Vào mùa cao điểm mua sắm trực tuyến, cảnh giác với khuyến mại ‘ảo’
Cuối năm là dịp cao điểm mua sắm trực tuyến khi các website thương mại điện tử (TMĐT) lần lượt tổ chức sự kiện khuyến mãi lớn để thu hút người mua.
Tại Việt Nam, Shopee vừa thông báo khởi động chương trình “ngày siêu mua sắm” với hàng loạt ưu đãi cho khách hàng. Bên cạnh đó, Shopee cũng hợp tác với một số ngân hàng để mang lại ưu đãi cho khách hàng. Sự kiện của Shopee được xem là khuấy động mùa ưu đãi lớn nhất năm đối với các website thương mại điện tử.
Theo thông tin từ Tiki.vn, sàn TMĐT này cũng đang có chương trình tặng mã giảm giá lên tới 15% cho các đơn hàng bánh trung thu. Trong khi đó, Sendo.vn cũng đang có chương trình “lễ hội tiêu dùng- bung ngàn deal khủng”.
Những năm trước, vào dịp cuối năm, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ( VECOM) tổ chức chương trình OnlineFriday- ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm, diễn ra vào ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 với nhiều ưu đãi lớn, tương tự như ngày Black Friday tại Mỹ.
Mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển tại Việt Nam
Trước thời điểm diễn ra sự kiện này, ban tổ chức chương trình Online Friday còn tổ chức “ngày hội mua sắm mùa thu” với hàng nghìn ưu đãi cho khách hàng. Tại thời điểm này, website OnlineFriday.vn đang có nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá.
Video đang HOT
Với đặc tính “không biên giới” của TMĐT, người tiêu dùng Việt Nam dịp cuối năm còn có thể săn hàng giảm giá từ Amazon hay trực tiếp từ website của doanh nghiệp nhân sự kiện Black Friday, Cyber Monday (sự kiện gần giống như Black Friday nhưng chỉ dành cho mua sắm, thanh toán trực tuyến). Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, sức hút của Black Friday vẫn cao hơn khá nhiều so với Cyber Monday, nên người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều sản phẩm mình cần hơn so với Cyber Monday.
Tuy vậy, các tín đồ mua sắm trực tuyến cũng cho rằng, cần cảnh giác với chiêu trò khuyến mại “ảo”, giảm giá sốc, giảm giá khủng dịp cuối năm, bởi nhiều cá nhân, đơn vị lợi dụng dịp mua sắm lớn này để thực hiện hành vi lừa đảo.
Bên cạnh đó, do lượng hàng hóa được mua sắm trong dịp này lớn nên khâu vận chuyển không tránh khỏi rủi ro như chậm trễ, thất lạc…
Theo An Ninh Thủ Đô
Mức chi tiêu của người Việt cho thương mại điện tử tăng nhanh nhất khu vực
Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ 45 - 60% người tiêu dùng chấp nhận mua hàng online.
Hai điểm hấp dẫn lớn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam so với các thị trường khác trong ASEAN được bà Samantha Oh, Phó chủ tịch Client Insights APAC chỉ ra tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến Việt Nam 2019 là tỷ lệ người dùng truy cập vào trang thương mại điện tử sau đó mua hàng rất cao và mức chi tiêu đang tăng rất nhanh.
"Việt Nam là quốc gia có mức chi tiêu của người dùng cho thương mại điện tử tăng nhanh nhất khu vực", bà Samantha Oh cho biết.
Với khoảng 40 triệu người mua sắm trực tuyến, dung lượng thị trường thương mại điện tử của Việt nam đang đứng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kỹ thuật số (Bộ Công thương) cho biết, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam rất nhanh, khoảng 30% năm. Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ 45 - 60% người tiêu dùng chấp nhận mua hàng online. Người Việt chi trung bình 210 USD mỗi năm cho hoạt động mua sắm trực tuyến và ngày càng nhanh nhạy nắm bắt tiện ích của thương mại điện tử, tìm kiếm thông tin sản phẩm, so sánh giá cả.
"Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ phải tìm các phương thức tiếp thị mới để tiếp cận thị trường", bà Việt Anh khuyến cáo.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh
Tuy nhiên, bà Samantha Oh cũng chỉ ra, Việt Nam còn rất nhiều yếu tố cần cải thiện để tăng quy mô của thị trường thương mại điện tử. Đặc biệt, hệ sinh thái còn chưa được đồng bộ, thanh toán điện tử chưa phổ biến và cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến trình này. Hệ thống logistics của Việt Nam cũng đang tốn chi phí lớn và chưa được đánh giá cao.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2019của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), phần lớn hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM. Ước tính, hai thành phố này chiếm tới 70% giao dịch thương mại điện tử.
Ngược lại, hoạt động kinh doanh trực tuyến tại các tỉnh, thành khác còn yếu và có nguy cơ tụt lại so với hai thành phố dẫn đầu, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong khi có khoảng 70% dân số lại đang sinh sống tại nông thôn.
Do đó, VECOM cho rằng, khu vực nông thôn có tiềm năng tiêu thụ lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp sản phẩm đa dạng phù hợp với bán hàng trực tuyến. Muốn thương mại điện tử phát triển nhanh và bền vững, nhất định phải thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương, đặc biệt phải hỗ trợ khu vực nông thôn bán hàng trực tuyến.
Các chuyên gia cũng nhận định, cần cá nhân hoátrải nghiệm khách hàng khi mỗi thế hệ, lứa tuổi đều có tâm lý tiêu dùng cũng như cách tiếp cận khác nhau vì liên quan đến lối sống và hành vi, sở thích phản ánh trên hành vi tương tác của họ trên internet.
Như ông Tuấn Hà, CEO Vinalink nhận định, marketing trải nghiệm sẽ giúp khách hàng gia tăng niềm tin và có thể quay lại mua hàng lần hai. Bởi trước nay hoạt động mua bán online còn khá khiêm tốn do thiếu niềm tin, khách hàng thường phải sờ tận tay, phải dùng thử mới tin.
"Nếu làm thương mại điện tử mà bỏ qua trải nghiệm của người dùng thì thất bại. Cần đẩy mạnh marketing trải nghiệm để người dùng tin tưởng hơn, biết được doanh nghiệp nào thực sự uy tín", ông Hà khẳng định.
Theo TheLEADER
Thương mại điện tử khu vực nông thôn: Sân chơi tiềm năng còn bỏ ngỏ Thời gian qua, với sự phát triển nhanh, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một công cụ kinh doanh hữu hiệu của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, một thực trạng cần phải nhìn nhận, đó chính là sự chênh lệch lớn về sự phát triển TMĐT giữa các tỉnh thành, giữa Hà Nội và...