Vàng miếng không cứu được PNJ khỏi thua lỗ
PNJ lỗ sau thuế 89 tỷ đồng trong tháng 4. Đây là tháng đầu tiên PNJ báo lỗ từ khi cập nhật kết quả kinh doanh theo chu kỳ 30 ngày vào tháng 8/2019.
Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây công bố kết quả kinh doanh tháng 4 với số liệu ảm đạm khi phải đóng phần lớn cửa hàng trong toàn hệ thống để thực hiện việc cách ly xã hội từ đầu tháng 4. Các cửa hàng của PNJ hoạt động trở lại trong nửa cuối tháng.
Doanh thu thuần của PNJ tháng vừa qua đạt 500 tỷ đồng, giảm 427% so với cùng kỳ 2019. Công ty lỗ sau thuế 89 tỷ đồng, trong khi tháng 4 năm trước có lãi hơn 50 tỷ. Đây là lần đầu tiên PNJ báo lỗ từ khi cập nhật kết quả kinh doanh hàng tháng vào tháng 8/2019. Lần gần nhất PNJ có một quý thua lỗ cũng đã cách đây 5 năm.
tỷ đồngPNJ báo lỗ tháng 4Kết quả kinh doanh tháng 4 của PNJ so với cùng kỳ Doanh thu thuầnLợi nhuận sau thuế4/20194/2020-25002505007501000
Trong tháng phải đóng hàng loạt cửa hàng, doanh thu kênh bán lẻ của PNJ giảm 62%. Tuy nhiên, doanh thu vàng miếng vẫn tăng 42%. Các kênh bán sỉ, khách hàng doanh nghiệp và xuất khẩu tiếp tục chịu tác động của dịch Covid-19 trong nước và quốc tế.
Biên lợi nhuận gộp trong tháng 4 giảm mạnh từ mức 24,6% cùng kỳ 2019 xuống còn 8,4%. Nguyên nhân của sự sụt giảm đến từ việc tỷ trọng đóng góp doanh thu vàng miếng tăng lên trong khi sản phẩm này có biên lãi gộp thấp hơn; chi phí xử lý, làm mới sản phẩm mua lại cao khiến giá vốn tăng.
Video đang HOT
Lũy kế 4 tháng đầu năm, PNJ đạt doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp là 320 tỷ đồng, giảm 34%. Biên lợi nhuận gộp đạt 19,8%, thấp hơn mức 22,4% cùng kỳ năm trước.
Dù việc kinh doanh gặp khó trong tháng 4, công ty đã mở mới 2 cửa hàng PNJ Gold và 3 cửa hàng trang sức, 6 cửa hàng đồng hồ. Đến cuối tháng 4, hệ thống của PNJ có 349 cửa hàng.
tỷ đồngKết quả kinh doanh lũy kế 4 tháng của PNJDoanh thu thuầnLợi nhuận sau thuế4T 20194T 202002k4k6k
Dù thua lỗ, công ty đánh giá tình hình kinh doanh cuối tháng 4 và đầu tháng 5 cho thấy dấu hiệu phục hồi doanh số khá tích cực. PNJ cho biết đang mở rộng thị phần khi nhiều công ty trong ngành vẫn co hẹp và có dấu hiệu “ngủ đông”.
Tại cuộc họp với các nhà đầu tư hồi đầu tháng 4, ban điều hành PNJ cho biết để ứng phó với tác động của dịch bệnh, công ty đã đàm phán với các chủ nhà để giảm tiền thuê mặt bằng, giảm chi phí nhân viên, nhà máy duy trì hoạt động nhưng khối lượng công việc giảm đáng kể.
Do đó, công ty đã tăng dự trữ tiền mặt và đang thực hiện các biện pháp tăng thanh khoản như ngừng nhập hàng tồn kho, đàm phán với ngân hàng để tái cơ cấu khoản nợ sang kỳ hạn dài hơn và giảm lãi suất, hoãn đầu tư mới.
Năm nay, PNJ đặt kế hoạch mở 31 cửa hàng mới, đạt doanh thu thuần 19.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.350 tỷ, tăng 12% và 13% so với 2019. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho biết có thể điều chỉnh kế hoạch năm do diễn biến mới liên quan dịch bệnh phức tạp hơn so với ước tính ban đầu.
PNJ hiện tại là công ty trang sức và đá quý lớn nhất Việt Nam với 40% thị phần tính trong nhóm các doanh nghiệp có thương hiệu đến cuối 2019 theo Mirae Asset. Tuy nhiên, trên toàn thị trường trang sức cả nước, 70% tổng thị phần vẫn là miếng bánh của các cửa hàng bán lẻ nhỏ truyền thống.
Cổ phiếu LMH của Landmark Holding sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE
Nguyên nhân do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2019.
Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định hủy niêm yết tất cả gần 25,63 triệu cổ phiếu LMH của CTCP Landmark Holding từ ngày 19/6/2020.
Lý do hủy niêm yết do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2019 của công ty - thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.
Năm 2019 Landmark Holding đạt 1.544 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm gần một nửa so với năm trước đó. Tuy vậy chi phí giá vốn cao cộng với các chi phí khác phát sinh nên Landmark Holding ghi nhận lỗ sau thuế hơn 27,3 tỷ đồng cả năm trong khi cùng kỳ lãi hơn 19,5 tỷ đồng.
Trên BCTC năm 2019, đơn vị kiểm toán - Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues) đã từ chối đưa ra ý kiến với 2 vấn đề chính được nêu ra:
-Kiểm toán không xác nhận được khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng với số tiền 53,6 tỷ đồng, trả trước cho người bán ngắn hạn với số tiền hơn 214,2 tỷ đồng, phải thu về cho vay ngắn hạn với số tiền hơn 20,7 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác với số tiền 19,7 tỷ đồng, phải trả cho người bán ngắn hạn với số tiền 12,44 tỷ đồng và người mua trả tiền trước ngắn hạn với số tiền 134,8 tỷ đồng. Với những tài liệu hiện có kiểm toán không kiểm tra được tính đúng đắn của các khoản trên nên không xác định được ảnh hưởng của thông tin đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cũng như báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-Công ty chưa hạch toán khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán của Công ty TNHH TM DV Nam Song Anh với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng. Nếu hạch toán khoản lãi chậm thanh toán trên thì các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh... cũng sẽ điều chỉnh theo.
Trước đó Landmark Holding cũng đã nhiều lần bị Sở GDCK TP HCM gửi công văn nhắc nhở về việc thanh toán giá dịch vụ niêm yết năm 2020. Theo quy định, các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho Sở GDCK và VSD trước ngày 31/1/2020.
Trên thị trường, cổ phiếu LMH đã giảm mạnh về vùng đáy kể từ khi lên sàn HoSE, hiện giao dịch quanh mức 1.070 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu LMH trong 1 năm gần đây.
Tài chính tiêu dùng bắt tay hỗ trợ cá nhân vay vốn Thu nhập sụt giảm, nhiều cá nhân vay tiêu dùng mất khả năng thanh toán và đứng trước nguy cơ rơi vào nợ xấu. Các công ty tài chính tiêu dùng đã tung ra các gói hỗ trợ khách hàng, song giới chuyên gia khuyến cáo, người vay nên chủ động tìm phương án tài chính, tránh tình trạng nợ xấu. Cá nhân...