Vatican lại dính thêm hàng loạt bê bối tài chính
Hàng loạt bí mật tài chính liên quan đến việc chi tiêu bất hợp lý, cách điều hành và vô số những lãng phí trong ngân sách của Tòa thánh Vatican được phơi bày trong hai cuốn sách sắp được xuất bản. Đây là scandal bom tấn có thể làm xấu đi hình ảnh Vatican.
Hãng tin ANSA dẫn các nguồn tin thân cận cho hay Đức Giáo hoàng Francis I “rất buồn” trước vụ bê bối mới trên, với việc Vatican cho bắt giữ hai quan chức của một ủy ban liên quan đến tài chính vì để rò rỉ những thông tin nhạy cảm liên quan đến tài chính hôm 2-11.
Ông Lucio Angel Balda và bà Francesca Chaouqi bị bắt vì để lộ thông tin mật về tài chính của Vatican. (Nguồn: Financial Times)
Theo Finacial Times, hai người bị bắt là Lucio Angel Balda, người Tây Ban Nha, từng là thư ký phủ đặc trách về kinh tế của Vatican và là thành viên quan trọng của Ủy ban Nghiên cứu về các hoạt động kinh tế và hành chính của Vatican; và bà Francesca Chaouqi, cũng là một ủy viên của ủy ban này.
Hai người này bị buộc tội đã để rò rỉ nhiều thông tin quan trọng về tài chính cũng như các hoạt động khác về quản lý và cả bê bối của tòa thánh trong những năm qua cho hai nhà báo điều tra người Italy Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi, để họ đưa vào hai cuốn sách sẽ được phát hành ở Italy ngày 5-11 tới.
Vallejo Balda vẫn còn bị giam giữ. Còn Chaouqui được thả sau khi đồng ý hợp tác điều tra, tuy nhiên bà cho biết mình vô tội trong vụ bê bối này. “Tôi không phản bội Đức Giáo hoàng. Tôi không bao giờ đưa tài liệu gì cho bất kỳ ai” – bà nói và bà rất tự tin rằng kết quả điều tra sẽ chứng minh bà vô tội.
Hãng tin ANSA trích dẫn một phần của cuốn sách “Avarice: Documents Revealing Wealth, Scandals and Secrets of Francis” Church (tạm dịch: Sự tham lam: Những tài liệu về sự giàu có, scandal và bí mật của Giáo hội của Francis) của nhà báo Ý Emiliano Fittipaldi.
Theo tác giả, các quan chức trong ủy ban về kinh tế do Giáo hoàng lập nên đã chi hàng trăm ngàn euro cho những chuyến bay với vé hạng thương gia, những bộ đồ và đồ nội thất đắt tiền.
Video đang HOT
Đức Giáo hoàng Francis. (Nguồn: Financial Times)
Nhà báo Fittipaldi viết rằng một bảng danh mục các khoản chi của ủy ban đã được gửi cho Giáo hoàng Francis vào tháng 1-2015, chưa đầy một năm sau khi ngài thành lập ủy ban để quản lý hoạt động tài chính cho Vatican. Bản danh sách nói rằng ủy ban đã chi những khoản tiền “điên rồ” lên tới nửa triệu euro chỉ trong sáu tháng đầu hoạt động.
Trong một quyển sách khác của nhà báo Ý Gianluigi Nuzzi có tựa “Via Crucis” (tạm dịch: Đường thánh giá), tác giả cũng đã vẽ lên một bức tranh về những sai phạm trong quản lý tài chính, sự tham lam, thiếu minh bạch và lãng phí trong nội bộ tòa thánh Vatican. Trước đó, tòa thánh Vatican cũng từng gây chấn động bằng vụ bê bối với biệt danh “Vatileaks”, ám chỉ vụ người hầu của Giáo hoàng tiền nhiệm Benedict XVI tiết lộ hàng loạt giấy tờ tối mật đáng xấu hổ của Vatican. Người hầu sau đó bị kết tội làm lộ bí mật nhưng cuối cùng được thả, xem như là một ân xá của Giáo hoàng. Vatican tuyên bố họ sẽ có hành động pháp lý chống lại những cuốn sách này. Vatican chỉ trích những cuốn sách này là “thành quả của sự phản bội nghiêm trọng niềm tin của Đức Giáo hoàng. Còn đối với tác giả cuốn sách, họ đã lợi dụng hành động bất hợp pháp để hòng có được tài liệu mật”.
