Vay mượn 800 triệu đồng mua bảo hiểm cho con, 10 năm sau muốn rút cả gốc lẫn lãi thì được thông báo: Đợi con chị 80 tuổi!
Cuộc sống của chị Trương, một người phụ nữ trung niên ở Chiết Giang, Trung Quốc đang gặp khó khăn chồng chất khi hợp đồng bảo hiểm mà chị mua đã 10 năm lại trở thành gánh nặng nợ nần.
Chị Trương, một người phụ nữ sống tại Kim Hoa, Phố Giang (Chiết Giang), Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề đau đầu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Sau khi đóng suốt 10 năm với tổng số tiền hơn 23 vạn tệ (khoảng 800 triệu đồng), chị bàng hoàng phát hiện mình sẽ phải chờ đến năm 2084 mới có thể rút tiền. Khi liên hệ với nhân viên bán bảo hiểm để làm rõ, câu chuyện còn trở nên phức tạp hơn.
Lời mời mua bảo hiểm
Trong một buổi gặp mặt thân mật, chị Trương quen biết một nhân viên bán bảo hiểm. Người này giới thiệu gói bảo hiểm chia lãi với lời khẳng định rằng đây là lựa chọn tối ưu, rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm tài chính khác. Họ cam kết mỗi năm sẽ có lãi chia lại và khi con cái chị cần tiền để vào đại học, chị có thể rút toàn bộ cả vốn lẫn lãi.
Ảnh minh họa
Tin tưởng vào lời giới thiệu, năm 2011, chị Trương quyết định mua một gói bảo hiểm “Hằng Phúc Thông lưỡng toàn (loại chia lãi)” cho con gái lớn. Sau đó, theo lời khuyên của nhân viên rằng “các con cần được đối xử công bằng,” chị tiếp tục mua thêm một gói cho con trai. Mỗi năm, tổng cộng chị phải đóng 23.500 tệ (khoảng 81 triệu đồng).
Khó lòng rút tiền
Sau 10 năm, chị Trương đã đóng tổng cộng hơn 23 vạn tệ, và nhận được khoảng 7 vạn tệ tiền chia lãi. Hiện tại, gia đình chị cần gấp một khoản tiền lớn để lo học phí cho con trai vào đại học, nhưng khi yêu cầu rút tiền bảo hiểm, công ty từ chối với lý do hợp đồng chưa đến hạn. Thay vào đó, họ chỉ đề nghị hỗ trợ một khoản “ứng trước tiền mặt.”
Video đang HOT
Khi kiểm tra lại hợp đồng, chị phát hiện thời hạn rút tiền là 73 năm, tức đến năm 2084. Điều này đồng nghĩa với việc khi đến hạn, cả con trai lẫn con gái chị đều đã ngoài 80 tuổi. Chị nghi ngờ rằng hợp đồng đã bị thay đổi sau khi ký kết, bởi tài liệu này chỉ được giao cho chị sau 3 năm mua bảo hiểm.
Ảnh minh họa
Số tiền đóng bảo hiểm phần lớn là khoản vay từ em trai. Hiện nay, em trai chị mắc bệnh ung thư và rất cần tiền để chữa trị, khiến chị càng thêm áp lực. Công ty bảo hiểm đồng ý hoàn trả 15,6 vạn tệ (khoảng 540 triệu đồng), cộng thêm 7 vạn tệ tiền chia lãi (khoảng gần 240 triệu đồng), tổng cộng là 22 vạn tệ (khoảng 780 triệu đồng). Tuy nhiên, số tiền này vẫn thấp hơn số tiền chị đã đóng.
Khi liên hệ nhân viên bán bảo hiểm để tìm hướng giải quyết, chị nhận được thông báo từ chồng của nhân viên rằng cô ấy đã bị tai biến và trở thành người thực vật trong suốt 5-6 năm qua, khiến mọi thông tin không thể làm rõ.
Công ty bảo hiểm nói gì?
Khi làm việc với công ty bảo hiểm, họ cho rằng hợp đồng đã có hiệu lực từ lâu, nên việc kiểm chứng lời hướng dẫn của nhân viên là không khả thi. Họ từ chối hoàn trả toàn bộ số tiền và chỉ đề xuất thương lượng thêm.
