tháng thì cứ đợi hết 6 tháng”.
Tại tòa, rất nhiều bị hại mong muốn sớm nhận lại số tiề.n đã bị các bị cáo chiếm đoạt.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Ngày 23/12, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia) cùng 8 đồng phạm về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Ảnh: Xuân Duy).
Phiên tòa do ông Vũ Hoài Nam làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố là bà Trần Thị Liên và bà Hồ Thị Ngọc Ánh.
Trong vụ án có 592 bị hại; 230 cá nhân, pháp nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 11 luật sư tham gia bào chữa cho 9 bị cáo, 6 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, trong sáng nay, có nhiều bị hại vắng mặt nhằm đảm bảo quyền lợi nên tòa quyết định hoãn phiên tòa, thời gian mở lại sẽ được ấn định sau.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Mỹ Hiền, Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Công ty Hoàng Kim Land, cùng với Nhung đã tìm mua những thửa đất có diện tích lớn với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Các thửa đất này có mục đích sử dụng khác nhau như đất ở, đất trồng cây, đất trồng lúa, đất ao hồ...
Sau khi thỏa thuận, Nhung đã ký các hợp đồng đặt cọc và thanh toán một phần tiề.n cho chủ đất để làm tin, sau đó viện nhiều lý do để kéo dài thời hạn thanh toán, không hoàn tất việc nhận chuyển nhượng và sang tên quyền sử dụng đất.
Phiên tòa có sự tham gia của hàng trăm bị hại (Ảnh: Xuân Duy).
Dù chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, Hiền và Nhung vẫn cho người thiết kế, lập bản vẽ, phân chia khu đất thành nhiều nền dưới dạng thổ cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện, nước và tự đặt tên dự án.
Các bị can sau đó đã tìm kiếm và thông qua các tổ chức bất động sản để quảng cáo, chào bán các lô đất trên. Hiền, Nhung và các đồng phạm đã ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện các công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land để thu tiề.n và chiếm đoạt tiề.n của khách hàng.
Quá trình điều tra xác định Hiền, Nhung và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TPHCM và thỏa thuận chuyển nhượng liên quan đến 4 căn nhà, trong đó bán trùng 3 căn nhà cho khách, qua đó phân thành các nền đất không có thật để ký hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng các nền đất trái pháp luật với 592 cá nhân, hiện chiếm đoạt hơn 834,5 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).
Trong đó, bà Phạm Thị Tuyết Nhung được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia (hợp tác với bà Hiền), chỉ đạo cấp dưới lập các dự án không có thật, phân lô trái pháp luật, bán nền không có thật, từ đó chiếm đoạt tổng số tiề.n 539,9 tỷ đồng.
Còn bà Trần Thị Mỹ Hiền được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land, cùng đồng phạm chiếm đoạt tổng số tiề.n hơn 285 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Trần Thị Mỹ Hiền bị xác định là người tổ chức, chủ mưu và tham gia trực tiếp, xuyên suốt việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như liên quan tới hành vi phạm tội của các bị can khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Quá trình điều tra, người giám hộ cho bà Hiền đã "trưng ra" quyết định của TAND quận 1 (TPHCM) về việc tuyên bố bà này bị mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 11/7/2016.
Nhằm làm rõ vấn đề, nhà chức trách đã 3 lần tiến hành giám định tâm thần đối với bà Hiền. Theo kết luận giám định mới nhất, trước, trong và sau khi gây án, bà Hiền mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp.
Trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội, bệnh ở giai đoạn thuyên giảm, bà Hiền bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tại thời điểm giám định ngày 8/1/2021, bệnh ở giai đoạn cấp tính, bà Hiền mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Ngày 10/3/2021, VKSND TPHCM quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với bà Hiền. Ngày 18/9, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa xác định bà Hiền bị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp, một bệnh tâm thần mãn tính có tiến triển liên tục theo từng giai đoạn. Vì vậy, bà Hiền phải tiếp tục điều trị bắt buộc thêm một thời gian nữa, khi nào bệnh nhân ổn định sẽ có văn bản thông báo cho Viện KSND TPHCM và Công an TPHCM.
Nữ Giám đốc Công ty Angel Lina đổ tội cho người bị cáo gọi là mẹ Tại tòa, bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung khai gọi Trần Thị Mỹ Hiền là mẹ, thường giúp đỡ nhau trên thương trường. Đồng thời, bà khai làm theo chỉ đạo của Hiền. Ngày 3/1, phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Công ty Angel Lina và Đất Vàng Hoàng Gia, cùng 8 đồng phạm về tội Lừa...