Vay nợ hơn 41.000 tỷ đồng, Hòa Phát khẳng định vẫn quản trị an toàn
Tổng vay nợ của Hòa Phát đã tăng gần 11.000 tỷ đồng chỉ sau 1 năm.
Hòa Phát hiện có lượng tiền gửi hơn 6.200 tỷ đồng để cân đối tài chính.
Tỷ lệ vốn vay ròng trên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống 0,66 lần cuối tháng 4.
Theo báo cáo tài chính quý I mới phát hành, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) ghi nhận tổng vay nợ tài chính là 41.343 tỷ đồng, tăng 4.664 tỷ so với thời điểm đầu năm và tăng 10.864 tỷ so với thời điểm 31/3/2019.
Trong đó vay nợ ngắn hạn ngân hàng là 21.100 tỷ đồng, tăng 4.263 tỷ và vay dài hạn 20.243 tỷ đồng, tăng 401 tỷ đồng.
Công ty cho rằng thực vay ròng chỉ 36.179 tỷ đồng do lượng tiền gửi ngân hàng đối ứng có 5.164 tỷ đồng. Việc tăng mạnh nợ vay cũng khiến chi phí lãi vay tăng vọt lên 481 tỷ đồng trong quý I, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Tổng nợ vay của Hòa Phát ở mức 41.343 tỷ đồng, chiếm 39% tổng nguồn vốn.
Tỷ lệ vốn vay ròng so với vốn chủ sở hữu (Net Debt/Owner’s Equity) tại ngày 31/3 là 0,72 lần. Theo Báo cáo Quản trị nội bộ tuần cuối tháng 4, tỷ lệ này chỉ còn 0,66 lần. Tỷ lệ vốn vay ròng so với tổng tài sản (Net Debt/Total Asset) là 0,31 lần.
“Tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng của Hòa Phát tuần cuối tháng 4 là hơn 6.200 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp từ sau Tết Nguyên đán, đặc biệt Việt Nam thực hiện chính sách cách ly xã hội trên toàn quốc trong 3 tuần đầu tháng 4, thì Hòa Phát nằm trong số hiếm doanh nghiệp có lượng tiền mặt dự trữ lớn như vậy”, thông cáo của Hòa Phát viết.
Công ty còn khẳng định những chỉ số trên cho thấy hoạt động quản trị tài chính vẫn rất chặt chẽ, an toàn. So với các tâp đoàn khác có quy mô tương đương, đặc biệt các tập đoàn sản xuất công nghiệp thì các chỉ số tài chính của Hòa Phát tốt hơn.
Quý I, Hòa Phát có doanh thu đạt 19.232 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 27% cùng kỳ; mức cao nhất kể từ quý III/2018. Công ty lý giải lợi nhuận tăng mạnh nhờ sản lượng bán thép tăng, giá vốn tốt và mảng nông nghiệp bắt đầu tạo lợi nhuận khả quan.
HPG, HBC, MBB, PTB, SBT, TDH, CCL, DBC, DTT: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG): Ông Trần Đình Thăng, anh trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT, đã chuyển nhượng 300.000 cp cho vợ và con, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 150.361 cp. Giao dịch thực hiện từ 23/4 đến 27/4/2020.
CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC): Ông Lê Viết Hiếu, Phó Tổng Giám đốc, đã mua 930.000 cp trong tổng số 5 triệu cp đăng ký mua trước đó, nâng lượng sở hữu từ 200.000 cp lên 1.130.000 cp (tỷ lệ 0,49%). Lý do không mua đủ số cổ phiếu đăng ký do chưa đạt được thỏa thuận. Giao dịch thực hiện từ 2/4 đến 28/4/2020.
Tiếp đó ông Lê Viết Hiếu đăng ký mua thêm 4 triệu cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/5 đến 5/6/2020.
Cũng liên quan đến cổ phiếu HBC, ông Lê Quốc Duy, Phó Tổng Giám đốc, đã bị bán giải chấp 830.000 cp, giảm lượng sở hữu sua giao dịch xuống 61.103 cp (tỷ lệ 0,03%). Giao dịch thực hiện ngày 30/3/2020.
Bà Lê Thị Anh Thư, anh em với ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT, không mua được cổ phiếu nào trong 200.000 cp đăng ký mua trước đó. Tiếp đó bà Anh Thư đăng ký mua tiếp 200.000 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/5 đến 5/6/2020. Trước giao dịch bà Anh Thư sở hữu 1.585.304 cp (tỷ lệ 0,69%).
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB): Công đoàn ngân hàng đã mua 123.723 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 7.563.361 cp. Giao dịch thực hiện ngày 28/4/2020.
CTCP Phú Tài (PTB): Ông Lê Văn Thảo, Phó chủ tịch, đã mua 243.500 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 3.800.833 cp (tỷ lệ 7,82%). Giao dịch thực hiện từ 27/3 đến 25/4/2020.
CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT): Ông Đặng Văn Thành, chồng bà huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch hĐQT, đã mua 9.997.000 cp trong tổng số 10 triệu cp đăng ký mua trướ đó (tỷ lệ 1,64%). Trước giao dịch ông Thành không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện từ 30/3 đến 28/4/2020.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH): Ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc, đăng ký bán 300.000 cp trong tổng số 490.011 cp (tỷ lệ 0,52%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/5 đến 4/6/2020.
CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (CCL): Ông Nguyễn Triệu Dõng, Chủ tịch HĐQT, đã mua 2,14 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 5,36 triệu cp lên 7,5 triệu cp (tỷ lệ 15,79%). Giao dịch thực hiện từ 6/4 đến 27/4/2020.
CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC): Quỹ ngoại Fraser Investment Holdings Pte. Ltd đã bán 300.000 cp, giảm lượng sở hữu cả nhóm gồm 3 quỹ ngoại có liên quan từ 7.555.798 cp (tỷ lệ 7,21%) xuống 7.255.798 cp (tỷ lệ 6,92%). Giao dịch thực hiện ngày 27/4/2020.
CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT): Ông Tôn Chương Dương, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 311.600 cp. Trước giao dịch ông Tôn Chương Dương sở hữu 188.400 cp (tỷ lệ 2,31%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 4/5 đến 3/6/2020.
Giá nguyên liệu giảm, lợi nhuận Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim tăng mạnh Nhiều doanh nghiệp thép cải thiện biên lợi nhuận đáng kể nhờ giá nguyên liệu sản xuất thép giảm. Giá quặng sắt giảm 10,7%, giá thép phế giảm 23% và giá cuộn cán nóng giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước quý I giảm 6% và 12,4%, xuất khẩu cũng giảm...