VASEP: Doanh nghiệp xuất cá tra sang Trung Quốc không bán giá thấp
Từ ngày 10/11/2020 đến nay, Trung Quốc truy xuất nguồn gốc 100% l ô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn khiến nhiều l ô hàng cá tra xuất khẩu đang bị ách tắc.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. (Ảnh: TTXVN)
Trước tình hình nhiều l ô hàng cá tra xuất khẩu đang bị ách tắc tại cảng đến do chính sách kiểm dịch mới của Trung Quốc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu không chào bán giá thấp gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người nuôi.
Từ ngày 10/11/2020 đến nay, cơ quan thẩm quyền tại cửa khẩu Trung Quốc bắt đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% l ô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn và quan trọng như Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân, Thanh Đảo…
Video đang HOT
Theo quy định mới này, các l ô hàng thủy sản đông lạnh bao gồm cá tra philê nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu kiểm tra COVID-19 trên bao bì và sản phẩm ngay tại cảng.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các cơ quan kiểm soát phía Trung Quốc vẫn chưa có hướng dẫn và thông tin rõ ràng, cụ thể về thời gian thực hiện quy trình từ khi lấy mẫu đến khi trả kết quả để thông quan, khiến nhiều l ô hàng cá tra đang bị ách tắc tại cảng.
Với tình hình hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đang lo ngại hoạt động xuất khẩu có nguy cơ tiếp tục đình trệ dù thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chịu áp lực do chi phí phát sinh từ kiểm hàng, lưu bãi, lưu công đối với hàng đông lạnh rất lớn; trong khi giá xuất khẩu giảm.
Trước tình hình trên, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp , hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
VASEP đề nghị các doanh nghiệp cá tra phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời, lựa chọn xuất hàng đến những cảng không bị kẹt; đồng thời, thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý.
Đại diện VASEP cho biết đã cập nhật tình hình và đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao làm việc với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc để sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch COVID-19 .
Hiện VASEP đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc các nhà nhập khẩu thủy sản tại Trung Quốc đã và đang đề nghị với doanh nghiệp cá tra Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu nhằm giảm gây thiệt hại cho cả hai phía; đặc biệt đang vào dịp cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản cao nhất.
Đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam với hơn 130 doanh nghiệp tham gia giao thương. Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 428 triệu USD, chiếm trên 35% tổng giá trị xuất khẩu cá tra và giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù giá trị xuất khẩu giảm kể từ sau đại dịch COVID-19 nhưng từ tháng 10/2020, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc đã bắt đầu sôi động trở lại, các nhà nhập khẩu tích cực nhập hàng kể cả trong những ngày nghỉ lễ.
Động thái này đã góp phần giúp thúc đẩy giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long và giá xuất khẩu trung bình tăng; tạo tín hiệu tích cực để xuất khẩu cá tra phục hồi sau thời gian dài giảm sâu do ảnh hưởng của dịch COVID-19./.
Bàn giải pháp xuất khẩu cá ngừ sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA
Ngày 10/10, tại Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai thác IUU và xuất khẩu cá ngừ vào thị trường châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Cá ngừ dọc dưa được chuyển về nhà máy để chế biến tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh (minh họa - tư liệu): Vũ Sinh/TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực nông nghiệp, sau 2 tháng EVFTA có hiệp lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã có chuyển biến tích cực. Chỉ trong tháng 8, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng lên 11,4 triệu USD (tăng 8,6%), tháng 9 đạt 11,9 triệu USD (tăng 13,3% so với các tháng trước đó). Qua đó có thể thấy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam sang thị trường EU những tháng cuối năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để đảm bảo tính bền vững, các địa phương cần tiếp tục hướng dẫn ngư dân, doanh nghiệp khai thác theo các cam kết quốc tế và chống khai thác IUU. Đồng thời phải đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với khẩu vị, nhu cầu của thị trường châu Âu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cho rằng, ngoài cá tra, tôm thì cá ngừ đại dương là một sản phẩm rất tuyệt vời của ngành thủy sản Việt Nam đối với thị trường EU. Đặc biệt khi Hiệp định EVFTA được thông qua, thuế suất dần trở về 0% là một lợi thế để các doanh nghiệp và ngư dân tự hoàn thiện mình thông qua việc đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất và phương pháp đánh bắt đúng quy định. Qua đó nhằm đáp ứng các yêu cầu, từng bước tháo gỡ thẻ vàng IUU, giúp ngành thủy sản trong nước phát triển hơn nữa.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn đạt 69.760 tấn; trong đó cá ngừ vây vàng, mắt to đạt 2.715 tấn và cá ngừ khác là 17.670 tấn. Tổng sản lượng hải sản xuất khẩu đạt 2.894 tấn; trong đó cá ngừ vây vàng đạt 1.884 tấn, cá ngừ mắt to đạt 5,1 tấn và cá ngừ khác là 395 tấn giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay tỉnh đã tổ chức được 3 chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ giữa các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với các tổ hợp tác nghề cá trên địa bàn tỉnh và đã đi vào hoạt động ổn định, tổng số tàu tham gia hơn 150 tàu. Hoạt động các chuỗi liên kết cũng giúp công tác truy xuất nguồn gốc được rõ ràng, góp phần vào nỗ lực khắc phục thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
Đưa đặc sản cá tra/basa Đồng Tháp tới người tiêu dùng Thủ đô "Tuần hàng cá tra/ba sa và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội năm 2020" đã chính thức khai mạc tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Cá tra Đồng Tháp được bày bán tại siêu thị Big C. Ảnh: Thành Trung/BNEWS/TTXVN Ngày 9/10, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp tổ...