Văn Triền và Danh Trung tại J-League 2: Cơ hội không nhiều, phải biết nắm bắt
Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ cùng gia nhập CLB Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Vậy cơ hội đá chính của hai cầu thủ đến từ V-League tại môi trường mới, chuyên nghiệp như J-League 2 là như thế nào?
Theo tiết lộ của Chủ tịch CLB Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình, Cao Văn Triền của CLB Sài Gòn FC và Trần Danh Trung của Viettel sẽ cùng nhau chuyển tới thi đấu cho Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới. Đây là cơ hội có được nhờ sự hợp tác giữa CLB Sài Gòn và CLB Ryukyu.
Ryukyu không phải đội bóng quá giàu tham vọng của bóng đá Nhật Bản và đang ở J-League 2, không phải J-League 1 như Cerezo Osaka, đội bóng mới của thủ môn Đặng Văn Lâm. Điều này sẽ giúp Cao Văn Triền và Trần Danh Trung không quá bị áp lực thành tích và sẽ có cơ hội ra sân thi đấu nhiều hơn.
Cơ hội của Cao Văn Triền
Tại Ryukyu, Cao Văn Triền sẽ cạnh tranh với 3 cầu thủ khác về một suất đá chính gồm Koki Kazama (28 tuổi), Kazumasa Uesato (33 tuổi) và Mizuki Ichimaru (22 tuổi). Mùa trước, Kazama và Uesato là hai cầu thủ thi đấu nhiều nhất cho Ryukyo với lần lượt 31 và 42 trận. Trong khi đó, Ichimaru cũng có 27 lần ra sân.
Về thành tích cá nhân, cả Kazama và Uesato đều có 2 bàn thắng. Kazama nhỉnh hơn ở khả năng kiến tạo với 3 lần còn Uesato và Ichimaru mỗi người chỉ có 1 lần kiến tạo thành bàn.
Văn Triền (áo xanh) có thể cạnh tranh 1 suất đá chính tại Ryukyu. Ảnh: Sài Gòn FC
Nhìn vào thành tích của các cầu thủ Ryukyu có thể thấy, khả năng Cao Văn Triền giành được 1 suất đá chính không quá khó. Xét về kinh nghiệm thi đấu, Văn Triền hiện có nhiều hơn Ichimaru. So với Uesato, Văn Triền lại có yếu tố sức trẻ.
Thời gian đầu, Cao Văn Triền dĩ nhiên sẽ chỉ được tung vào sân từ ghế dự bị hoặc đá chính ở những trận đấu không quan trọng. Tuy nhiên, những lợi thế về kinh nghiệm thi đấu và sức trẻ có thể giúp Văn Triền cạnh tranh được với Uesato và đặc biệt là Ichimaru về lâu dài.
Khó khăn với Trần Danh Trung
Theo đánh giá của bình luận viên Quang Huy, Danh Trung sẽ phải cạnh tranh với 4 cầu thủ khác của Ryukyu cho một vị trí thi đấu trên hàng công gồm Shinya Uehara (32 tuổi), Takuma Abe (31 tuổi), Kazuki Yamaguchi (24 tuổi) và Takuya Hitomi (21 tuổi).
Đội hình ưa thích của Ryukyu là 4-2-3-1. Takuma Abe là sự lựa chọn số 1 trên hàng công của Ryukyu. Yamaguchi thường được bố trí chơi với vai trò hộ công. Trong khi đó, Uehara thường được tung vào sân trong hiệp 2 còn Hitomi vẫn chỉ được coi là chân sút trẻ nên cơ hội ra sân tại J-League 2 chưa nhiều.
Mùa trước, Hitomi chỉ có 8 trận ra sân thi đấu và để lại dấu ấn bằng 1 kiến tạo. Takuma Abe là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong số những cầu thủ kể trên với 13 pha lập công cùng 2 lần kiến tạo. Uehara xếp sau với 6 bàn thắng và 3 đường kiến tạo. Yamaguchi không ghi được bàn thắng nào. Anh chỉ có 2 lần kiến tạo dù ra sân 22 trận, nhiều hơn 14 trận so với Hitomi.
Trần Danh Trung rất khó để có cơ hội ra sân thi đấu trong đội hình của Ryukyu tại J-League 2. Cầu thủ 20 tuổi sẽ ưu tiên việc học hỏi là chính. So với Cao Văn Triền, Danh Trung không có nhiều cơ hội để cạnh tranh.
Cơ hội thi đấu của Danh Trung tại J-League 2 không nhiều. Ảnh: Viettel FC
Ryukyu là đội bóng được thành lập năm 2003. Họ bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp năm 2014 tại giải J-League 3. Tới năm 2018, Ryukyu thăng hạng lên J-League 2 sau khi vô địch J-League 3.
Ở mùa giải 2020 vừa qua, thành tích của Ryuku không mấy ấn tượng. Họ chỉ xếp 16/22 đội bóng tại giải đấu. Đội bóng miền Nam Nhật Bản giành được 14 trận thắng, hòa 8 trận và để thua 20 trận.
Tiền vệ Văn Triền: 'Giấc mơ không nghĩ tới đã thành sự thật'
Tiền vệ Cao Văn Triền chia sẻ rất chân thành cảm xúc khi nghe tin được lãnh đạo Sài Gòn FC đưa sang J-League 2 thi đấu cho FC Ryukyu.
Văn Triền cùng với Danh Trung (Viettel) là hai cái tên được Sài Gòn FC đưa sang Nhật Bản theo dạng hợp tác chiến lược. Trong khi Danh Trung đang cần thể hiện mình nhiều hơn thì Văn Triền, tiền vệ nội hay nhất Sài Gòn FC rất lo lắng trước giờ đến Nhật Bản.
Cao Văn Triền sẽ sang Nhật Bản dự J-League 2 cùng FC Ryukyu. Ảnh: VPF
Cao Văn Triền cho biết: "Mỗi cầu thủ luôn có một cột mốc để mình phấn đấu, có kế hoạch đạt tới. Khi còn chưa bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp thì mình mong trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Sau đó thì muốn vào đá đội hình chính, duy trì suất chính thức trong đội hình chính, rồi phấn đấu lên đội tuyển Việt Nam.
Việc ra nước ngoài thi đấu tôi xem đó là giấc mơ, giấc mơ không nghĩ tới nhưng nó đã thành hiện thực. Tôi rất vui khi nhận tin tức và tự nhủ mình phải nỗ lực, cố gắng hết mình.
Lần đầu tiên được đi Nhật Bản, lãnh đạo CLB Sài Gòn cho biết sẽ tạo điều kiện hết mình giúp tôi nâng cao trình độ, từ chuyên môn đến văn hoá, ngoại ngữ tiếng Nhật để mình gần gũi với họ hơn. Từ đó giúp mình thành công, học hỏi được từ họ.
Bản thân tôi xem đó là cơ hội để thử thách, vượt qua giới hạn chính mình. Tôi hy vọng có thể biết được nhiều về bóng đá Nhật Bản, cố gắng để đạt tới trình độ của họ.
Thành công hay không là vấn đề của tương lai. Hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp cho mình và CLB Sài Gòn".
Cầu thủ Việt du học - không cần là ngôi sao Vụ Cao Văn Triền và Trần Danh Trung gia nhập CLB Ryukyu ở J2 League (Nhật Bản) mở ra nhiều tín hiệu tích cực cho bóng đá Việt Nam. Cao Văn Triền và Trần Danh Trung được tạo cơ hội sang Nhật Bản thi đấu ở J2 League có thể mở ra một làn sóng du học mới, dành cho tất cả những...