Vật liệu bền nhất thế giới có thể hỗ trợ sản xuất nước uống
Thường được ví là “vật liệu kỳ diệu”, graphene mỏng hơn một triệu lần so7 với sợi tóc của con người nhưng lại cứng hơn cả thép.
Graphene có cấu trúc lục giác hai chiều. Ảnh minh họa: Getty Images
Vật liệu carbon hai chiều này cấu thành từ các lớp graphite đơn và được khai thác từ lòng đất. Chúng cực kỳ nhẹ, có tính dẫn điện và giữ tiềm năng lớn trong các ngành công nghiệp, từ điện tử đến giao thông vận tải.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Khalifa ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang khám phá về một cách ứng dụng khác của graphene: sản xuất nước uống.
Ông Hassan Arafat, Giám đốc cấp Trung tâm Nghiên cứu & Đổi mới về Graphene và Vật liệu 2D (RIC2D) thuộc Đại học Khalifa, cho biết: “Tại UAE, toàn bộ nước uống được đều là nước đã khử muối, vì vậy đây là một lĩnh vực rất quan trọng đối với nền kinh tế cũng như xã hội”.
Khử muối là quá trình loại bỏ muối khỏi nước biển và làm sạch nước để có thể uống được. Nó không chỉ quan trọng ở UAE. Hơn 300 triệu người trên toàn cầu đang sử dụng nước khử muối. Và khi biến đổi khí hậu và ô nhiễm ngày càng đe dọa nguồn cung cấp nước ngọt hạn chế của chúng ta, con số đó sẽ tăng lên.
Nhưng khử muối là một quá trình tốn kém và hao tổn năng lượng.
Và graphene đã xuất hiện như một giải pháp mới. Ông Arafat đang nghiên cứu một loại màng được tăng cường chất graphene để có thể giúp quá trình khử muối trở nên hiệu quả và rẻ hơn.
Giải pháp khử muối
Video đang HOT
Được thành lập vào năm 2022 với sự đầu tư của từ Abu Dhabi, RIC2D có nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn về graphene cũng như là quá trình sản xuất nó.
Giám đốc Hassan Arafat nói rằng graphene có thể kéo dài tuổi thọ của màng khử muối bằng cách ngăn ngừa hiện tượng “nhiễm bẩn”, xảy ra khi vi khuẩn tích tụ trên bộ lọc và làm giảm chất lượng.
Việc sử dụng graphene để nâng cao hiệu suất của các bộ lọc có thể giúp giảm mức sử dụng năng lượng và cắt giảm chi phí cho quá trình khử muối.
Ông cho biết thêm: “Ngay cả với số lượng nhỏ, những vật liệu graphene này vẫn cải thiện đáng kể hiệu suất của màng về khả năng tạo nước”.
RIC2D cũng đang khám phá các ứng dụng khác của graphene như làm vật liệu xây dựng bền vững để giảm lượng khí thải carbon dioxide và các giải pháp năng lượng hydro tái tạo.
Các loại khí được sản xuất trong ngành công nghiệp hóa dầu của Abu Dhabi có thể chuyển đổi thành graphene. Ảnh: Getty Images
Sản xuất graphene từ metan
Mặc dù có tiềm năng lớn, graphene đã được chứng minh là khó sản xuất ở quy mô lớn. Nó đòi hỏi kỹ thuật bóc tách từng lớp graphite đơn lẻ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại RIC2D đang tìm cách cắt giảm chi phí và thời gian để tạo ra graphene mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Họ sử dụng plasma để tách carbon từ các loại khí như metan – một loại khí nhà kính được tạo thành từ carbon và hydro – là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu khí.
UAE là một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu trên toàn cầu và khoảng 30% GDP của quốc gia này đến từ các sản phẩm hydrocarbon. Đáng chú ý, UAE đang mong muốn đa dạng hóa nền kinh tế và hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050.
Và graphene có thể giúp ích cho cả hai tham vọng này.
RIC2D đang hợp tác với công ty khởi nghiệp Levidian của Anh để tách carbon từ metan.
Ông James Baker, Giám đốc điều hành Graphene@Manchester – Trung tâm đổi mới graphene tại Đại học Manchester, đối tác với Đại học Khalifa – cho biết việc tận dụng chuỗi cung ứng của UAE sẽ tạo ra cơ hội tuyệt vời để đẩy nhanh việc áp dụng graphene trong hỗ trợ biến đổi khí hậu.
Ông Baker cho biết, bất kỳ vật liệu gốc carbon nào – bao gồm chất thải từ ngành công nghiệp dầu khí hoặc các sản phẩm dầu mỏ như lốp ô tô – đều có thể được tái chế hoặc tái sử dụng để tạo ra graphene.
