Văn Thị Thanh: “Văn Quyến nữ” chân vòng kiềng và nước mắt Quả bóng Vàng
Trong thế hệ vàng bóng đá nữ Việt Nam, Văn Thị Thanh là cái tên khắc sâu vào tâm trí người hâm mộ, không chỉ bởi tài năng thiên bẩm mà còn vì cô xinh xắn, dễ gần.
Đôi chân dị của “Văn Quyến nữ”
Văn Thị Thanh sinh năm 1985, là con gái duy nhất trong một gia đình nông dân có 4 anh em ở thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngày nhỏ, Thanh bé như cái kẹo, còi cọc nhưng được cái nhanh nhẹn. Năm 1998, HLV Hải Anh đi xây dựng phong trào bóng đá nữ ở các huyện và dừng chân ở thị trấn Vĩnh Trụ. Hành trình của Thanh bắt đầu từ đó.
Văn Thị Thanh trò chuyện với phóng viên Dân Việt.
“Ngày từ nhỏ, Thanh đã mê bóng đá. Khi các anh chơi bóng đá, tôi cũng lao vào chơi cùng bất chấp mọi người bảo: Con gái con đứa cứ đá bóng như con trai thế. Bố mẹ biết chuyện đòi cấm tiệt Thanh đá bóng”, cựu danh thủ nữ Văn Thị Thanh mở đầu câu chuyện với phóng viên Dân Việt.
“Thanh phải trốn bố mẹ đi thi tuyển chọn. Ngày đó, nhà Thanh nghèo lắm, ăn không đủ. Nhưng rồi đam mê của mình cũng được bố mẹ đồng ý. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là có những lần bố đèo lên Hòa Mạc tập trời lạnh, mua cái bánh mì phải cho vào người ủ ấm để ăn.
Lúc lên tỉnh, các bạn đã tập nhiều rồi trong trung tâm dè bỉu, bé như cái kẹo thế kia thì đá đấm gì. Em khóc nức nở đến xin trình bày với thầy Hải Anh cho em về, các bạn chê em không biết đá bóng. Nhưng thầy có lẽ hiểu tâm lý nên nhẹ nhàng dẫn dắt, khuyên bảo và em từ đó càng quyết tâm hơn”.
HLV Hải Anh nhận ra một tố chất bóng đá bẩm sinh nơi cô bé mới cao hơn 1m40 bởi sự nhanh nhẹn và cặp chân vòng kiềng như “Ba đẻn” này. Năm 1999, Thanh là cầu thủ bé con nhất (cao 1m46) được tuyển vào lớp bóng đá nữ Hà Nam cùng 14 cầu thủ khác.
“Chân vòng kiềng thì cũng hơi xấu, đi khệnh khạng nhưng Thanh có những kỹ thuật đá hơi khác. Mọi người chạy thẳng mới đá được nhưng Thanh có thể đá ở mọi góc độ. Khi Thanh có bóng thì thường mọi người khó đoán là sút hay chuyền, hướng trái hay phải”, Quả bóng Vàng nữ Việt Nam 2003 chia sẻ.
Khi được phóng viên Dân Việt hỏi về việc có kỹ năng và lối chơi khá giống với Phạm Văn Quyến thì Văn Thị Thanh nói: “Thanh trước đây mạnh về những tình huống cố định, sút phạt. Tôi xử lý bóng hai chân được nên chơi tốt hai cánh. Ngoài ra, Thanh còn tập nhiều những quả đi bóng rồi bất chợt rẽ ngang vặn sườn đối thủ dứt điểm”.
Video đang HOT
Vinh quang từ sự khổ luyện
Văn Thị Thanh là một trong những cầu thủ nữ giàu thành tích nhất bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tài năng thiên bẩm, cô cũng vươn lên với ý chí và nghị lực hơn người.
Văn Thị Thanh nổi lên từ năm 2003 khi vô địch SEA Games 22 cùng ĐT Việt Nam.
“Thanh lúc trẻ tập ngày tập đêm. Cả đội vào tắm giặt sau các buổi tập thì tôi vẫn tập thêm. Các bạn về quê nhưng Thanh vẫn ở lại rèn luyện dù bố mẹ nhắc suốt. Ngay từ khi lên Hà Nam tập, Thanh đã mơ ước được khoác áo đội tuyển quốc gia. Rồi đến lúc thỏa ước mơ, Thanh vẫn luôn tập bằng 200% sức lực, học hỏi các chị lớn”, Văn Thanh Thị nhớ lại.
