Vào tay “vua cá”, kẻ lên, người xuống
Ngoài Công ty Hùng Vương, “vua cá” Dương Ngọc Minh còn nắm trong tay nhiều doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực thủy sản.
Thủy sản Agifish, Việt Thắng, thủy sản Sao Ta, Bến Tre, Tắc Vân… đều là những cái tên quen thuộc, thậm chí từng là ngôi sao sáng, đứng trong top 3 của thị trường xuất khẩu. Nhưng sau khi về tay Hùng Vương, một số doanh doanh nghiệp vẫn giữ được phong độ, một số doanh nghiệp lại thua lỗ, như Agifish đã phải tạm ngừng giao dịch, sau một thời gian dài thua lỗ liên tục.
Kẻ cười
Việt Thắng dù phong độ không ổn định nhưng tình hình kinh doanh vẫn khá tốt. Theo Báo cáo quý III/2018, Tổng Công ty Việt Thắng (VTV) ghi nhận lợi nhuận ròng trong quý tăng trưởng 44% với giá trị là 28 tỉ đồng. Mặc dù, doanh thu thuần của TVT sụt giảm 16% so với cùng kỳ, ở mức 591 tỉ đồng, doanh thu đến từ hoạt động bán hàng hóa và thành phẩm.
Lũy kế 9 tháng hoạt động đầu năm, doanh thu thuần giảm nhẹ 9% với giá trị 1,826 tỉ đồng. Lơi nhuân trươc thuê đat 106 tỉ đồng, vượt 4% kế hoạch năm.
Tai thơi điêm cuôi quy III/2018, tai san ngăn han cua TVT đat 1.020 tỉ đông, trong đo phai thu ngăn han khach hang va hang tôn kho chiêm ty trong lơn nhât, lân lươt 381 va 355 tỉ đông. Bênh canh đo, dư nơ vay cua TVT ơ mưc gân 830 tỉ đông (gôm 734 tỉ đông vay nơ ngăn han), tăng 140 tỉ đông so vơi hôi đâu năm.
Trong khi đó, đứa con sinh lời rất lớn mà ông Dương Ngọc Minh phải đứt ruột bán cho PAN Farm là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta ( FMC) cũng có một kết quả thành công.
Theo đó, doanh số từ tôm mang về cho công ty 16.6 triệu USD. Như vậy, lũy kế đến hết tháng 10, sản lượng tôm chế biến của FMC ở mức 18,844 tấn, tăng 9.5% so với cùng kỳ và thực hiện được 97% chỉ tiêu năm.
Doanh số lũy kế tăng 15.2% khi ở mức 185.6 triệu USD và đạt đến 99% kế hoạch năm. Chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm tài chính, FMC dự báo sẽ hoàn thành vượt mức đề ra cho năm 2018 trên 10%.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Vasep, trong 9 tháng đầu năm doanh số xuất khẩu tôm giảm hơn 4% so năm trước. Như vậy, hoạt động FMC có tốt hơn so tình hình chung toàn ngành. Lũy kế 9 tháng, FMC ghi nhận doanh thu thuần tăng 16% đạt mức 2,828 tỉ đồng. Lãi ròng lũy kế 119 tỉ đồng, tăng đến 27% so với cùng kỳ.
Người khóc
Trong khi đó, từng là ngôi sao trong tóp 5 xuất khẩu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang (Agifish, AGF) lại liên tuc thua lỗ, từ ngày về với vua cá.
Cổ phiếu AGF của Agifish vừa bị Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vào diện bị tạm ngừng giao dịch từ 7.11.2018.
Cũng thời điểm này, Agifish báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh năm tài chính 2017 – 2018 với số lỗ gần 190 tỉ đồng trong năm. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Agifish báo lỗ lớn (năm trước đó lỗ 187 tỉ đồng), nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối kỳ lên trên 282 tỉ đồng. Năm tài chính của Agifish bắt đầu từ 1.10 và kết thúc vào 30.9 năm sau.
Tính riêng quý IV doanh thu Agifish đạt 200 tỉ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ và Agifish báo lỗ 20 tỉ đồng trong quý 4 cuối năm. Số lỗ nay giảm hơn rất nhiều so với con số 191 tỉ đồng ghi nhận trong quý IV năm trước đó.
Tính chung, năm tài chính 2017-2018 doanh thu Agifish đạt gần 1.285 tỉ đồng, giảm đến 43% so với năm trước đó. Trong khi đó, năm nay công ty đã kinh doanh dưới giá vốn.
Chi phí giá vốn bỏ ra đến 1.327 tỉ đồng, dẫn tới Agifish đã lỗ gộp 42,6 tỉ đồng riêng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra trong kỳ Agifish còn ghi nhận âm 15,4 tỉ đồng lợi nhuận khác trong khi cùng kỳ chỉ âm chưa đến 1 tỉ đồng.
Trước đó trên BCTC soát xét bán niên năm tài chính 2017-2018 kiểm toán đã đưa ý kiến ngoại trừ về việc Công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi với số tiền gần 97 tỉ đồng và việc liên quan đến dựa trên khoản lỗ lũy kế tại thời điểm 31.3.2018 gần 258 tỉ đồng dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Theo Agifish, khoản nợ trên có khả năng thu hồi, đồng thời công ty đang thực hiện giảm bớt các vùng nuôi có hoạt động nuôi trồng không hiệu quả để giảm gánh nặng nguồn vốn lưu động… Công ty sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại, lãnh đạo Agifish nhấn mạnh BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục.
Theo nhipcaudautu.vn
Chứng khoán sáng 8/11: Nguội lạnh bất ngờ
Cổ phiếu tăng giá sáng nay khá nhiều nhưng chủ yếu dựa trên lực bán giảm, trong khi thanh khoản vẫn rất thấp...
Cổ phiếu tăng giá sáng nay khá nhiều nhưng chủ yếu dựa trên lực bán giảm, trong khi thanh khoản vẫn rất thấp. Nếu đặt cạnh mức tăng cực mạnh ở các thị trường khác thì thị trường trong nước rất nguội lạnh.
Tâm lý hồ hởi lan tràn khắp các thị trường chứng khoán quốc tế. Đêm qua thị trường Mỹ tăng vọt trên 2% ở tất cả các chỉ số chính. Thị trường Nhật sáng nay cũng tăng vọt gần 2%. Nếu sáng nay VN-Index tăng vọt tương tự thì nhà đầu tư cũng coi như diễn biến bình thường.
Thị trường Việt Nam ít phút mở cửa cũng khá tốt. VN-Index tăng cao nhất lên 932,86 điểm, trên tham chiếu 1,16%. Thế nhưng đó chỉ là vài phút huy hoàng. Toàn bộ thời gian còn lại, thị trường từ từ trượt dần xuống mà không có một đợt bùng trở lại nào. Chốt phiên sáng VN-Index chỉ còn tăng 0,51%, tức là đã mất một nửa mức tăng đầu phiên.
VN30-Index cũng rất kém. Ban đầu tăng 1,16% và hiện chỉ còn tăng 0,38%, còn yếu hơn cả VN-Index. Đặc biệt thanh khoản tại các blue-chips rất yếu, tổng giá trị khớp của rổ VN30 mới đạt 565,3 tỷ đồng, giảm 9% so với sáng hôm qua. Từ đầu tuần này mức giao dịch phiên sáng của rổ VN30 loanh quanh 600 tỷ đồng đã là thấp kỷ lục rồi, sáng nay thanh khoản còn kém hơn nữa.
Tổng thanh khoản khớp lệnh của thị trường vẫn tăng gần 8% so với hôm qua nhưng không phải đến từ các blue-chips. FLC nổi lên với thanh khoản cao thứ hai thị trường sau VNM, đạt 10,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh tương đương 58,2 tỷ đồng giá trị. Các cổ phiếu thường thanh khoản tốt như HPG hay nhóm ngân hàng sáng nay giao dịch rất kém.
Thiếu sức tăng từ các blue-chips đã dẫn đến tình trạng trượt dốc ở các chỉ số, dù độ rộng vẫn rất tốt. HSX ghi nhận 172 mã tăng/80 mã giảm và gần 100 mã đang tăng trên 1%. VN30 có 19 mã tăng/8 mã giảm. Nhóm Midcap đang tăng tốt nhất, trên tham chiếu 0,9% và là chỉ số tụt ít nhất so với đỉnh (tăng 1,27%).
Điểm số hiện tại vẫn đang dựa chủ đạo vào nhóm blue-chips lớn nhất dù các mã này cũng đang yếu dần đi. VHM tăng 1,1%, VCB tăng 0,9%, BID tăng 1,39%, VRE tăng 1,97%, VNM tăng 0,5% là 5 trụ mạnh nhất với vốn hóa tăng trên 1.000 tỷ đồng và đóng góp khoảng 0,3% vào VN-Index.
Phía giảm vừa ít, vừa nhẹ, với MWG giảm 1,34%, MSN giảm 0,24%, ROS giảm 1,32%, HPG giảm 0,26%, NVL giảm 0,29%.
Có thể thấy lực kéo xuống của nhóm giảm không mạnh, nhưng điều đáng ngại chính là sự suy yếu của nhóm đang tăng. Các chỉ số đang đánh mất sức mạnh chính là ở diễn biến nguội dần ở nhóm trụ tăng chứ không phải các mã khác đang giảm sâu hơn.
Sàn HNX cũng có đa số trụ lớn tăng: ACB tăng 0,68%, VCG tăng 1,05%, VCS tăng 2,91%, VGC tăng 0,62%. HNX-Index đang tăng 0,66% với 74 mã tăng/37 mã giảm. HNX30 tăng 0,65% với 15 mã tăng/5 mã giảm.
Thanh khoản là yếu tố bất ngờ nhất trong sáng nay. Nhà đầu tư đã không hưng phấn quá mức để mua vào ào ạt khi các thị trường quốc tế tăng rất mạnh. Đặc biệt là các blue-chips không thu hút được nhiều tiền vào.
Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài cũng gây bất ngờ khi đóng băng giao dịch. Tổng giá trị mua trên HSX mới có 99,1 tỷ đồng và bán ra 92,1 tỷ đồng. VN30 mua 49,5 tỷ đồng, bán 32,8 tỷ đồng. HNX mua 1 tỷ, bán 10,6 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch cực thấp trong các phiên sáng.
Khối ngoại mua bán ít nên cũng không có mấy cổ phiếu xuất hiện giao dịch đáng chú ý. SSI HSG, VRE được mua ròng khá nhất, trong khi phía bán là HPG, HBC, VPH, HDB, CII, FMC...
LAN NGỌC
Theo vneconomy.vn
'Đại gia' thủy sản bị ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Từ ngày 7.11, cổ phiếu AGF của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Agifish) bị tạm ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu công ty thủy sản Agifish bị tạm ngừng giao dịch TNO Lý do bị tạm ngừng giao dịch là công ty này tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên...