Vào khu cách ly gặp 5 người Trung Quốc: Bộ Công an nói gì về ‘thẻ công vụ đặc biệt’?
Liên quan đến nhóm người dùng “ thẻ công vụ đặc biệt” giả để gặp 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đồng Nai, Công an huyện Xuân Lộc đã có kết quả điều tra ban đầu. Bộ Công an cũng trả lời về cái gọi là “thẻ công vụ đặc biệt” này.
Vũ Toàn (bìa phải) bị tạm giữ hình sự để điều tra – Ảnh: Công an cung cấp
Cụ thể, cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục tạm giữ hình sự đối với nghi phạm Vũ Toàn – người sử dụng “thẻ công vụ đặc biệt” (ngụ P.Long Bình Tân, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Vào khu cách ly để gửi thức ăn?
Bước đầu, công an cho hay Toàn khai người trong nhóm là Cao Quốc Nam (66 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thuê Toàn dẫn vào trạm y tế xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) để gặp một người chị đang bị cách ly tại đây. Nam cũng nhờ Toàn dẫn đến khu cách ly để liên hệ gửi thức ăn và nhu yếu phẩm cho những người đang bị cách ly và được Toàn đồng ý.
Vì vậy, Toàn đã thuê ôtô của hai vợ chồng ông Đào Văn Bình (64 tuổi) và bà Phạm Thị Hồng Vân (64 tuổi, cùng ngụ TP Biên Hòa) để làm phương tiện đi lại.
Sau đó, Toàn cùng với hai vợ chồng ông Đào Văn Bình ra TP Vũng Tàu để đón ông Cao Xuân Nam. Chiều 23-5, khi đến trạm y tế xã Xuân Hưng, Vũ Toàn cùng với ông Nam và bà Vân vào xin thăm những người Trung Quốc đang bị cách ly nhưng bị tổ công tác làm nhiệm vụ bảo vệ ở khu cách ly từ chối.
Video đang HOT
Lúc này, Vũ Toàn đã gọi điện cho một người có chức vụ làm công tác an ninh ở Công an huyện Xuân Lộc rồi tự giới thiệu mình là cán bộ Cục A03 (Bộ Công an) xin được vào thăm những người Trung Quốc bị cách ly. Nghi ngờ Toàn giả mạo cán bộ nhà nước nên đội trưởng đội an ninh Công an huyện Xuân Lộc yêu cầu nhanh chóng xác minh vụ việc.
Khi làm việc với Công an xã Xuân Hưng, Vũ Toàn vẫn tự xưng mình là cán bộ của Cục A03, đồng thời xuất trình một thẻ có số 009 – “thẻ công vụ đặc biệt” – mang họ và tên Vũ Văn Toàn với chức vụ chuyên viên kinh tế, “thực hiện nhiệm vụ của tổ giao để phục vụ công tác chiến lược” (mang tên ông Trần Tư Quang ký).
Theo công an, bước đầu Vũ Toàn đã khai việc sử dụng “thẻ công vụ đặc biệt” là thẻ giả. Hiện cơ quan điều tra Công an huyện Xuân Lộc vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Bộ Công an không dùng “thẻ công vụ đặc biệt”
Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với Tuổi Trẻ , trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an – cho biết trong quy định của Bộ Công an không có việc cấp, phát “thẻ công vụ đặc biệt” cho cán bộ, chiến sĩ khi đi thực nhiệm vụ.
“Bộ Công an không cấp, phát, sử dụng loại thẻ này, đây là thẻ giả. Những người làm thẻ giả, mạo danh người của Bộ Công an sẽ bị xử lý theo quy định” – trung tướng Xô nói.
Trong khi đó, chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã có văn bản yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục điều tra vụ việc này. Cụ thể, công an cần làm rõ hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và đối tượng dùng “thẻ công vụ đặc biệt” để tiếp cận với 5 người Trung Quốc để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật…
Câu hỏi của luật sư
Luật sư Trương Tiến Dũng (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai) đặt câu hỏi vì sao nhóm người trên lại biết đúng 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đang ở khu cách ly tại huyện Xuân Lộc mà tìm đến vì hầu hết được giữ bí mật thông tin.