Văn Thị Thanh nhờ tài năng và khổ luyện, tiến một mạch từ đội bóng Duy Tiên lên đội Hà Nam và không lâu sau đó có mặt ở ĐTQG khi mới 17 tuổi rồi lấy luôn suất đá chính. Ở SEA Games 22 năm 2003 trên sân nhà, Văn Thị Thanh đã tỏa sáng rực rỡ, góp công lớn giúp ĐT nữ Việt Nam giành HCV.
“Trong trận chung kết gặp Myanmar ở SEA Games 22 năm 2003, Thanh có ghi bàn thắng và ĐT Việt Nam giành ngôi vô địch. Đó là bàn thắng nhiều cảm xúc, để lại kỷ niệm và bước đầu tạo dựng cho sự nghiệp của mình.
Lúc đó Thanh mới 17 tuổi, là VĐV trẻ tuổi nhất. Được vào đội hình năm đó rất khó nhưng Thanh may mắn nhận niềm tin từ người hâm mộ và thích nghi”, Văn Thị Thanh nói về bàn thắng đáng nhớ nhất sự nghiệp.
Những đóng góp không ngừng nghỉ cho ĐTQG cùng phong độ chói sáng của “Con sóc nhỏ” đã được ghi nhận bằng những lá phiếu bầu để cô lọt vào danh sách 10 VĐV tiêu biểu của Thể thao Việt Nam năm 2005. Những năm sau đó, Văn Thị Thanh vẫn miệt mài cống hiến và thêm một lần giành Quả bóng Bạc.
Tình duyên lận đận
Văn Thị Thanh kết thúc sự nghiệp ở ĐTQG năm 2009 khi ĐT nữ Việt Nam giành HCV tại SEA Games được tổ chức tại Lào. Chị bắt đầu chuyển sang công tác huấn luyện năm 2010, cùng PP Hà Nam giành HCV giải U19 Quốc gia. Đến năm 2011, Văn Thị Thanh kết thúc sự nghiệp cầu thủ của mình sau khi cùng Phong Phú Hà Nam đoạt HCB giải VĐQG.
Văn Thị Thanh có chút lặng đi khi nhắc đến con trai.
Trong năm 2011, Văn Thị Thanh chính thức lên xe hoa. Chú rể là người bạn học cùng ở trường Thể thao Từ Sơn, một chàng trai con nhà khá giả. Cả hai có với nhau một cháu trai kháu khỉnh. Những tưởng đây là cái kết viên mãn cho một trong những cựu tuyển thủ xuất sắc nhất của bóng đá nữ Việt Nam. Thế nhưng cuộc đời luôn có những ngã rẽ bất ngờ, Văn Thị Thanh và chồng ly hôn, quyền nuôi con lại thuộc về người chồng.
“Thời điểm này, cháu đang được nghỉ hè nên Thanh đón lên Hà Nội chơi. Thanh cũng đã mua nhà Hà Nội nhưng sắp tới mới chuyển đến nhà mới. Quãng thời gian trước đó, nhiều lúc nhớ con lắm nhưng công việc của mình ở Hà Nội là chính, cuối tuần có đi về Hà Nam vì còn trung tâm bóng đá cộng đồng”, Văn Thị Thanh tâm sự.
Nhiều người nói Văn Thị Thanh là một người thành công. Điều đó hoàn toàn đúng khi sự nghiệp của cô luôn đi lên mạnh mẽ từ cấp độ cầu thủ đến giờ là một nữ HLV. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ, giấc mơ của cựu tuyển thủ này còn lớn hơn rất nhiều và còn không ít điều muốn đạt tới.
Văn Thị Thanh giờ làm HLV ở cấp đội trẻ cho ĐTQG.
Cùng với đồng đội cũ, Văn Thị Thanh đã mở được một trung tâm bóng đá cộng đồng với hơn 100 học viên thường xuyên. Cô cũng đã có quãng thời gian đẹp trên cương vị là HLV trưởng đội bóng quê hương và giờ muốn tiến xa hơn nữa ở các cấp độ ĐTQG.
Với Văn Thị Thanh, bây giờ cô đang nỗ lực làm tất cả để đón con trai về bên mình để bắt đầu một cuộc sống mới.
