Vật cản Mỹ không đủ lớn, Trung Quốc nghênh ngang bành trướng?
Mỹ lên phương án đặt ra các vận cản nhằm ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh đang có sự chuẩn bị tốt để đối phó.
Mỹ cần đặt ra vật cản đủ lớn để ngăn chặn Trung Quốc
Mạng tin “ National Interest” vừa đăng bài viết yêu cầu Mỹ cần đặt ra một vật cản đủ lớn trước Trung Quốc để ngăn cản sự bành trướng ngày càng lớn của nước này.
Đề xuất trên được đưa ra sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam và Nhật Bản.
“National Interest” nhận định các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực trong tương lai.
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đặc biệt sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng chiến lược “cắt lát salami” đang đe dọa vị trí lãnh đạo của Mỹ tại châu Á.
Theo “National Interest”, mục tiêu của chuỗi hoạt động gây hấn của Bắc Kinh rất đơn giản, đó là thống trị châu Á-Thái Bình Dương, tránh đối đầu quân sự với Mỹ, từng bước vững chắc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này.
Để thực hiện chiến lược này, Bắc Kinh đã triển khai mô hình mà phương Tây gọi là “chống tiếp cận và xâm nhập khu vực” (A2/AD) với sự triển khai các hệ thống vũ khí bao trùm cả Biển Đông tới sát Indonesia.
Trung Quốc cũng cải tạo các cấu trúc trên biển, xây dựng trên đó các tiền đồn, triển khai các hệ thống vũ khí phòng không, phòng thủ biển cùng các máy bay chiến đấu.
Với những hành động trên của Bắc Kinh, “National Interest” cho rằng Mỹ sẽ phải đứng trước một lựa chọn khủng khiếp, đó là đối đầu, chấp nhận những tổn thất quân sự ngoài sức tưởng tượng, hoặc rút lui, nhường lại khu vực cho Trung Quốc, phá bỏ mạng lưới đồng minh trong khu vực.
Vì vậy để ngăn chặn kịch bản đó diễn ra, Mỹ đang gặp phải rất nhiều cản trở, vừa khách quan vừa chủ quan.
Về khách quan, trong khi Mỹ thực hiện chính sách tái cân bằng hướng về châu Á thì khủng hoảng Ukraine và sự trỗi dậy khủng bố IS đã khiến kết quả của chính sách này không được như mong đợi.
Về chủ quan, những nỗ lực của Mỹ như chiến lược tăng cường hiện diện không quân, hải quân tại Biển Đông hay tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) không có tác động lâu dài nào, cũng như không thể ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Để đối phó với tình trạng trên, Mỹ cùng các nước đồng minh như Nhật Bản, Philippines cần một chiến lược tổng thể hơn để ngăn chặn hoặc chấm dứt hoàn toàn những nỗ lực thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc. Mỹ cần đặt ra một vật cản đủ lớn trước Trung Quốc, và nếu vượt qua, Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Bên cạnh đó, theo “National Interest” Mỹ nên tiến hành chiến thuật công khai làm xấu mặt Trung Quốc (Shamefare) vì những hành động bành trướng của nước này. Mỹ và các đồng minh, đối tác cần nỗ lực hết sức để thu thập những bằng chứng, tư liệu về các hành động của Trung Quốc và phổ biến khắp thế giới, nhất là thông qua các mạng xã hội.
Ngoài ra, cần kết hợp với việc tăng cường hiện diện quân sự, tiếp tục FONOP, công khai thông tin về sự phá huỷ môi trường do các hoạt động cải tạo của Trung Quốc gây ra, tăng cường các vụ kiện Trung Quốc tại toà án quốc tế.
Trung Quốc chủ động đối phó?
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên các biện pháp để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc được phía Mỹ đưa ra. Tuy nhiên dường như Trung Quốc đều biết và chủ động đối phó.
Một trong số phương án từng được Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách Mỹ đưa ra vào năm 2010 là “Tác chiến không-hải nhất thể” với nhiều kỳ vọng của Washington nhưng đã bị Trung Quốc hóa giải thành công.
Tác chiến không-hải nhất thể không còn khắc chế được Trung Quốc?
Mục tiêu được đặt ra là khắc chế sự thách thức của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD) mà Trung Quốc đang sử dụng được xác định đe dọa sự “tự do hoạt động” của không quân và hải quân Mỹ.
“Tác chiến không-hải nhất thể” chủ yếu bao gồm các đòn tấn công chính xác phủ đầu từ xa (ví dụ như tên lửa siêu thanh) và tấn công phá hoại mạng thông tin chỉ huy – hiệp đồng với tính chất như một chiến dịch “làm mù mắt đối phương” (ví dụ như bom xung mạch điện từ, vũ khí chống radar…).
