Vấp đồ chơi của cháu, cụ bà té gãy xương sườn
Sau khi được điều trị tại bệnh viện, cụ bà phải sinh hoạt tại giường, phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Mới đây, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM (BVĐHY) tiếp nhận cụ bà HTN (76 tuổi, ngụ Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng đau ngực trái nhiều, khó thở.
Người nhà cho hay trong lúc đang đi lại trong nhà, cụ N. không may vấp phải đồ chơi của cháu rồi té ngã khiến ngực và gối trái đập xuống sàn nhà, không đứng dậy được. Sau đó, cụ đau nhiều vùng ngực trái, cho uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ mà cơn đau càng tăng kèm thở mệt nên người nhà đưa vào cấp cứu.
Qua thăm khám, các BS chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn, gãy lún đốt sống ngực và thắt lưng kèm bệnh phổi hạn chế do béo phì, viêm gan C. Bệnh nhân được điều trị kiểm soát nhiễm trùng viêm phổi, giảm đau và tập phục hồi chức năng để có thể xoay trở, sinh hoạt, phòng ngừa biến chứng do nằm lâu.
Bác sĩ đang thăm khám cho một người bệnh bị té ngã. Ảnh: BVCC
Sau 7 ngày điều trị, cụ N. xoay trở được, hết mệt và được xuất viện, được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng tại nhà. Tuy nhiên, cụ vẫn phải sinh hoạt tại giường, phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Theo TS-BS Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ BV ĐHYD, tại Việt Nam, ước tính khoảng 1,5 đến 1,9 triệu người cao tuổi (NCT) bị té ngã mỗi năm. 5% trong số đó phải nhập viện vì các chấn thương. Tại Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ của BV ĐHYD, mỗi tháng có khoảng 17% người bệnh nhập viện do té ngã hoặc do các biến cố liên quan tới té ngã.
Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương với hơn 50% trường hợp bị té ngã tại nhà và là nguyên nhân thứ 2 gây chấn thương não và tủy sống ở NCT. Trong các chấn thương do té ngã thì gãy xương chiếm tỉ lệ cao nhất với 87%, trong đó hơn 95% trường hợp bị gãy xương hông. Té ngã cũng nằm trong 5 nguyên nhân gây tử vong ở người trên 65 tuổi với tỉ lệ tử vong tăng theo tuổi.
Video đang HOT
Té ngã ở NCT có nhiều nguyên nhân như lão hóa, tiền căn té ngã, có vấn đề bàn chân, yếu cơ, hạ huyết áp tư thế, giảm thị lực, giảm thính lực, đột quỵ, giảm nhận thức, thoái hóa khớp… Té ngã có thể do môi trường sống như cầu thang không có tay vịn, nhà tắm không có thanh nắm, không gian sống không đủ ánh sáng hoặc quá chói, bề mặt sàn nhà có nhiều chướng ngại vật, nhà tắm trơn trợt hoặc không bằng phẳng.
Ngoài ra, tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc điều trị sa sút trí tuệ, parkinson… cũng là nguy cơ gây té ngã ở NCT.
NCT có hệ miễn dịch yếu và thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo, do đó chấn thương do té ngã thường khó hồi phục hơn so với các lứa tuổi khác. NCT và những người thân trong gia đình cần trang bị kiến thức, chủ động phòng ngừa té ngã cho NCT như điều trị các bệnh lý đi kèm, cải thiện môi trường sống, kiểm soát hạ huyết áp tư thế, khám mắt và điều chỉnh giảm thị lực, thính lực… NCT nên được tầm soát nguy cơ té ngã hàng năm hoặc ngay sau khi bị té ngã để phòng ngừa, tránh các chấn thương ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sau này.
Tầm soát miễn phí nguy cơ té ngã
Nhằm hưởng ứng Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6-6-2020, Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ BV ĐHYD tổ chức ngày hội chăm sóc sức khỏe NCT với chủ đề “Nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi” từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút ngày 7-6. Địa điểm tại tầng trệt khu A, BV ĐHYD (215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5).
Tại chương trình, NCT sẽ được tầm soát nguy cơ té ngã, được hướng dẫn các bài tập tăng cường sức cơ phòng chống té ngã, nghe tư vấn phòng ngừa các bệnh như: loãng xương, rối loạn đi tiểu, té ngã…
Người quan tâm vui lòng đem hồ sơ bệnh và các toa thuốc đang dùng, đăng ký tham dự miễn phí qua số điện thoại 028 3952 5449.