Câu chuyện của chị Trương sau khi được chia sẻ đã gây xôn xao dư luận. Hợp đồng bảo hiểm thường rất dài và điều khoản khó hiểu. Người mua bảo hiểm cần tự bản thân tìm hiểu, ngiên cứu và nắm rõ các điều khiển trong hợp đồng để tránh các thiệt hại cho bản thân. Một số người kể lại những trường hợp tương tự, khi gia đình họ bị từ chối quyền lợi hoặc chỉ nhận được số tiền ít hơn đáng kể so với kỳ vọng.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng bảo hiểm là công cụ giúp quản lý rủi ro, nhưng cần minh bạch về điều khoản và quy trình. Người tiêu dùng nên đọc kỹ hợp đồng, đặt câu hỏi khi cần thiết, và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định.
Chị Trương hiện vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm công bằng. Chị cũng hy vọng câu chuyện của mình sẽ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người khác khi đưa ra quyết định mua bất kỳ loại bảo hiểm nào
Người đàn ông được thừa kế sổ tiết kiệm hơn 698 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì nghe nhân viên thông báo: "Tài khoản chỉ còn 69 triệu"
Sau 4 năm gửi tiền, người đàn ông Trung Quốc bàng hoàng khi phát hiện tài khoản ngân hàng của chú mình chỉ còn lại một số tiền nhỏ.
Một ngày năm 1987, ông Diệp Hoà Thành ở thị trấn Cảng Đầu, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, bất ngờ nhận được tin dữ. Theo đó, người chú của ông là ông Diệp Mộc Liên đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Chú của ông Diệp vốn theo gia đình đến Indonesia sinh sống từ khi còn rất nhỏ. Tại đây, người đàn ông này đổi tên thành Vương Hiền Năng. Sau nhiều thập kỷ phát triển, ông Vương đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng ở Timor, Indonesia. Đến năm 1983, khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, ông mới trở về quê nhà để tìm cơ hội phát triển.
Trong thời gian này, ông Vương quyết định chuyển tài sản của mình về Trung Quốc để thuận tiện cho việc kinh doanh. Hơn 30 triệu USD tương đương 200 triệu NDT (hơn 698 triệu đồng) lúc bấy giờ đã được ông cụ này gửi vào một ngân hàng ở Phúc Châu. Thật không may, trong một lần rời đại lục và quay trở lại Indonesia, ông Vương được phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời.
Theo Luật pháp Trung Quốc, vì ông Vương không lập gia đình nên sau khi qua đời, cháu của ông Vương là ông Diệp cùng em trai của mình sẽ được hưởng khối tài sản nói trên. Để chắc chắn, ông Diệp sau đó đã đến ngân hàng nơi chú mình gửi tiền để kiểm tra tài sản. Nhân viên cho biết số tiền gửi của ông Vương vẫn chưa được chuyển đi. Tuy nhiên, để biết có bao nhiêu tiền trong đó, ông Diệp phải chứng minh được mình là người thừa kế hợp pháp.
Nghe vậy, ông Diệp quay trở về nhà và cùng em trai của mình chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc thừa kế. Tuy nhiên trong quá trình này, họ gặp phải một vấn đề lớn khi ông Vương đã nhập quốc tịch Indonesia. Nếu muốn công chứng giấy tờ, anh em ông Diệp không chỉ phải chứng minh rằng họ là cháu của ông Vương mà còn phải có giấy chứng tử của chú mình, đồng thời phải chứng minh được rằng chú mình chưa kết hôn và có con ở Indonesia.
Vấn đề ở đây là những giấy tờ này phải do chính phủ Indonesia cấp. Tuy nhiên vì một số lý do, vào thời điểm đó, anh em ông Diệp không thể đến Indonesia để xin giấy tờ nên việc thừa kế bị hoãn lại. Mãi đến năm 2002, họ mới đến Indonesia và xin được những giấy tờ nói trên. Chuyến đi này tiêu tốn của họ 180.000 NDT. Tuy nhiên, số tiền này chẳng đáng là bao so với số tài sản kếch xù mà họ sắp nhận được.
