Van Persie kể lại khoảnh khắc bị HLV Van Gaal bạt tai
Trong trận tứ kết World Cup 2014, Robin van Persie từ chối mệnh lệnh thay người từ HLV Louis van Gaal và phải trả giá bằng cú bạt tai.
Ở tứ kết World Cup 2014, tuyển Hà Lan đối đầu Costa Rica. Khi trận đấu sang hiệp phụ, Van Persie có dấu hiệu chuột rút. HLV Van Gaal thông báo sẽ rút Van Persie ra khỏi sân, nhưng tiền đạo MU từ chối. Van Persie chấp nhận nén đau trong 20 phút để được góp mặt ở loạt sút luân lưu 11 m.
Van Persie là đầu tàu dẫn dắt tuyển Hà Lan vào bán kết World Cup 2014. Ảnh: Getty.
“Khi trận đấu kết thúc, Van Gaal đến gần và bất ngờ đánh tôi. Bốp! Với cả bàn tay, ông ta giáng vào mặt tôi và nói đầy tức giận: Đừng bao giờ làm điều đó với tôi thêm một lần nữa. Tôi nhìn Van Gaal và đứng sững sờ. Ông ấy nói, cậu cứ tiếp tục như vậy và chắc chắn với tôi phải sút thành công quả penalty”, Van Persie kể lại trong cuốn tự truyện viết về Van Gaal.
Van Persie là người thực hiện thành công quả 11 m đầu tiên cho Hà Lan. Sau đó, sự xuất sắc của Tim Krul giúp “Cơm lốc màu da cam” đánh bại Costa Rica để vào bán kết. HLV Van Gaal tạo nên khoảnh khắc điên rồ khi đưa thủ môn Krul vào sân để bắt luân lưu và quyết định này thành công mỹ mãn.
Tiền đạo người Hà Lan từng làm việc cùng 3 HLV tên tuổi là Arsene Wenger, Sir Alex Ferguson và Louis van Gaal. Van Persie ca ngợi Sir Alex là HLV tốt nhất anh từng được làm việc cùng.
Video đang HOT
“Sir Alex thật sự là người quản lý siêu hạng. Wenger là sự kết hợp giữa Sir Alex và Van Gaal. Wenger luôn hướng tới những điều tích cực và ưu tiên cân nhắc những vấn đề lâu dài. Riêng ở chiến thuật, Van Gaal là thiên tài, không thể phủ nhận chuyện này”, Van Persie nhấn mạnh.
Sau World Cup 2014, Van Persie tái ngộ Van Gaal ở MU. Cựu tiền đạo Arsenal thi đấu tròn vai ở Premier League 2014/15. Hè 2014, Van Gaal thông báo Van Persie không còn vị trí ở sân Old Trafford.
Nemanja Vidic, bức tường thép của M.U
Sir Alex Ferguson từng phải chi đến hơn 30 triệu bảng để chiêu mộ Rio Ferdinand, nhưng số tiền ông bỏ ra mua về Nemanja Vidic chưa đến một phần tư con số đó.
Cầu thủ người Serbia là một trong những bản hợp đồng thành công nhất ở M.U dưới triều đại Sir Alex với những tố chất của một chiến binh đích thực.
Pha lật kèo ngoạn mục
Trước khi đến với sân Old Trafford ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2005, Vidic đã nằm trong tầm ngắm của M.U gần 3 năm. Trong quá trình tìm kiếm một trung vệ thay thế Jaap Stam, Sir Alex đã nghe các tuyển trạch viên báo cáo về một cầu thủ trẻ đang chơi rất lên chân tại Serbia. Những tân binh như Laurent Blanc và Rio Ferdinand khiến ông tạm quên đi Vidic cho đến ngày biết tin cậu nhóc bị ông bỏ qua năm xưa đang thi đấu cực hay tại giải VĐQG Nga.
"Chúng tôi không muốn tiết lộ chi tiết CLB đã phải chi bao nhiêu tiền để sở hữu Vidic, nhưng cậu ấy là hậu vệ đắt giá nhất giải VĐQG Nga thời điểm đó", một nhân vật giấu tên tại Spartak Moscow cho biết. Họ cũng chỉ chấp nhận để Vidic ra đi với mức giá không tưởng so với những cầu thủ Đông Âu khác: 7 triệu bảng. Nhưng Sir Alex hẳn cảm thấy may mắn khi chấp nhận vung tay quá trán với bản hợp đồng này, bởi ông đã suýt mua hụt Vidic trong gang tấc.
M.U không phải đội duy nhất muốn mua Vidic trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2005. Liverpool đã trao đổi với anh nhưng lại gặp rắc rối trong khâu xin giấy phép lao động. Fiorentina thậm chí đã đạt được thỏa thuận về phí chuyển nhượng với Spartak nhưng phải trì hoãn lại ít ngày vì chính sáchgiới hạn cầu thủ ngoài EU tại Serie A. Đúng lúc đó, M.U vàocuộc với một đề nghị khôngthể chối từ. Giai đoạn đầu của Vidic ở M.U khá khó khăn, nhưng sau đó anh dần thích nghivà trở thành một trong những trung vệ hay nhất Premier League.