30 giây có thể mất 1 chân: Bạn cần nhớ điều này khi bị tiểu đường
Việt Nam có gần 4 triệu người mắc bệnh tiểu đường và 60% người không biết mình mang bệnh, chỉ khi có biến chứng xảy ra mới đến bệnh viện.
Nguy cơ cao gấp 20 lần
Bà Nguyễn T.V. (56 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội) bị vết thương nhỏ xíu ở chân. Bà giẫm phải mảnh đồ chơi bằng nhựa của cháu nên vết thương xước da lòng bàn chân. Bà không nghĩ vết thương sẽ nặng hơn.
Vết thương loét, chảy dịch, lấy tay ấn thì thấy mềm. Khi bà V. lại nhiều về vết loét chảy dịch, chày xước ra bên trong ổ loét như cái chén uống nước, thêm vào đó nó còn có mùi hôi thối rất sợ.
Bà V. đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông khám. Do đường huyết cao nên bác sĩ nghi ngờ hoại tử chân do tăng đường huyết. Bác sĩ giới thiệu bà V. đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Bác sĩ phải bỏ đoạn chi của người bệnh vì biến chứng nặng. Bà V. không thể tin chỉ sau 10 ngày giẫm phải đồ chơi của cháu mà mất chân.
Nguyên nhân, bà không biết bản thân bị đái tháo đường và khi đi viện mới hay bệnh. TS.BS Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM cho biết, người bị đái tháo đường có nguy cơ loét bàn chân cao hơn người bình thường 20 lần.
Theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế, cứ 30 giây trôi qua trên toàn thế giới lại có 1 người phải cắt cụt chân do biến chứng này. BS Nam cho biết đái tháo đường là bệnh mãn tính lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng lên mắt, biến chứng mạch máu lên võng mạc, biến chứng tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, suy thận, tăng huyết áp và gây ra các biến cố cấp tính như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường túyp 2.
Tuy nhiên, biến chứng bàn chân là biến chứng khiến nhiều bệnh nhân phải vào viện cấp cứu nhất. Tỷ lệ người bệnh có bàn chân biến chứng nặng phải nhập viện lên tới 40 - 60 %.
Vì sao dễ loét chân
Theo TS.BS Huỳnh Tiến Đạt - Bộ môn nội tiết, trường Đại học Y Dược TP.HCM, nguyên nhân loét chân do biến chứng thần kinh. Biến chứng này gây giảm cảm giác. Bệnh nhân thường bị rối loạn cảm giác như tê chân, châm chích, kiến bò. Bệnh nhân hay ngâm chân nước nóng, hơ chân nên gây vết loét nhiễm trùng và dẫn tới loét chân.
Ngoài biến chứng thần kinh, biến chứng hẹp tĩnh mạch truyền máu nuôi tới chân, cộng thêm với biến chứng thần kinh trên làm cho bàn chân bị tổn thương nặng và người bệnh không biết. Có bệnh nhân đến viện chân hoại tử khô như cành cây, có người sưng loét, nhiễm trùng nặng. 50% người bệnh bị cắt cụt chân đều do nhiễm trùng.
Do không có cảm giác đau nên người bệnh vẫn chủ quan, đi lại, có va chạm tì đè gây nhiễm trùng, vết thương phát triển hoại tử nặng cả bàn chân dẫn đến phải cắt bỏ. Điều trị biến chứng bàn chân cần phối hợp nhiều y bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau để xử lý các biến chứng ở bàn chân.
Các bác sĩ chuyên về điều trị bàn chân và phải phục hồi chức năng để giảm áp lực tì đè lên vết thương, giảm nguy cơ teo cơ để người bệnh có thể đi lại bình thường sau khi điều trị.
BS Đạt cho biết phải chăm sóc làm sao để tránh các vết chai ở chân như đi giày nhọn mũi, giày cao gót, đi dép có các điểm tì đè. Bởi chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét. Nếu vết chai này đỏ và gây đau hoặc da chân đổi màu hoặc tiết dịch có mùi hôi... thường là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường.
Bạn cần lau bàn chân thường xuyên, kiểm tra các tổn thương. Những người bị đái tháo đường nên hạn chế sơn móng chân, cắt khoé chân. Khi bị tê bì chân không ngâm nước nóng, ngâm muối đá nóng... vì dễ gây bỏng.
Tầm soát nguy cơ té ngã miễn phí cho người cao tuổi Sáng 7/6, Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM sẽ tổ chức chương trình Ngày hội chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với chủ đề "Nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi". Tại chương trình, người cao tuổi sẽ được đo sinh hiệu, đường huyết, tầm soát nguy cơ té ngã. Ngoài ra,...