Điều này có nghĩa là, quân đội Mỹ sẽ thông qua các phương tiện tác chiến tầm xa tàng hình để hủy diệt khả năng tấn công và dập tắt năng lực phòng không của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động quân sự tiếp theo.
Mỹ tuyên bố, khái niệm “Tác chiến không-hải nhất thể” của họ không có liên quan gì đến chiến lược của Trung Quốc nhưng rõ ràng mục đích của Washington là nhằm vào Bắc Kinh.
Tuy nhiên, tờ nhận định mới đây của tờ The National Interest , “Tác chiến không-hải nhất thể” mang lại quá nhiều bất trắc nhưng hiệu quả rất thấp khi thực hiện.
Theo đó, một nhiệm vụ hết sức khó khăn mà quân đội Mỹ phải đạt được khi triển khai kế hoạch trên là phát hiện và phá hủy bằng được các hệ thống tên lửa, phần lớn là theo kiểu cơ động của Trung Quốc. Trong chiến tranh vùng Vịnh, dường như quân đội Mỹ đã thất bại khi thực hiện nhiệm vụ này.
Bài báo nêu rõ, cơ hội thành công trong ba lĩnh vực chính của khái niệm về “tác chiến không hải nhất thể” là “Làm mù, Quét sạch các đầu mối chỉ huy, kiểm soát và Áp chế các hệ thống phóng tên lửa của đối phương” là rất nhỏ. Nó còn phải đối mặt với những rủi ro lớn từ các cuộc tấn công của Trung Quốc, khiến xung đột leo thang không thể kiểm soát được.
Đặc biệt, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo vệ mình trước chiến lược này của Mỹ. Nhiều kế hoạch lớn đã được đầu tư phát triển để đối phó như: các phương tiện tác chiến điện tử, tấn công mạng và sử dụng vũ khí chống vệ tinh…
Hồng Sơn(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Báo National Interest: Hải quân Trung Quốc chỉ có thể 'trốn' ở cửa nhà
Theo cây viết của National Interest, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng, sẽ làm cho phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc giới hạn ở biển gần của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 1/6 dẫn tạp chí The National Interest Mỹ ngày 30/5 đăng bài một bài viết chỉ ra thách thức của Hải quân Mỹ với sức mạnh đang lên của Trung Quốc hiện nay của phó giáo sư James Holmes, khoa Chiến tranh và Chính sách, Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ.
Bài viết cho rằng đến năm 2020, trong đối đầu tàu sân bay giữa Trung-Mỹ, do máy bay trên tàu sân bay của Trung Quốc áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, vì vậy, lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo của máy bay bị hạn chế nghiêm trọng, dẫn tới trong đối đầu giữa máy bay chiến đấu hai bên, họ sẽ ở vào vị trí bất lợi khi đối mặt với máy bay chiến đấu được phóng bằng hơi nước hoặc điện từ trên tàu sân bay Mỹ.
Hơn nữa, khi đó, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng, sẽ làm cho phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc giới hạn ở biển gần của nước này.
Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc chính là một "hạm đội cứ điểm quan trọng" hiện đại, co quắp an toàn ở trong pháo đài phòng thủ biển gần, dựa vào không ngừng tăng cường hỏa lực để gây phiền phức cho đối thủ.
Trong chiến đấu, nếu hạm đội này vươn ra vùng biển quốc tế, đã mất đi "ô bảo vệ" quan trọng, sẽ phải đối mặt với số phận tàn khốc. Chỉ có cố thủ ở cửa nhà, trốn chui trốn lủi trong phạm vi chi viện hỏa lực bờ biển thì Trung Quốc mới có thể an tâm và kiêu căng.
Trung Quốc không ngừng khoe khoang họ có tên lửa dẫn đường với mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có ý đồ đe dọa tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Trong đó, nổi bật nhất là tên lửa chống hạm tầm trung Đông Phong-21D và Đông Phong-26. Đây là trụ cột vững chắc của phòng thủ "chống can thiệp/chống tiếp cận" (A2/AD) của Quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc đã làm cho rất nhiều nhà quan sát tin về điểm này, bao gồm các nhân viên làm việc lâu dài ở Lầu Năm Góc - họ đánh giá về sức chiến đấu của Trung Quốc.
Báo cáo thường niên mới nhất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Lầu Năm Góc đưa ra đã thực sự cầu thị, cho rằng: Quân đội Trung Quốc hiện có thể sử dụng tên lửa Đông Phong-21 tấn công tàu chiến mặt nước (bao gồm tàu sân bay) ở ngoài 900 dặm Anh tính từ đường bờ biển Trung Quốc.
