Vật thể lạ tại trụ sở huyện : Người đàn ông lạ
Lãnh đạo Phú Xuyên bác bỏ nghi vấn ‘ trấn yểm’ tại trụ sở UBND huyện. Báo cáo về vụ việc tiết lộ thêm tình tiết.
Liên quan tới việc phát hiện vật thể lạ tại trụ sở UBND huyện, HĐND huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày 18/4, ông Nguyễn Thành Chung – Phó Chánh văn phòng UBND huyện khẳng định, đã chỉ đạo nghiêm, không cho phép các hoạt động có tính chất mê tín dị đoan (nếu có) trong trụ sở.
Ông Chung cũng bác bỏ nghi vấn “trấn yểm” tại trụ sở, đồng thời cho biết, sự việc đã được xử lý triệt để để cán bộ, nhân viên yên tâm công tác.
Trước đó, Văn phòng UBND huyện Phú Xuyên vừa có báo cáo về việc phát hiện vụ đào hố, đặt đá tứ phía trụ sở UBND; HĐND; Huyện uỷ Phú Xuyên (Hà Nội) gây rúng động dư luận địa phương này. Báo VietNamNet trích dẫn văn bản này cho biết, cơ quan này phát hiện, tại các vị trí phía Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc… đều ghi nhận có các hố đã xây gạch xung quanh 40cmx40cm, sâu 40cm, bên trong có 1 hòn đá màu trắng đục, hình lục giác. Ngoài ra tại khu vực này còn có 2 tờ giấy màu vàng có in chữ nhưng không phải chữ quốc ngữ.
Trong báo cáo gửi Thường trực huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện, Văn phòng UBND huyện ghi rõ, các hố này nằm trong khuôn viên ủy ban huyện, giáp với nhà làm việc của Thanh tra huyện; giáp ranh giữa nhà làm việc của Ban QLDA với tường rào nhà làm việc của VKSND huyện.
Thời điểm xuất hiện sự việc, có một người đàn ông lạ mặt chừng trên 50 tuổi, sau đó đã rời hiện trường. Vụ việc lập tức được lập biên bản và báo cáo Huyện ủy, UBND huyện.
Nghi vấn trấn yểm tại trụ sở UBND huyện Phú Xuyên. Ảnh: TPO
Bình luận về hiện tượng trên, TS Phan Đăng Long – nguyên Phó Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho rằng, để tránh những bàn tán của dư luận, các cơ quan chức năng huyện Phú Xuyên phải xác minh, làm rõ có hiện tượng đó hay không; ai làm và vì mục đích gì?
Theo ông Long, làm rõ động cơ, mục đích cũng như nguồn gốc những vật thể lạ trên một phần giúp xóa bỏ những nghi vấn, đồng thời cũng góp phần trả lại sự trong sạch cho cán bộ, lãnh đạo địa phương.
Video đang HOT
Nhìn rộng hơn, ông Long cho biết, từ lâu đào hố, chôn bùa được coi là một hoạt động mê tín dị đoan được một số thầy phong thủy vẫn làm với hi vọng thân chủ được bình an, giúp cho thân tâm, gia đình, yên ổn. Hoạt động trên xuất phát từ tâm lý của một số người nào đó mong muốn dựa vào sức mạnh thần chú có thể sẽ giúp ngăn chặn được sự tác động của các thế lực xấu làm ảnh hưởng tới công danh, sự nghiệp của họ.
Ông Long khẳng định, đây là các hoạt động mê tín dị đoan phải được ngăn chặn, nghiêm cấm, đặc biệt, với cán bộ, công chức.
“Muốn có kết quả tốt phải cố gắng bằng năng lực, không có thánh thần nào có thể bảo vệ, dung túng cho những sai phạm”, ông Long thẳng thắn.
Bày tỏ lo ngại về những hoạt động mê tín còn diễn ra ở nhiều điểm công cộng, nhà riêng, không loại trừ cả nơi làm việc, ông Long cho rằng, bài trừ mê tín dị đoan trong tình hình hiện nay phải đi liền với tăng cường quản lý các lễ hội, không để các hoạt động mê tín dị đoan đeo bám nhờ vào các lễ hội mà tồn tại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải có quan điểm định hướng, chỉ đạo và quy định thống nhất để quản lý các hoạt động tín ngưỡng cho hiệu quả.
Trở lại câu chuyện ở Phú Xuyên, ông Long nói lại, không có gì lạ khi xuất hiện những vật thể lạ ở Phú Xuyên lập tức có ngay dư luận nghi ngờ đó là bùa chú, trấn yểm.
Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của Phú Xuyên là rất tốt, tuy nhiên, để rõ ràng hơn, ông Long vẫn cho rằng, Phú Xuyên cần tiếp tục chỉ đạo làm rõ ý đồ, động cơ, mục đích cũng như nguồn gốc của những vật thể lạ trên để dư luận có một câu trả lời chính xác.
Thái Bình
Theo baodatviet
Bà Yến chùa Ba Vàng nói "không xúc phạm, không xin lỗi" gia đình nữ sinh giao gà bị hạ sát
Phật tử Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh những lùm xùm được báo chí phản ánh tại ngôi chùa huyền thoại này.
Bà Phạm Thị Yến nhắc lại nhiều lần rằng, bà không muốn thanh minh bất cứ điều gì về những phản ánh của báo chí nêu ra và "không hề giận ai hay có vấn đề gì", bởi con đường tu tập muốn "thành đạo" phải như vậy.
"Người quan trọng nhất với tôi là đức Phật, do đó không được làm ảnh hưởng đến Người. Ví dụ, Người nói có nhân quả mà tôi nói không có sẽ làm ảnh hưởng đến Phật. Khi Phật nói có nhân quả, tôi cũng nói có sẽ không ảnh hưởng đến Phật.
Liên quan đến những phát ngôn dậy sóng xúc phạm đến gia đình, vong linh nữ sinh giao gà dịp Tết bị hạ sát, bà Yến biện hộ: " Đây là do có người hỏi nên bà trả lời và "việc trả lời này theo đúng nhân quả như lời Phật dạy".
"Ở đây tôi chỉ trả lời rất bình thường theo tư duy nhân quả của Phật pháp chứ không nhằm mục đích gì khác", bà Yến lý giải.
Nữ phật tử chùa Ba Vàng này khẳng định chưa nghĩ tới việc xin lỗi đối với gia đình nữ sinh.
"Tôi không có gì xúc phạm tới bác ấy (mẹ nữ sinh - PV), mà xúc phạm do những người nâng cao quan điểm vấn đề. Cả một bài tôi không có gì xúc phạm mà trả lời đúng với tinh thần nhà Phật".
Là con người mà tôi lại có tâm ý đi xúc phạm người ta hay sao. Đó là do những người có cái tâm ô uế, người ta nói vào và việc đó của người ta", bà Yến biện minh và cho rằng, trước đây gia đình mình ở vào cảnh gần giống như nhà nữ sinh giao gà bị hạ sát nên chỉ có cảm thông.
PV đề nghị giải thích về phản ánh việc bà và chùa Ba Vàng sử dụng phương pháp gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ nhằm mục đích trục lợi, thu tiền, tuyên truyền mê tín dị đoan.
Bà Yến nói, người nào ở cạnh sẽ hiểu còn "những người bên ngoài nói sao là quyền của họ, không cấm được ai nói".
Bà Phạm Thị Yến trên một banner giới thiệu.
Trả lời về vấn đề dù không giữ chức vụ gì ở chùa nhưng "uy quyền" lại chỉ dưới trụ trì Đại đức Thích Trúc Thái Minh, bà Yến cho rằng đó là do bà được phật tử yêu quý.
Bà này nói, đối với phật tử chùa Ba Vàng rất thân cận, gần gũi cho nên uy tín được hình thành trong tâm mỗi con người đến hỏi han, nhờ giúp chứ không phải uy tín nắm quyền trong chùa.
"Chức vụ trong chùa là thầy và các sư còn tầm quan trọng, ảnh hưởng của tôi, do tâm của phật tử."
Bà Phạm Thị Yến. Ảnh: cắt từ clip.
"Tôi khẳng định, trong hàng đệ tử phật tại gia của sư thầy Thích Trúc Thái Minh, tôi là người được phật tử tin yêu, hỏi han nhiều thứ cho nên cảm thấy tầm quan trọng", bà Yến nói.
Theo bà này, như cư sĩ Phật tử ở chùa, lúc nào có thời gian, bà lên công quả, tu tập còn lại đi khắp nơi, nếu ai cần giúp sẽ đến chứ không phải hộ khẩu ở chùa.
"Khi tôi có mặt ở chùa sẽ xuất hiện công khai và cần xuống bếp sẽ xuống làm, cần ở chỗ nào sẽ ở chỗ đó làm như những người phật tử bình thường chứ có gì đâu", bà Yến cho hay.
Trước đó, UBND TP Uông Bí đã có công văn gửi trụ trì chùa Ba Vàng nêu rõ, các nghi thức "thỉnh vong", cúng "oan gia trái chủ", các hoạt động giảng pháp do phật tử chùa Ba Vàng là Phạm Thị Yến (trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, chủ nhiệm CLB Cúc Vàng thực hiện không có trong danh mục hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, không có trong danh mục đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc tuyên truyền giảng pháp của phật tử Phạm Thị Yến đã gây ra những bất bình trong dư luận, trong nhân dân, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
UBND TP Uông Bí yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019 đã đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Theo Trí Thức Trẻ
Toàn cảnh tại vụ bê bối Chùa Ba Vàng Những chuyện xảy ra ở chùa Ba Vàng thời gian gần đây không chỉ khiến công chúng xôn xao, mà còn khiến những phật tử chân chính không khỏi đau lòng, chua xót. Vụ bê bối ở chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) khởi nguồn từ một phóng sự điều tra của báo Lao Động đăng tải ngày 20/3. Trong phóng sự,...