Đến năm 2003, thành phố Phúc Châu chính thức cấp giấy chứng nhận thừa kế tài sản của ông Vương cho anh em ông Diêp. Có được giấy tờ quan trọng này trong tay, họ lập tức đến ngân hàng liên quan để rút tiền. Tuy nhiên lúc này, cả hai lại được ngân hàng thông báo rằng tài sản mà ông Vương để lại không phải là 30 triệu USD mà là 3.000 USD, tương đương 20.000 NTD (hơn 69 triệu đồng) lúc bấy giờ.
Nghe nhân viên ngân hàng thông báo, anh em ông Diệp bàng hoàng nhìn nhau và nói: "Điều này là không thể!"
Theo ký ức của ông Diệp, chú của ông từng 2 lần gửi tiền đến ngân hàng này. Tổng số tiền gửi lên đến 30 triệu USD. Ông Diệp biết rõ điều này vì ông được chú của mình dẫn đi cùng. Tuy nhiên lúc gửi tiền, ông Vương được mời vào phòng VIP để thực hiện giao dịch trong khi ông Diệp ở ngoài. Do đó, ông Diệp khẳng định số tiền 3.000 USD trong tài khoản của chú mình là rất vô lý.
Ông Diệp và em trai (Ảnh: 163)
Để làm rõ vấn đề, ông Diệp yêu cầu ngân hàng xuất trình chứng chỉ tiền gửi gốc nhưng đối phương kiên quyết từ chối. Theo 163, do ông Vương không phải là người Trung Quốc nên theo quy định vào thời điểm đó, bản gốc biên lai gửi tiền sẽ do ngân hàng lưu giữ. Hành động của ngân hàng càng khiến anh em ông Diệp nghi ngờ. Sau nhiều lần yêu cầu cấp chứng chỉ tiền gửi gốc không thành công,năm 2010, anh em ông Diệp đã kiện ngân hàng ra tòa án địa phương.
Trong phiên sơ thẩm, ngân hàng đã cung cấp bản sao biên lai gửi tiền gốc. Dựa vào bản sao này, Tòa án quận Càng Đầu tuyên bố số tiền gửi của ông Vương thực chất chỉ là 3.000 USD và yêu cầu ngân hàng phải trả trước 500 USD cho ông Diệp. Tuy nhiên, người đàn ông này không đồng ý với phán quyết của toà nên chọn cách kháng cáo lên tòa án cấp trên.
Sau khi xem xét vụ việc, Tòa án Nhân dân thành phố Phúc Châu đã ra phán quyết rằng Tòa án quận Cảng Đầu nên xét xử lại vụ án. Năm 2012, Tòa án quận Cảng Đầu đã thay đổi phán quyết sơ thẩm nhưng kết quả cũng không phải là điều ông Diệp mong muốn.
Theo đó, tòa án chỉ ra rằng ông Vương là người Indonesia và việc thừa kế của ông chỉ có thể được thực hiện bởi luật pháp Indonesia. Do đó, họ cho rằng anh em ông Diệp không có quyền thừa kế và khởi kiện hợp pháp. Sau khi xem xét toàn diện vụ việc, Toà án Nhân dân thành phố Phúc Châu đã bác bỏ đơn kháng cáo của họ và giữ nguyên phán quyết ban đầu. Cho đến nay, anh em họ Diệp vẫn chưa được thừa kế số tài sản của chú mình và sự thật về số tiền 30 triệu USD vẫn là một ẩn số.
Cố tiết kiệm nhưng cuối cùng vẫn tiêu hết sạch tiền, cô gái tiết lộ lý do khiến nhiều người giật mình Chỉ vì 1 sai lầm rất phổ biến này, mà nhiều người dù rất muốn tiết kiệm, nhưng cuối tháng vẫn không dư đồng nào. Nhắc đến việc tiết kiệm nói riêng hay vấn đề quản lý tài chính nói chung, xung quanh chúng ta, thường có 3 kiểu người. Đầu tiên là những người kiếm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không...