Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hoá Sinh (HSI) đứng bên bờ vực
Công ty cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hoá Sinh (HSI) đứng bên bờ vực khó khăn khi có áp lực phải trả khoản nợ 253 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1,7 tỷ đồng.
Thị trường phân bón NPK có sự cạnh tranh gay gắt. Ảnh: Dũng Minh.
HSI niêm yết cổ phiếu trên HOSE năm 2007, tới năm 2015 bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ luỹ kế đến 31/12/2014 âm 123,1 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 100 tỷ đồng, đồng thời kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp. Cổ phiếu HSI chuyển sang giao dịch trên UPCoM từ đó đến nay, hiện có giá 900 đồng/cổ phiếu với thanh khoản nhỏ giọt.
Tính tới 31/12/2019, HSI lỗ luỹ kế 131,7 tỷ đồng, vốn điều lệ giữ nguyên mức 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1,7 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 326,6 tỷ đồng, trong đó có 253 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, chiếm 77,4%; phải trả người bán ngắn hạn 38,8 tỷ đồng, chiếm 11,9%.
Dư nợ 253 tỷ đồng là vay Ngân hàng Đông Á, trong đó 46,3 tỷ đồng nợ vay có thời gian 9 tháng, thế chấp bằng toàn bộ xưởng máy móc, thiết bị, các công trình phụ trên đất tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM và tại Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Các tài sản này cũng được thế chấp cho khoản vay 206,7 tỷ đồng, đáo hạn ngày 25/6/2020.
Video đang HOT
Nợ đến hạn chiếm phần lớn nguồn vốn, nhưng HSI chỉ có lượng tiền mặt 10,4 tỷ đồng. Công ty có các khoản phải thu ngắn hạn 154 tỷ đồng nhưng khó đòi, trong đó phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu Eung Suy Kim Ly 16,7 tỷ đồng,
Cửa hàng vật tư nông nghiệp Kim Mây 37,4 tỷ đồng, phải thu khách hàng khác 129,3 tỷ đồng. Doanh nghiệp mới trích lập được gần 58 tỷ đồng nợ xấu.
Đáng lưu ý, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
Theo đó, trong báo cáo tài chính năm 2019, HSI chưa xác định các khoản chi phí lãi vay với số tiền ước tính gần 16,4 tỷ đồng. Các khoản nợ phải thu khó đòi chưa trích lập dự phòng là 24,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HSI không đảm bảo, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Một khó khăn khác, theo quyết định của UBND TP.HCM về thu hồi đất tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, là địa điểm đang hoạt động sản xuất – kinh doanh của HSI, Công ty có trách nhiệm bàn giao khu đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.
HSI chủ yếu sản xuất phân bón NPK với thương hiệu “Con Trâu”, sản phẩm được tiêu thụ ở miền Trung, Đông Nam Bộ, miền Tây và xuất khẩu sang một số thị trường châu Phi, Mỹ Latinh.
Năm 2019, HSI đạt 182,7 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ so với năm 2018, nhưng lợi nhuận sau thuế âm 656 triệu đồng (năm 2018 lãi 1,2 tỷ đồng).
Thị trường phân bón NPK có sự cạnh tranh gay gắt, thị phần tập trung vào các doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM), Phân bón Bình Điền (BFC), với công nghệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, DPM và DCM có lợi thế sản xuất được urê, nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tổng hợp.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết ngày một khắc nghiệt, cũng như ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửa Long gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phân bón, khiến áp lực cạnh tranh của ngành tăng cao.
Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn và tình hình tài chính yếu kém, nhất là áp lực nợ vay lớn, nếu doanh nghiệp không huy động được thêm vốn, đồng thời đáo nợ với ngân hàng thì khả năng sẽ bị xử lý tài sản bảo đảm là cơ sở đang sản xuất.
Ngày 1/8/2020, HSI bổ nhiệm ông Phạm Lê Phương làm Tổng giám đốc thay cho ông Nguyễn Tấn Quốc. Ông Quốc trước đó giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Biến động nhân sự cấp cao nhưng hoạt động mua bán cổ phiếu cũng như cổ đông mới không xuất hiện cho thấy, việc chuyển giao “quyền lực” tại HSI nhằm đáp ứng yêu cầu tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty. Cụ thể, từ 1/8/2020, chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc (tổng giám đốc) của cùng 1 công ty đại chúng.
Nhiều công ty đại chúng chưa tách bạch chức danh lãnh đạo
Dù có thời gian chuẩn bị trong 3 năm, song nhiều công ty đại chúng vẫn chưa tách bạch hai chức danh lãnh đạo cao nhất theo quy định của Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đại chúng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (mã cổ phiếu: SGR) liên quan đến việc chưa tách bạch chức danh lãnh đạo theo quy định của Nghị định 71/2017/NĐ-CP (Nghị định 71) ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty đại chúng.
Cụ thể, trong khoản 2, Điều 12 của Nghị định 71 có quy định, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng. Nội dung này có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Tuy nhiên, đến ngày 10/8/2020, qua rà soát thông tin đã công bố, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn vẫn chưa đáp ứng theo quy định này.
HOSE nhắc nhở và đề nghị phía Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn nhanh chóng khắc phục và gửi báo cáo giải trình về Sở trước ngày 18/8/2020. Hiện ông Phạm Thu vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của công ty này.
Trong ngày 11/8, HOSE cũng có văn bản nhắc nhở và yêu cầu Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GEX) gửi báo cáo giải trình liên quan đến việc chưa thực hiện khoản 2, Điều 12 của Nghị định 71. Ông Nguyễn Văn Tuấn vẫn đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty này.
Ngoài hai doanh nghiệp trên, nhiều công ty đại chúng khác cũng nhận được văn bản nhắc nhở của HOSE liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như: Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã AMD); Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (PLP); Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL); Công ty cổ phần Bibica (BBC)...
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu hướng tách bạch chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc/Giám đốc trong doanh nghiệp.
Theo đó, HĐQT do Chủ tịch HĐQT đứng đầu chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của công ty và giám sát thực hiện; còn Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc do Tổng Giám đốc/Giám đốc đứng đầu giữ vai trò vận hành doanh nghiệp, thực hiện chiến lược do HĐQT đề ra.
Với sự phân chia chức năng, nhiệm vụ này, việc tách bạch hai chức danh lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp được nhìn nhận là thông lệ quản trị tốt hiện nay.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thời gian 3 năm để chuẩn bị cho việc tuân thủ quy định này dù Nghị định 71 ra đời từ 2017. Do vậy, ngay trước khi quy định này có hiệu lực, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm mới nhân sự chủ chốt cho hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
Trong tháng 7/2020, HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL) đã quyết định cho ông Nguyễn Triệu Dõng - Chủ tịch HĐQT thôi kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc từ ngày 1/7/2020 và bổ nhiệm ông Dương Thế Nghiêm - Phó Tổng giám đốc thường trực giữ chức vụ thay thế.
Cũng trong ngày 1/7/2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG) đã thông qua quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc với ông Bùi Ngọc Đức, thay thế cho Chủ tịch HĐQT là ông Lương Trí Thìn sau 18 năm kiêm nhiệm..../.
Bà Chu Thị Bình ngồi ghế Chủ tịch Thuỷ sản Minh Phú thay chồng Bà Chu Thị Bình sẽ giữ chức Chủ tịch thay chồng nhằm tuân thủ đúng Nghị định 71 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. HĐQT của CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc bổ nhiệm bà Chu Thị Bình, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng...