Vào phòng gọi con sau giờ ngủ trưa, mẹ hốt hoảng phát hiện con rơi vào trạng thái mê man do bị say nóng
Khi đó cả người bé gái ướt đẫm mồ hôi, mặt đỏ và thở dốc, còn phòng ngủ thì nóng như một cái lò.
Mới đây, một bà mẹ tên là Jennifer, sinh sống tại Anh, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về việc con gái Anastasia (3 tuổi) của chị đã bị say nóng ngay cả khi đang ngủ trưa ở trong phòng.
Chị Jennifer kể rằng hôm đấy Anastasia đã vào phòng của mình để ngủ trưa. Chị không theo vào cùng con. Cho đến khi đã quá giờ thức dậy mà Anastasia vẫn chưa ra khỏi phòng, chị vào đánh thức con thì hốt hoảng khi thấy con cả người ướt đẫm mồ hơi, mặt đỏ và thở dốc, còn trong phòng thì nóng như một cái lò.
Vào gọi con thức dậy, chị Jennifer kinh hoàng phát hiện ra người con ướt đẫm mồ hơi, mặt đỏ và thở dốc, còn trong phòng thì nóng như một cái lò.
Bà mẹ chia sẻ: “Tôi không thể đánh thức con dậy trong 15 phút. Sau đó, tôi vội vàng gọi xe cấp cứu. May mắn là họ đến nhanh hơn tôi tưởng tượng. Các nhân viên y tế đã sơ cứu và cho con uống sucrose – một loại đường tự nhiên. Sau vài phút, con tôi tỉnh dậy và khóc vì sợ hãi.
Đây là khoảnh khắc đáng sợ nhất mà tôi đã phải trải qua. Đây là cơn say nóng nghiêm trọng nhất mà tôi chứng kiến. Thật sự không có gì đáng sợ bằng việc bạn vào đánh thức mà con không thể tỉnh dậy”.
Cô bé Anastasia xinh đẹp, đáng yêu.
Video đang HOT
Trong khi nhiều cha mẹ nghĩ rằng say nắng, say nóng chỉ xảy ra khi trẻ ở dưới ánh nắng mặt trời lâu, nhưng thực tế thì trẻ vẫn có thể bị say nắng và say nóng ngay cả khi ở trong một căn phòng có nhiệt độ quá cao.
“Câu chuyện của con tôi là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ không cần phải ở ngoài nắng mà vẫn bị say nắng. Đây là một bài học kinh nghiệm của tôi và tôi hy vọng các cha mẹ khác sẽ không phải rơi vào tình huống như tôi đã vừa trải qua. Chúng ta nên kiểm tra nhiệt độ các phòng trong nhà vì chúng có thể gây nguy hiểm như một chiếc xe hơi nóng”, chị Jennifer nhắn nhủ.
Say nắng – say nóng là gì và làm thế nào để trẻ không bị say nắng và say nóng?
Say nắng – say nóng là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ C, khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn không thể làm việc hiệu quả, kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Thông thường, say nắng xảy ra khi trẻ đứng dưới trời nắng lâu, còn trẻ dễ bị say nóng khi ở trong môi trường có nhiệt độ cao như phòng kín, hầm, lò… Do đó, để tránh con bị say nóng trong thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, các cha mẹ nên:
- Cho trẻ mặc các loại quần áo gọn nhẹ, rộng rãi.
- Chú ý giữ trẻ ở trong bóng râm khi đi ra bên ngoài.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường vào những ngày nóng.
- Khi nhiệt độ thực sự bên ngoài rất nóng, tốt nhất đừng để con đi ra ngoài chơi.
- Khi cho con đi ngủ, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ phòng của con bằng nhiệt kế điện tử, và hãy giữ nhiệt độ phòng từ 22 – 25 độ. Đây được xem là nhiệt độ lý tưởng giúp trẻ ngủ ngon và không bị nóng.
Cha mẹ cũng nên lưu ý trước khi con đi ngủ trưa vài giờ, cha mẹ nên mở cửa sổ nhưng kéo rèm cửa lại để phòng con được thông thoáng mà vẫn tránh nắng rọi vào khiến phòng bị nóng.
Bà bầu say nắng cần làm ngay các bước sau kẻo nguy hiểm tới thai nhi
Mùa hè nhiệt độ tăng cao, chị em mang thai nên hạn chế ra ngoài và có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị say nắng
Mùa hè, một người bị say nắng là khi nhiệt độ trong cơ thể của họ đang vượt quá ngưỡng 40 độ C. Có những trường hợp bị say nắng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như não bộ.
Khi bà bầu bị say nắng sẽ kèm theo một số triệu chứng như co giật, bất tỉnh, da cháy nắng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mất nước, toát mồ hôi, cơ bắp chân tay yếu... Ngoài ra cũng có một số trường hợp chị em phụ nữ mang bầu bị say nắng sẽ kiệt sức, ngất xỉu tạm thời chuột rút.
Vì vậy khi phụ nữ mang bầu bị say nắng cần có sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nếu không rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, thai phụ cần chủ động phòng tránh bệnh say nắng vào mùa hè.
Phụ nữ mang thai bị say nắng vào mùa hè phải làm gì?
Việc làm đầu tiên khi thai phụ bị cảm nắng vào mùa hè hãy làm giảm thân nhiệt cho họ bằng cách đưa thai phụ vào ngay chỗ thoáng mát. Với thai phụ bụng còn bé thì đặt mẹ nằm ngửa. Ngược lại, với thai phụ bụng to thì hãy cho mẹ nằm nghiêng về phía bên trái. Nếu đặt thai phụ bụng to nằm ngửa sẽ làm mẹ khó thở hơn vì thai nhi sẽ bị chèn ép. Sau khi đã ổn định chỗ nằm cho thai phụ hãy cho mẹ gác chân lên cao.
Tiếp theo hãy nhẹ nhàng cởi bỏ bớt quần áo của bà bầu, rồi cho mẹ uống một ít nước lạnh có pha muối. Tốt nhất là các loại nước trái cây như: nước chanh, nước chè tươi, nước cam, nước dừa, nước ép bưởi,.... Hoặc các loại cháo hạt như: cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ,...
Nếu thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm say nắng thì hãy dùng khăn hay quần áo thấm đá lạnh và tiến hành chườm khắp người cho thai phụ, đặc biệt là vùng cổ, nách, bẹn.
Sau khi đã tiến hành sơ cứu cho thai phụ bị say nắng vào mùa hè cần lập tức đưa ngay đến bệnh viện, trạm Y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không đưa thai phụ về nhà luôn. Dù thai phụ có dấu hiệu tỉnh lại nhưng vẫn cần ở lại bệnh viện, trạm Y tế để theo dõi, chăm sóc.
Một vài lưu ý khi phòng bệnh say nắng cho phụ nữ mang thai vào mùa hè
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi cũng như giảm bớt khó chịu ngày nắng nóng, cần lưu ý như sau:
Về quần áo: Mẹ bầu nên lựa chọn những bộ đồ cho bà bầu có chất liệu thấm hút mồ hôi, mỏng, thoáng mát, không quá chặt hay bó sát.
Về việc đi lại: Bà bầu nên hạn chế đi ra ngoài đường vào những ngày nắng nóng. Khi ra ngoài thời tiết nắng nóng, mẹ bầu cần trang bị đầy đủ mũ nón, áo chống nắng để bảo vệ cơ thể, chống say nắng.
Về chế độ sinh hoạt: Phụ nữ mang thai không nên hoạt động mạnh hay ra vào những nơi có nhiệt độ dễ thay đổi. Đặc biệt vào mùa hè, mẹ nên hạn chế ăn đồ lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Vào mùa hè, bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất từ thiện nhiên để tăng sức đề kháng, tránh mệt mỏi kiệt sức.
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, vì thế những chị em phụ nữ mang thai nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp thai phụ có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
Nên cho trẻ nhỏ ăn gì để phòng ngừa say nắng hiệu quả? Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khó chịu là nguyên nhân điển hình khiến người bị say nắng, say nóng. Hãy sử dụng những thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn và lành mạnh. Các loại sữa trị say nắng cho trẻ nhỏ Thành phần dinh dưỡng có trong các loại sữa sẽ làm...