Vật liệu sinh học đột phá mới có thể khôi phục tất cả các yếu tố mô xương
Các nhà khoa học Nga vừa tiết lộ về một vật liệu sinh học mới tiên phong trong điều trị loãng xương đã được phát triển bởi một nhóm khoa học với sự tham gia của các nhà sinh vật học từ Đại học Samara.
Ứng dụng thực tế của vật liệu này sẽ cho phép phục hồi không chỉ các thành phần khoáng chất bị mất của mô xương mà còn cả các thành phần hữu cơ.
Hiện nay, loãng xương là một bệnh mãn tính kèm theo sự giảm dần mật độ khoáng của mô xương. Nó làm tăng tính dễ gãy của xương và nguy cơ gãy xương. Loãng xương là căn bệnh gây tử vong nhiều thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nghiên cứu Quốc gia Samara, Đại học Y bang Samara và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Đa khoa Quốc tế về Kỹ thuật Mô (IIRL TE) là những người đã phát triển một vật liệu mới độc đáo để điều chỉnh điều trị loãng xương – Hydroxyapatite (Hap).
Video đang HOT
“Hydroxyapatite hiện đang được sử dụng chỉ chứa một thành phần khoáng chất. Tính độc đáo của vật liệu mà chúng tôi đã phát triển nằm ở thành phần của nó, cụ thể là hàm lượng không chỉ các thành phần khoáng chất mà còn cả các thành phần hữu cơ. Vật liệu mới cho phép chúng tôi khôi phục các thành phần khoáng chất bị mất của mô xương để điều chỉnh quá trình điều trị loãng xương”, Phó Giáo sư Elena Timchenko, Phó Giám đốc Khoa học của IIRL TE, cho biết.
Theo giáo sư Elena Timchenko, công nghệ thu được HAp đã được cải tiến và chất lượng của nó được đánh giá bằng phương pháp quang phổ Raman tiên tiến. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng không có chất tương tự của các vật liệu như vậy để điều trị loãng xương trên thế giới.
Các nhà khoa học cũng báo cáo họ đã thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm về thành phần của xương trong bệnh loãng xương, đồng thời phân tích các đặc điểm cụ thể của sự thay đổi cấu trúc xương trong các biến thể loãng xương khác nhau từ nguyên phát đến thứ phát.
“Loãng xương nguyên phát được coi là khi chưa biết rõ lý do phát triển của nó. Loãng xương thứ phát xảy ra khi cơ thể con người mắc các bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã phát triển các tiêu chí điều trị riêng cho từng loại loãng xương khác nhau với HAp”, Timchenko cho biết.
Các kết quả thu được cho phép phát triển một loạt các phương pháp đánh giá tình trạng riêng lẻ của mô xương ở giai đoạn tiền lâm sàng trong việc ứng dụng vật liệu sinh học mới (HAp) để ngăn chặn quá trình hủy xương (tái hấp thu mô xương) trong điều kiện trên cạn cũng như trong vi trọng lực.
Bất ngờ công nghệ luyện kim tiên tiến từ 6.500 năm trước
Những xưởng thủ công nghiệp tiên tiến, 6.500 năm tuổi, vừa được phát hiện ở Israel. Khám phá này chứng tỏ, 6.500 năm trước, người xưa đã sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Tại Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng lò nung. Điều đó có nghĩa là công nghệ được sử dụng ở đây "tinh vi hơn" bất kỳ thứ công nghệ nào khác trong toàn bộ thế giới cổ đại. Phát hiện được thực hiện tại thành phố Beer Sheva trên sa mạc Negev ở phía Nam Israel.
Tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện xưởng luyện quặng đồng - có lẽ đây là xưởng luyện quặng đồng đầu tiên trên thế giới.
"Khu khai quật hé lộ các chứng cớ về sản xuất trên quy mô rộng từ khoảng 6.500 năm về trước. Điều gây ngạc nhiên nhất là các nhà khảo cổ học đã phát hiện một xưởng luyện quặng đồng nhỏ" - bà Talia Abulafia, nữ Giám đốc phụ trách khai quật ở Cơ quan Đồ cổ Israel, cho biết.
Thời đại đồ đồng ở Cận Đông và một phần Đông Nam châu Âu là giai đoạn từ thế kỷ IV đến thế kỷ III trước Công nguyên. Mặc dù thời kỳ này có dấu hiệu của sản xuất công cụ bằng đồng, nhưng trong thực tế nó vẫn được coi là một phần của thời đại đồ đá.
Phân tích các đồng vị của quặng được phát hiện ở Neveh Noy cho thấy vật liệu được vận chuyển đến đó từ Wadi Faynan (thuộc Jordan ngày nay), cách xa khoảng 100 km. Điều đáng ngạc nhiên là trong thời kỳ này, quặng đồng được chế biến ở xa nơi khai thác.
"Điều quan trọng là chúng ta hiểu được rằng vào thời điểm đó, khai thác đồng là một công nghệ tiên tiến. Không có công nghệ nào tiên tiến hơn trong thế giới cổ đại" - GS Ben-Yosef ở ĐH Tel-Aviv(Israel) cho biết.
Cũng có khả năng là rất ít thành viên của "nhóm ưu tú" biết được bí mật của việc luyện kim loại. Mỗi xưởng đều có một "công thức" riêng, không bao giờ được chia sẻ ở bất kỳ nơi nào khác.
Khai thác sức mạnh của chất rắn sinh học để sản xuất hydro Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT, Úc đã sử dụng chất rắn sinh học để sản xuất hydro từ nước thải nhờ có công nghệ mới hỗ trợ tái chế hoàn toàn nước thải. Công nghệ đã được cấp sáng chế này tập trung cải tiến tái chế chất rắn sinh học và khí sinh học - sản phẩm phụ...