“Từ việc đến khu cách ly dịch bệnh, mạo danh, dùng giấy tờ giả này, tôi cho rằng cần làm rõ thêm nhóm này có còn dùng thẻ giả trên vào mục đích khác như đe dọa, “giải cứu” ở những vụ việc nào khác hay không? Và họ đến khu cách ly nhưng sau đó xin gặp người 5 người Trung Quốc ở đây để làm gì?…” – luật sư Dũng đặt vấn đề.
Bộ Công an kêu gọi tố giác người nhập cảnh trái phép
Công an các địa phương đẩy mạnh phát động toàn dân phát hiện, tố giác những vi phạm quy định về phòng, chống dịch và người nhập cảnh trái phép.
Chỉ đạo trên được lãnh đạo Bộ Công an đưa ra tại buổi họp trực tuyến về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 3/5 tại Hà Nội.
Theo báo cáo, sau 34 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng, từ 29/4 đến 15h ngày 3/5, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 34 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 5 tỉnh, thành phố gồm Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên.
Ưu tiên nhiệm vụ phòng chống dịch, Bộ yêu cầu công an các địa phương có ca nhiễm trong cộng đồng tăng cường rà soát về cư trú, tập trung quản lý người nước ngoài để chủ động khi truy vết, sàng lọc, khoanh vùng, dập dịch.
Nhóm người Trung Quốc bị phát hiện nhập cảnh "chui" và lưu trú trái phép ở quận Thanh Xuân. (Ảnh: Công an Hà Nội)
Công an các cấp, nhất là công an xã, cần thường xuyên kiểm tra các điểm cách ly tập trung và cách ly tại nhà; tuyệt đối không để xảy ra vi phạm như trốn cách ly, mất cảnh giác khiến dịch lan ra cộng đồng.
"Đẩy mạnh việc phát động toàn dân phát hiện, tố giác người vi phạm quy định về phòng, chống dịch, những đối tượng nhập cảnh trái phép", Bộ Công an chỉ đạo.
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ yêu cầu các địa phương nhắc nhở, đề nghị người dân đeo khẩu trang nơi công cộng; tăng cường kiểm tra công khai xen lẫn sử dụng thiết bị kỹ thuật, trích xuất hình ảnh để làm căn cứ xử lý nghiêm các vi phạm về giãn cách xã hội, không đeo khẩu trang nơi công cộng, tập trung đông người, chống người thi hành công vụ...
Ngoài các nhiệm vụ trên, Bộ Công an cũng chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường đấu tranh, phòng, chống tội phạm, xử lý nghiêm mọi vi phạm quy định liên quan dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đấu tranh với các hành vi lan truyền thông tin sai trái, xuyên tạc về việc phòng, chống dịch tại các địa phương nhằm đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ bầu cử Quốc hội Khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
Từ ngày 20/4 đến 2/5, công an các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy, Hà Nội, phát hiện 67 người Trung Quốc lưu trú trái phép trên địa bàn sau khi nhập cảnh "chui" vào Việt Nam. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã khởi tố 2 nữ sinh viên và một người Trung Quốc do đã tổ chức, hướng dẫn và thuê nhà cho 17 người trong số này ở lại Hà Nội.
Theo Nghị định 167/2013, hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu hay tạo điều kiện cho người khác nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam sẽ bị phạt 15-25 triệu đồng. Nếu tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép bị phạt 30-40 triệu.
Còn Điều 348 Bộ luật hình sự quy định người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 1 đến 15 năm.
Trục xuất 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép 40 đối tượng trên đã có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, bị lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh và Bộ đội Biên phòng Tây Ninh bắt giữ. Theo Công an Tây Ninh, vào ngày 24/9, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), Đoàn công tác của Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp Cục Quản...