Vấn vương cá đồng kho nghệ
Trời mùa thu, thời tiết mát dịu, các chợ ở vùng nông thôn ngày nào cũng có món cá đồng rẻ mà ngon.
Cá đồng đã ướp nghệ, gia vị… đợi mươi phút đem kho – Ảnh: Tuy An
Cá đồng là cách gọi chung cho những loài cá sống ở sông đồng như cá trắng, cá hà nhao, cá lúi… Những loại cá này sống tự nhiên ở sông suối, mỗi con nhỏ bằng ngón tay cái nhưng nó được xem là một loại thực phẩm sạch, chế biến được nhiều món truyền thống rất “bắt” cơm.
Cá đánh về, nếu là loại cá trắng thì không làm ruột mà chỉ cần rửa sạch rồi kho nấu tùy ý. Ruột cá trắng nhỏ, sạch, ăn có chất nhân nhẫn rất ngon. Cá đồng làm đủ món ngon. Hôm gặp những mớ cá lớn con thì đem bỏ than cho hừng, ghim cá vào cái nẹp vót bằng thanh tre cật, nướng chín rồi dằm với nước mắm ngon có ớt tỏi chanh đường, chấm rau sống thì không chê vào đâu được. Cá đồng đem nấu canh chua với lá giang, trộn ít măng tươi rừng nữa thì không có hương vị nào sánh cho kịp. Và trong nhiều món ngon từ cá đồng, không thể không nhắc đến món kho rim với nghệ.
Video đang HOT
Cá đồng làm sạch đem ướp với muối hạt cho cá săn, đợi chừng mười lăm phút thì cho thêm mắm đường tiêu ớt, dầu ăn và nghệ, loại nghệ tươi hoặc nghệ củ phơi khô rồi giã nguyên chất chứ tinh bột nghệ thì không có mùi nên không ngon.
Nghệ có tác dụng vừa khử mùi tanh vừa tạo màu. Khi ướp cá, cần cho thêm vài lát gừng tươi, một củ sả; nếu có thì cho thêm vài chuỗi tiêu xanh, ít lá chanh… Đợi mươi phút cho cá thấm gia vị rồi cho vào nồi đất, sau đó bắc lên bếp nhỏ lửa. Ngon nhất là nấu bếp than. Bếp riu riu, nồi cá sôi nhẹ, dần rồi nước nồi cá cạn, cá chín vàng rực, mềm cả xương, mùi thơm tỏa khắp gian nhà. Nếu thích để cá mềm rục mà không bở thịt thì nên ủ nồi cá kho bên bếp than nguội, khi nào ăn mới nhấc ra.
Cá đồng kho nghệ là chuyện thường ở quê. Tuy nhiên, từng người có cách kho khác nhau mà hương vị nồi cá cũng sẽ khác. Tôi nhớ lúc nhỏ còn ở quê, có không biết bao nhiêu lần mẹ kho cho ăn những nồi cá đồng thơm ngon đậm đà. Lâu lắm vẫn nhớ mùi cá chín, in sâu vào ký ức suốt mấy mươi năm, bùi ngùi mỗi dịp thu về…
Theo Thanhnien
Lạ miệng với ram cá rô phi
Rô phi là loại cá đồng, được ưa chuộng bởi thịt cá chắc, trắng, ngọt; đem kho nghệ, kho tiêu hoặc nấu canh đều ngon. Bên cạnh đó, có thể làm món ram cá cũng không kém phần hấp dẫn.
Nguyên liệu chính để làm món ram, trong phần nhân là thịt cá rô phi xay nhuyễn. Có các loại củ đi kèm, thông thường được kết hợp với khoai môn, khoai lang, cà rốt; ngoài ra còn có bún khô bóp nhỏ, mộc nhĩ. Phần vỏ cuốn ram thường là bánh tráng lề.
Trước tiên chọn cá làm ram phải chọn được loại mới đánh bắt rồi chế biến ngay trong ngày. Rửa sạch cá, để ráo nước. Lóc thịt cá cần có sự khéo léo, dao được dùng để lóc cá phải thật sắc, lưỡi mỏng và cứng. Giữ đầu cá để nghiêng, lựa mũi dao sắc kéo một đường, nhanh, sát, dọc xương sống tách lấy phần thịt. Phần thân bên kia tương tự lấy thịt, loại bỏ xương sống và đầu.
Thịt cá cùng với một ít sợi khoai môn, khoai lang, cà rốt đã bào nhỏ và mộc nhĩ cắt mỏng được cho vào cối giã nhuyễn. Để tăng thêm hương vị, độ ngọt cho món ăn, trong quá trình giã cần thêm gia vị, ớt, tỏi, hành, hạt tiêu... Kinh nghiệm cho thấy ram cá sẽ ngon hơn khi được giã nhuyễn trong cối đá truyền thống thay vì máy xay.
Hấp dẫn đĩa ram cá
Trước khi tiến hành gói ram, thêm bún khô đã bóp nhỏ và trộn đều. Bánh tráng lề trải ra, cho một ít nguyên liệu vào, cuộn lần lượt thành từng gói ram rồi bỏ vào chảo dầu, cho lửa cháy vừa phải, khi nào thấy gói ram chớm chín, tỏa mùi thơm phức là vớt ra đĩa.
Thưởng thức ram cá rô phi, không thể bỏ qua chén nước mắm chua ngọt và rau sống gồm một ít xà lách, cà chua, rau thơm các loại được hái trong vườn còn tươi nguyên. Đặt một miếng bánh tráng lên bàn tay, thêm một ít rau và cho lên đó một miếng ram vừa chiên xong, vàng rộm còn nóng hổi, tất cả cuộn tròn lại, chấm vào chén nước mắm chua ngọt, cho vào miệng nhai và từ từ cảm nhận...
Theo Thanhnien
Khám phá rẻo cao Tắk Pỏ Hành trình để về khám phá Tắk Pỏ, bạn phải đi từ Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam), theo trục đường Nam Quảng Nam (nay là QL40B) đi tới huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum), sau đó tiếp tục đi về hướng Tây Nam để về huyện vùng cao Nam Trà My. Men theo con đường huyết mạch QL40B duy nhất này, đường...