Vàng dầu “bốc đồng” vì lãi suất FED
Giá vàng và dầu đều tăng lên khá mạnh khi dự báo cho thấy FED có thể giữ nguyên lãi suất trong phiên họp chính sách đang diễn ra.
Giá vàng phiên 26/4 tăng khi số đơn hàng hóa lâu bền của Mỹ không như dự đoán khiến USD giảm phiên thứ 2 liên tiếp so với euro.
Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng vẫn dao động trong biên độ hẹp khi phiên họp chính sách 2 ngày của Fed bắt đầu khai mạc.
Lúc 14h08 giờ New York (1h08 sáng ngày 27/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.241,66 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 0,3% lên 1.243,4 USD/ounce.
Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong phiên họp 2 ngày 26-27/4, nhưng giới thương nhân cũng sẽ theo dõi những thay đổi trong quan điểm của Ngân hàng trung ương Mỹ về nền kinh tế – có thể cho thấy những lần nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm nay.
Các nhà kinh tế học dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 6 và thêm một lần nữa vào cuối năm nay.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 17% do đồn đoán Fed sẽ trì hoãn việc nâng lãi suất sau khi lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua tăng lãi suất hồi tháng 12/2015.
Giá vàng cũng được hỗ trợ khi USD giảm 0,7% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ sau khi số liệu cho thấy số đơn hàng lâu bền của Mỹ trong tháng 3 không hồi phục như dự đoán, cho thấy đà suy thoái của lĩnh vực sản xuất chưa thể kết thúc.
Video đang HOT
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Hai 25/4 giảm.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 17,07 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,4% lên 1.015,14 USD/ounce trong khi đó giá palladium giảm 0,04% xuống 600,75 USD/ounce.
Cùng với vàng, phiên 26/4, giá dầu Mỹ cũng lập đỉnh mới trong năm nay khi USD giảm và giới đầu tư đặt cược sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng tình trạng thừa cung có thể cản trở đà tăng của giá dầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,40 USD, tương ứng 3,3%, lên 44,04 USD/thùng, cao nhất kể từ 10/11/2015.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,26 USD, tương đương 2,8%, lên 45,74 USD/thùng.
Giá dầu tăng nhờ USD giảm trước thềm phiên họp chính sách 2 ngày của Fed. Ngân hàng trung ương Mỹ được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong phiên họp 2 ngày 26-27/4, nhưng giới thương nhân cũng sẽ theo dõi những thay đổi trong quan điểm của Ngân hàng trung ương Mỹ về nền kinh tế – có thể cho thấy những lần nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm nay.
Giá dầu Mỹ đã tăng hơn 68% từ mức thấp nhất 13 năm qua hồi tháng 2 do đồn đoán sản lượng dầu thô của Mỹ và một số nước sẽ giảm trong khi nhu cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, có dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung toàn cầu đang giảm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua vào thứ Tư 27/4. Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/4 tăng 1,7 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất lại giảm.
Trong khi đó, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) hôm thứ Ba cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/4 giảm 1,1 triệu thùng, dự trữ xăng giảm 398.000 thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 1 triệu thùng.
Cũng trong thứ Tư 27/4, EIA sẽ công bố số liệu về sản lượng dầu thô của Mỹ – đã giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày hồi đầu tháng nay, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014. Giới phân tích cho rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục giảm khi nhiều công ty dầu mỏ cắt giảm đáng kể chi phí đầu tư vào hoạt động thăm dò và khai thác.
Theo Phan Nguyễn (Nhịp cầu đầu tư)
Tỷ giá trung tâm - Vẫn cần phương án phòng vệ giảm sốc
Mặc dù cần tôn trọng quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường nhưng vẫn cần có phương án phòng vệ lại những yếu tố cung cầu bất thường trong ngắn hạn để tránh tổn thương cho nền kinh tế.
Ảnh minh họa
Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác.
Theo đó, tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Về cơ bản, tỷ giá niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng sẽ biến động nhanh và sát cung cầu thị trường hơn. Cơ chế này khá tương đồng với cách điều hành tỷ giá mà Trung Quốc đã áp dụng từ 2005 tới nay, vốn được gọi là cơ chế thả nổi có kiểm soát (managed floating).
Theo đánh giá của một số chuyên gia trong ngành, trong cơ chế mới, NHNN vẫn có thể giữ vai trò điều hành trung tâm. Theo đó, NHNN có thể thực hiện vai trò điều tiết của mình qua ba cách. Thứ nhất là sử dụng dự trữ ngoại hối để điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của các ngày hôm trước - vốn là một trong những tham chiếu để xác định tỷ giá trung tâm cho ngày hôm sau.
Thứ hai, việc tính toán và áp tỷ trọng đối với các đồng tiền được chọn trong rổ tham chiếu, mặc dù sẽ có nguyên tắc cụ thể nhưng có thể sẽ không được công bố công khai.
Thứ ba, việc quy định biên độ biến động hàng ngày quanh tỷ giá trung tâm cũng có thể được linh hoạt, thu hẹp hoặc nới rộng tùy từng giai đoạn (hiện tại NHNN vẫn đang duy trì ở mức /-3%).
Cơ chế tỷ giá trung tâm giúp giảm bớt tính "tổn thương" cho nền kinh tế trước những biến động tiền tệ trên thị trường thế giới.
Thực tế thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế luôn có những biến động, và Việt Nam không nằm ngoài những biến động này do nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Việc đưa ra những mục tiêu điều hành chủ quan theo từng năm đã cho thấy một số bất cập và sai lệch so với diễn biến thực tế mà năm 2015 là một minh chức rất rõ cho điều này. Những "độ trễ" trong phản ứng sẽ được rút ngắn tối đa, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và các bài toán cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế trong nước.
Theo một số chuyên gia tại CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), để điều hành tốt cơ chế tỷ giá mới, NHNN cần xây dựng và duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp khi có những biến động lớn trên thị trường ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ càng lớn sẽ càng tạo ra nhiều dư địa cho các nhà điều hành chủ động trong công tác điều tiết, giảm sốc cho thị trường thậm chí là đối phó lại các cuộc tấn công tiền tệ có chủ ý.
"Mặc dù cần tôn trọng quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường nhưng vẫn cần có phương án phòng vệ lại những yếu tố cung cầu bất thường trong ngắn hạn để tránh tổn thương cho nền kinh tế", BVSC nhận định.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường công tác dự báo và kiên định trong việc theo đuổi những mục tiêu dài hạn về lạm phát và tăng trưởng. Điều kiện này sẽ tạo ra những nền tảng quan trọng cho việc tạo dựng một chính sách tỷ giá mới, hiện đại trong tương lai, bởi những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô cần dựa trên những dự báo tốt để điều chỉnh các kỳ vọng và động cơ trên thị trường, hướng đến việc đạt được những mục tiêu trong dài hạn, thay vì các mục tiêu ngắn hạn và chạy theo những diễn biến trong quá khứ.
Ngoài ra, lộ trình tăng lãi suất của FED và diễn biến của đồng Nhân dân tệ là những áp lực cần được theo dõi sát.
Chu kỳ tăng lãi suất của FED và diễn biến giảm giá của đồng Nhân dân tệ có thể chi phối đến xu hướng của VND trong những năm tới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa VND sẽ mất giá với tỷ lệ tương ứng khi FED nâng lãi suất hoặc biên độ giảm giá của CNY.
"Trên thực tế theo quan sát của chúng tôi, câu chuyện FED tăng lãi suất hay tín hiệu suy yếu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến diễn biến thị trường tiền tệ thế giới từ cuối năm 2013, hay nói cách khác, yếu tố này đã dần được phản ánh vào xu hướng mạnh lên của đồng USD hay suy yếu của đồng CNY. Những tác động trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào sự chênh lệch trong tốc độ hồi phục giữa các nền kinh tế mà Việt Nam cũng là một trong số các nước đang cho thấy những tín hiệu quay lại chu kỳ tăng trưởng", BVSC cho biết.
Theo Bizlive
FED tăng lãi suất: Vàng, dầu cùng giảm giá Thị trường vàng và dâu mỏ đông loạt giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bô tăng lãi suât đông USD. Lúc 8h15 sáng 17/12, giá vàng SJC chiều mua vào tại TP HCM đã tuột khỏi mốc 33 triệu đồng/lượng xuống còn 32,85 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá bán ra cũng được Công ty VBĐQ Sài...