“Chúng tôi đang nỗ lực để thực sự tăng quy mô sản xuất vật liệu này từ gram lên kg và lên tấn”, ông Baker nhấn mạnh.
Ông Baker cho biết việc sản xuất graphene từ khí metan còn có lợi ích khác là hydro chiết xuất được có thể sử dụng làm nhiên liệu.
Tại Tuần lễ Graphene được tổ chức tháng 9 vừa qua, ngoài RIC2D, nhiều công ty khác cũng đã giới thiệu dự án của họ. Điển hình, NanoGrafen của Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu cách chuyển đổi vật liệu phế thải như lốp xe đã qua sử dụng thành sản phẩm graphene làm vật liệu xây dựng tổng hợp.
WHO: Khoảng 160 nhân viên y tế đã tử vong khi làm nhiệm vụ tại Dải Gaza
Ngày 7/11, người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christian Lindmeier cho biết khoảng 160 nhân viên y tế đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ tại Dải Gaza và kêu gọi loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động viện trợ y tế tại vùng lãnh thổ này.
Hoạt động cứu hộ được triển khai sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 6/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin trên, một số bác sĩ đang thực hiện các ca phẫu thuật tại Dải Gaza mà không có thuốc gây mê.
Trong khi đó, cơ quan y tế ở Dải Gaza cho biết Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ thành lập một bệnh viện dã chiến gồm 150 giường bệnh tại vùng lãnh thổ này để giúp điều trị những người bị thương. Trước đó, hãng tin WAM ngày 6/11 đưa tin 5 máy bay chở thiết bị và vật tư cho bệnh viện dã chiến này đã bay từ Abu Dhabi đến thành phố Arish của Ai Cập. Theo hãng tin này, bệnh viện dã chiến gồm phòng gây mê, phòng phẫu thuật, phụ khoa và phòng chăm sóc đặc biệt phục vụ cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, một quan chức cho biết hiện chưa có thông tin về cách thức vận chuyển những thiết bị này đến Dải Gaza, nơi chỉ có một cửa khẩu duy nhất còn hoạt động là cửa khẩu Rafah gần thành phố Arish.
Theo cơ quan y tế ở Dải Gaza, trong số 10.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột Hamas - Israel bùng phát cách đây một tháng có khoảng 4.000 trẻ em.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết các cơ sở y tế tại Dải Gaza đã bị quá tải trong khi nguồn cung y tế bị thiếu hụt do xung đột. Theo OCHA, hiện 14 trong số 35 bệnh viện có khả năng điều trị bệnh nhân nội trú đã ngừng hoạt động và 71% cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Gaza đã phải đóng cửa vì hư hỏng hoặc thiếu nhiên liệu.
Người phát ngôn OCHA Jens Laerke ngày 7/11 cho biết các dịch vụ tại Gaza sắp đạt đến "điểm giới hạn" do thiếu nguồn cung nhiên liệu. Ông Laerke đồng thời cho hay không có xe chở nhiên liệu nào trong số 569 xe chở hàng viện trợ nhân đạo đã đến được Dải Gaza cho đến nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Cao ủy LHQ về nhân quyền Volker Trk ngày 7/11 đã bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Trung Đông, với trọng tâm là Israel cũng như khu vực Bờ Tây và Dải Gaza. Dự kiến, trong ngày 8/11, ông Trk sẽ tới thăm cửa khẩu Rafah ở khu vực biên giới giữa Ai Cập với Dải Gaza, và sẽ kết thúc chuyến thăm bằng hoạt động ở thủ đô Amman của Jordan. Tại thủ đô Cairo, ông Trk sẽ gặp Ngoại trưởng Ai Cập và Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL). Ông cũng sẽ tổ chức họp báo tại cửa khẩu Rafah vào ngày 8/11 và cuộc họp báo kết thúc chuyến thăm tại Jordan vào ngày 11/11. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột đã khiến tình hình nhân đạo ở Dải Gaza trở nên vô cùng cấp bách.
Cùng ngày 7/11, Điện Kremlin cho rằng tình hình nhân đạo tại Dải Gaza là "thảm khốc" và kêu gọi thiết lập "khoảng dừng nhân đạo". Phát biểu họp báo, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ tiếp tục liên lạc với Israel, Ai Cập và Palestine để giúp đảm bảo hàng viện trợ nhân đạo có thể được vận chuyển đến Gaza.
Các cuộc đàm phán sơ bộ chuẩn bị cho COP28 vẫn chưa đạt đột phá Các cuộc đàm phán sơ bộ nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã kết thúc ngày 31/10 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), mà chưa đạt được bất kỳ đột phá lớn nào. Chủ tịch COP28...