Lối chơi máu lửa có phần liều lĩnh của Vidic (trái) khiến những tiền đạo to khỏe như Drogba cũng ngại đối đầu
Màn đánh đổi xứng đáng
Trong tự truyện của mình, Sir Alex thừa nhận một trong những lý do khiến Ruud van Nistelrooy rời M.U chính là... Vidic. Ngoài việc nổi cáu với Ronaldo trên sân tập, tiền đạo người Hà Lan còn nổi cáu với Vidic vì HLV ưu ái tân binh người Serbia hơn anh. Giọt nước tràn ly diễn ra vào trận chung kết League Cup mùa giải 2005/06. Sir Alex hứa sẽ tung Van Nistelrooy vào sân từ ghế dự bị lúc cuối trận. Nhưng khi đội nhà chắc thắng, ông lại thay Vidic vào để anh tận hưởng không khí chiến thắng cùng đội bóng mới.
"Ruud nổi khùng lên và văng ra một câu rất tục giữa ban huấn luyện. Nhiều cầu thủ lúc đó nghe thấy cũng phải giận tái mặt", Sir Alex hồi tưởng. Vài tháng sau, M.U quyết định đẩy Van Nistelrooy đến Real, còn Vidic tiếp tục gắn bó với CLB thêm gần một thập kỷ nữa. Sir Alex coi việc phế bỏ Van Nistelrooy, trọng dụng những người có khát khao cống hiến như Vidic là một trong những quyết định sáng suốt nhất đời ông.
Những tiền đạo hàng đầu Premier League thừa nhận họ ngại đối đầu với Vidic còn hơn cả Ferdinand hay Terry. Drogba từng nhiều lần ghi bàn vào lưới M.U, nhưng anh khẳng định Vidic chính là chốt chặn khó nhằn nhất vì cầu thủ người Serbia sở hữu tố chất liều lĩnh ít ai có. Ở những tình huống bóng 50-50 mà một cầu thủ ngần ngại đưa chân vào tranh bóng vì sợ gặp chấn thương, Vidic sẵn sàng lao vào cản phá bằng... mặt. Không ít lần Vidic gặp chấn thương đầu, chảy máu đầm đìa vì những pha truy cản rồi lại đứng dậy lao theo quả bóng.
Chỉ có những chấn thương mới ngăn cản Vidic không thể thi đấu nhiều hơn 300 trận cho M.U trong 9 năm gắn bó với Old Trafford. Một trong những tai nạn đau đớn nhất sự nghiệp của anh diễn ra vào tháng 12/2011. Vidic ngã xuống trong trận đấu quyết định gặp Basel, gào lên đầy đau đớn, hai tay ôm chặt đầu gối. M.U thất bại và bị loại khỏi Champions League hôm đó, còn Sir Alex cũng nhận tin dữ khi Vidic phải nghỉ đến hết mùa giải.
Đó là năm M.U trắng tay, bị Man City nẫng chức vô địch ở những giây cuối cùng. Anh cùng cả đội trả thù đối phương một cách đầy ngọt ngào bằng việc soán ngôi 1 năm sau đó. Mãn hạn hợp đồng với M.U, Vidic nhận được nhiều lời mời ở Premier League nhưng anh quyết định tìm đến một quốc gia khác để chơi bóng. Anh không bao giờ muốn đối đầu với CLB làm nên tên tuổi của mình.
Berbatov sợ nhất Vidic
Đối thủ mà Dimitar Berbatov sợ nhất không phải là hậu vệ đội bóng nào khác, mà chính là... đồng đội Nemanja Vidic. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình MUTV hồi đầu tháng 5, cựu tiền đạo người Bulgaria tiết lộ: "Tôi sợ nhất là đối đầu với Vidic. Trong các buổi tập, anh ấy sẽ hạ đo ván bất cứ ai đứng gần mình, kể cả bạn có bảo anh ấy nhẹ chân một chút". Berbatov từng có 4 năm là đồng đội của cựu trung vệ người Serbia, kể từ khi chuyển đến từ Tottenham năm 2008.
1000. Vidic chính là cầu thủ ghi bàn thắng thứ 1000 cho M.U trên sân Old Trafford trong kỷ nguyên Premier League. Pha lập công này diễn ra trong chiến thắng 2-0 trước Tottenham ở mùa giải 2010/11, thời điểm Vidic chính thức được chọn làm đội trưởng CLB thay Gary Neville.
Sẵn sàng đi nghĩa vụ quân sự
Trong thời gian chơi bóng tại M.U, Vidic nhận được tin anh có thể phải về nước đi lính. Hậu vệ người Serbia lập tức đi vào văn phòng của Sir Alex, tuyên bố đanh thép: "Thưa ngài, tôi có thể phải đi nghĩa vụ quân sự tại Serbia trong thời gian tới. Nếu ngày đó đến, ngài hãy đảm bảo để tôi được phụng sự đất nước. Tôi không thể chối từ khi Tổ quốc yêu cầu".
Những lý do "khó đỡ" khiến các ngôi sao bị đuổi khỏi sân Có những chiếc thẻ đỏ không phải vì những pha phạm lỗi thô bạo trên sân mà tới từ những nguyên nhân "trời ơi đất hỡi" nào đó. Húc đầu vào HLV đối thủ Khi chạy ra ngoài nhặt bóng ở phút bù giờ hiệp 2, đội trưởng của Frankfurt, David Abraham đã húc đầu vào vai của HLV của Freiburg, Christian Streich....