Người đẹp Ngọc Châm hết mình với bóng đá cộng đồng
Chia tay sự nghiệp chơi bóng đỉnh cao, hoa khôi của đội tuyển nữ Đỗ Thị Ngọc Châm (Quả bóng vàng Việt Nam 2008) lăn lộn qua đủ nghề, từ MC cho các kênh Thể thao TV, Bóng đá TV, AVG TV, đến huấn luyện viên thời vụ cho các trung tâm bóng đá cộng đồng ở Hà Nội...
Quả bóng vàng 2008 Đỗ Thị Ngọc Châm hứng thú với Trung tâm bóng đá cộng đồng CFF của mình.
Nhưng dẫu nay đây mai đó thì bóng đá vẫn không tách rời khỏi cô được. Cái máu tìm kiếm và đào tạo nên những tài năng cho tương lai cứ lớn dần trong tâm trí của Quả bóng vàng nữ Việt Nam 2008, thôi thúc cô thành lập Trung tâm bóng đá Cộng đồng CFF vào ngày 3-6-2017.
Nhớ lại thời điểm đó, Ngọc Châm kể cô đã mất ăn, mất ngủ và sụt đi 3kg chỉ trong vòng 2 tuần khi "thai ngén" đứa con tinh thần CFF: "Dù hôm nay không nến, không hoa nhưng sâu thẳm trong trái tim vẫn luôn đau đáu một ước mơ ấp ủ mong tạo một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các con, là bước đệm để các con thỏa mơ ước trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Sẽ không ngừng cố gắng và tạo điều kiện tốt nhất để các con tiếp tục bay cao, bay xa và thành công hơn nữa".
Ngọc Châm và các học trò nhí.
Không tự nhận mình là "người truyền lửa", mà chỉ cho rằng đây là cách giúp các bạn nhỏ làm quen với bóng đá, khơi dậy trong những trái tim non nớt ấy một tình yêu với bóng đá, để trong một tương lai không xa, họ sẽ sống hết mình với bóng đá giống như Ngọc Châm, người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho bóng đá nữ Việt Nam.
Có lẽ, Quả bóng vàng Việt Nam 2008 là cầu thủ lận đận và kém duyên với đấu trường SEA Games nhất. Tài năng thì miễn chê, lại xinh đẹp và thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, nhưng cứ mỗi lần đội tuyển nữ tập trung chuẩn bị tham dự SEA Games, Ngọc Châm lại dính chấn thương dây chằng, không thể sát cánh cùng các đồng nghiệp giương cao tấm HCV trên bục vinh quang...
Người đẹp Ngọc Châm từng nhận giải thưởng Quả bóng vàng nữ Việt Nam năm 2008.
Nhưng chuyện của quá khứ, nói như Ngọc Châm, càng thôi thúc cô phải cống hiến và làm được nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho bóng đá Việt Nam. Bằng chứng là cô trở thành gương mặt quá đỗi quen thuộc trên các kênh truyền hình về bóng đá, hoàn toàn có thể bình luận và biên tập cho các chương trình thể thao, trước khi dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho "đứa con" CFF của mình.
Ngọc Châm vẫn luôn duyên dáng trên sân cỏ...
"Tôi thấy mình khá liều lĩnh khi mở lớp bóng đá cộng đồng ở Hà Nội, vì lúc này có đến hơn 10 trung tâm đã hoạt động từ khá lâu và được nhiều người biết đến. CFF chỉ mới chập chững bước vào vài năm nên gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Chưa kể, nghề này còn khó khăn đối với các cựu danh thủ nam, thì huống chi là phận gái như Châm. Tuy nhiên, Châm có cách làm riêng và sẽ cố gắng tạo cho các con một môi trường bóng đá đầy chất cộng đồng, giàu tinh thần đồng đội", Ngọc Châm bày tỏ.
Hoa khôi Ngọc Châm thách thức tâng cuộn giấy, Tuyết Dung đáp lễ ấn tượng Hưởng ứng phong trào tự tập luyện mùa dịch và thách thức tâng cuộn giấy vệ sinh, cựu tiền đạo ĐT nữ Việt Nam Đỗ Thị Ngọc Châm và tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung đã có màn thách đấu thú vị. Mặc dù đã giã từ sự nghiệp cầu thủ nhưng cựu tiền đạo Đỗ Thị Ngọc Châm, người được mệnh danh...