Ngọc Như-Minh Trường
Theo phapluattp
Khám phá đội vệ binh bảo vệ an nguy của Giáo hoàng
Vệ binh Thụy Sĩ là nhóm binh sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng, tòa thánh Vatican và còn là quân đội của quốc gia nằm gọn trong lòng thủ đô Roma của Italy.
Trong quá khứ, Vệ binh Thụy Sĩ, tên Latin là Custodes Helvetici, là tập hợp những người lính Thụy Sĩ ra đời cuối thế kỷ 15. Họ làm vệ sĩ, bảo vệ nghi lễ, canh giữ cung điện hay đánh thuê cho quân đội các nước tới cuối thế kỷ 19. Ngày nay, lực lượng này chỉ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng và Tòa thánh Vatican. Họ cũng là quân đội của Vatican, theo Ibtimes.
Theo số liệu thống kê năm 2003, đội vệ binh này gồm 134 thành viên. Trong khi Vatican sử dụng tiếng Latin, đội Vệ binh Thụy Sĩ lại nói tiếng Đức.
Thành viên lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ được tuyển theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Họ buộc phải là nam giới độc thân, người Công giáo và từng hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản của quân đội Thụy Sĩ với hạnh kiểm tốt.
Về ngoại hình, người dự tuyển phải cao tối thiểu 1m74, nằm trong độ tuổi 19 tới 30 và tốt nghiệp trung học. Trong năm 2009, chỉ huy lực lượng này để ngỏ việc tuyển nữ giới nhưng nó chưa thể diễn ra trong thời điểm hiện tại.
Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ kết nạp thành viên mới vào ngày 6/5 hàng năm tại sân San Damaso của tòa thánh Vatican. Nó diễn ra lần đầu 6 tháng 5 ngày sau khi vụ bạo loạn thành Roma xảy ra năm 1527 làm 190 vệ binh thiệt mạng.
Theo Ibtimes, một người có thể phục vụ trong lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ từ 2 tới 25 năm. Một binh sĩ bình thường nhận lương 20.200 USD cùng tiền lương ngoài giờ nếu họ làm thêm. Họ được cấp nơi ở nội trú tại Vatican.
Đồng phục hiện tại của lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ ra đời từ năm 1914. Chúng khá rộng và hình dáng khá phổ biến trong các bộ quân phục thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu.
Lễ phục hiện nay của các vệ binh bao gồm bộ quần áo 3 màu cùng mũ, găng tay và giày.
Tuy nhiên, đồng phục hàng ngày của họ đơn giản hơn với màu xanh.
Thường ngày, họ đội mũ nồi đen nhưng trong các dịp lễ, Vệ binh Thụy Sĩ đội mũ với lông chim màu đỏ, trắng, vàng hoặc đen.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, họ sử dụng những loại vũ khí truyền thống như kiếm và giáo. Ngoài ra, họ cũng được trang bị súng.
Theo Tri Thức
Phiến quân IS lên kế hoạch tấn công hàng loạt tại Anh Giám đốc Cơ quan Tình báo Nội địa Anh (MI5) Andrew Parker mạnh mẽ cảnh báo về "các âm mưu tấn công chống lại Vương quốc Anh do những kẻ khủng bố ở Syria đạo diễn"... "Chúng tôi phát hiện các âm mưu chống lại Vương quốc Anh do những kẻ khủng bố ở Syria trực tiếp đạo diễn. Những kẻ khủng bố...