Điều này rất đáng sợ. Nhưng, Hải quân Mỹ cũng có "sát thủ tàu sân bay" của họ. Hoặc nói một cách chính xác hơn, đó là "sát thủ tàu chiến". Những sát thủ có thể tiêu diệt và bắn chìm tàu sân bay này cũng có thể tấn công tàu chiến có kích cỡ tương đối nhỏ.
Đồng thời, sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ đã khôi phục sức sống, vũ khí chống hạm đều được cải thiện rất lớn về số lượng, phạm vi và khả năng sát thương. Sau khi chiến tranh trên biển bùng nổ, sát thủ tàu sân bay của ai tốt hơn sẽ đóng vai trò quyết định trên chiến trường.
Cách nói ví von "sát thủ tàu sân bay" đã nhận được đồng tình của các nhà quan sát phương Tây. Điều này có nghĩa là tên lửa của Trung Quốc có thể tiến hành tấn công siêu xa đối với sự "ngạo mạn" của Hải quân Mỹ, ngăn chặn Mỹ tiến hành chi viện cho các đồng minh châu Á.
Điều gay go hơn, điều này có nghĩa là trên cơ sở chưa điều một tàu chiến ra khơi hoặc một máy bay cất cánh, sĩ quan chỉ huy Quân đội Trung Quốc có thể giành được một "chiến thắng vĩ đại" trong lịch sử thế giới. Điều này diễn ra chỉ trong nháy mắt sau khi ấn nút bấm phóng tên lửa chống hạm.
Có lẽ là như vậy. Nhưng, tại sao chú ý tới những chi tiết kỹ thuật như tầm bắn? Một mặt, tầm bắn tiêu chuẩn của tên lửa Đông Phong-21D là 900 dặm Anh, đã vượt xa bán kính tác chiến của máy bay trên tàu sân bay.
Vì vậy, một hạm đội tàu sân bay một khi đi vào chiến trường châu Á, sẽ có một cuộc chiến quy mô lớn nổ ra. Hơn nữa, không có phối hợp về phạm vi tác chiến sẽ làm cho tình hình xấu đi.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D.
Mùa thu năm 2015, Quân đội Trung Quốc đã công bố tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 trong Lễ duyệt binh quy mô lớn tại Bắc Kinh, nghe nói loại tên lửa này có tầm bắn tối đa là 1.800 - 2.500 dặm Anh.
Nếu công nghệ này thành công, tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể đe dọa bất cứ tàu chiến nào của Mỹ và đồng minh hoạt động ở các vùng biển trong chuỗi đảo thứ hai ở châu Á. Ngoài ra, số liệu tầm bắn của tên lửa Đông Phong-26 nói trên sẽ làm cho phạm vi tấn công của tên lửa chống hạm vượt xa chuỗi đảo.
Nhìn từ góc độ Đại Tây Dương, từ khu vực duyên hải Trung Quốc tấn công tàu chiến ở phía đông Guam sẽ tốt hơn so với từ căn cứ tên lửa ở trung tâm thành phố Washington tấn công tàu thuyền đi lại ở phía đông đảo Greenland.
Có thể tấn công Guam là một mối đe dọa tiềm tàng đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở Hawaii hoặc bờ biển phía tây nước Mỹ.
Trong khi đó, các căn cứ tiền tiêu ở Guam, Nhật Bản hoặc các khu vực khác ở Thái Bình Dương sẽ luôn bị phủ bóng đen bởi các cuộc tập kích tên lửa.
Đến nay, do hơn 5 năm qua tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D được biên chế cho Quân đội Trung Quốc, nhưng chưa từng tiến hành thử nghiệm trên biển, vì vậy, nó chưa có bất cứ giá trị nào. Trong khi đó, tên lửa Đông Phong-26 được thử nghiệm trong điều kiện chiến tranh thì càng ít.
Đây chính là nguyên nhân dừng lại để suy tính kỹ càng. Chính như có một quan điểm cho rằng, nếu trong thời bình không nắm chắc kỹ thuật, thì trong thời chiến sẽ thể hiện một cách đáng thất vọng.
Tuy nhiên, nếu nhân viên kỹ thuật Trung Quốc có thể thực hiện được "danh" xứng với "thực", thì tên lửa chống hạm sẽ là một thủ đoạn tấn công rất có hiệu quả. Quân đội Mỹ cho biết họ không có vũ khí đáp trả tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Theo VietTimes
5 chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại Tạp chí National Interest đã lựa chọn 5 chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại dựa trên khả năng chiến đấu, độ ổn định và chi phí mua sắm. Theo đó, khả năng chiến đấu được đánh giá dựa trên việc liệu những chiến đấu cơ này có vượt trội không chỉ so với các chiến đấu khác mà còn các máy...