Vấn nạn tôm bơm tạp chất: Hình thức ngày càng phức tạp, tinh vi hơn
Với đặc trưng sông ngòi chằng chịt, địa bàn rộng, công tác ngăn chặn bơm chích tôm tạp chất vào tôm nguyên liệu thời gian qua ở ĐBSCL vô cùng khó khăn. Mặc dù các ngành chức năng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, nhưng vấn nạn này vẫn diễn ra hết sức phức tạp.
Hình thức vi phạm ngày càng tinh vi
Mới đây, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Vĩnh Lợi ( tỉnh Bạc Liêu), Phòng CSGT Công an tỉnh Bạc Liêu kiểm tra đột xuất xe khách mang BKS 69B-005.55 do tài xế Lê Tuấn Trinh (42 tuổi, ngụ tỉnh Đăk Lăk) điều khiển theo hướng từ Cà Mau đi Đà Nẵng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe khách này đang vận chuyển 7 thùng xốp, bên trong có khoảng 300kg tôm có chứa tạp chất Agar (hay còn gọi là rau câu).
Theo ngành chức năng, việc vận chuyển tôm chứa tạp chất đi tiêu thụ bằng đường xe khách là một phương thức khá mới. Điều này cho thấy, hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu ngày càng được các đối tượng thực hiện tinh vi hơn.
Lực lượng chức năng tỉnh Bạc Liêu bắt quả tang hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu. Ảnh: CTV
Ông Trần Quang Hiên (xã Tân Thành, TP.Cà Mau, Cà Mau), người có hơn 40 năm nuôi tôm sú, cho rằng: Hầu như ai cũng hiểu hành vi bơm tạp chất vào tôm là sai. Tuy nhiên, do lợi nhuận “khủng”, nên vấn nạn này vẫn chưa được đẩy lùi.
“Ai cũng hiểu có cầu mới có cung, Nhà nước cần xem xét một cách nghiêm túc việc thu mua tôm nguyên liệu có chứa tạp chất ở một số doanh nghiệp và nguồn tôm chứa tạp chất này được bán đi đâu? Tôi xin khẳng định, nông dân không bao giờ bơm chích tạp chất vào tôm. Chủ yếu là do thương lái” – ông Hiên khẳng định.
Rất dễ nhận biết tôm bơm tạp chất
“Trước tiên, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất, bởi bình thường mình tôm mềm, cong. Mang tôm bị bơm tạp chất cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng. Bên cạnh đó, thân tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, các đốt trên thân gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm bơm tạp chất khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại, khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường”.
Ông Trần Văn Hoàng (thương lái thu mua tôm xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi)
Trước đó, tại Cà Mau, Bộ NNPTNT đã phối hợp UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Đề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13/12/2016, thời gian thực hiện đến hết năm 2018.
Video đang HOT
Đề án đã đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các tỉnh trọng điểm và trên phạm vi cả nước.
Theo đó, trong 2 năm (2017 và 2018), Bộ NNPTNT đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra đột xuất 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm tại các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thanh Hoá và TP.Hà Nội, phát hiện, bắt quả tang và xử lý 8 cơ sở thu mua, sơ chế và 2 doanh nghiệp chế biến tôm có chứa tạp chất, xử phạt gần 500 triệu đồng.
Sau 2 năm triển khai thực hiện với nhiều giải pháp, nhiều ý kiến thống nhất rằng, nạn bơm chích tạp chất vào tôm có xu hướng giảm nhưng lại có diễn biến phức tạp, tập trung ở các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, vùng giáp ranh các tỉnh, hoạt động lén lút và tinh vi hơn trước.
Các địa phương phải quyết liệt hơn
Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện đề án, theo báo cáo vẫn chưa xử lý người đứng đầu để xảy ra hiện tượng bơm chích tạp chất trên địa bàn; chưa xử lý hình phạt bổ sung là tạm đình chỉ hoạt động, rút giấy phép… mà chỉ phạt hành chính.
Tại hội nghị, ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Mặc dù đã tổ chức 100% cơ sở thu mua, sơ chế ký kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhưng việc tuân thủ theo cam kết chưa triệt để, vẫn còn nhen nhóm tình trạng, kể cả có doanh nghiệp tổ chức bơm tạp chất vào tôm.
Mới đây, ngày 11/7, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) vừa có công văn về việc tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất.
Kiểm tra 542 cơ sở phát hiện 177 cơ sở vi phạm, phạt tiền trên 5,4 tỷ đồng…
(Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đối với 4 tỉnh trọng điểm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang)
Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tiếp tục triển khai kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất, Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất,…
Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu phải làm tốt công tác tuyên truyền về những tác hại, ảnh hưởng của hành vi vi phạm nêu trên để quần chúng nhân dân biết.
Tại ĐBSCL, công tác ngăn chặn bơm chích tôm tạp chất vào tôm nguyên liệu thời gian qua đã được triển khai tích cực, với nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, hệ thống kênh rạch chằng chịt, một số cơ sở thu gom, sơ chế tôm vì lợi ích kinh tế trước mắt vẫn lén lút bơm tạp chất vào tôm bằng nhiều hình thức tinh vi hơn.
Ông Võ Thành Tiếm – Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Cà Mau, thông tin: Luật Thủy sản 2017 quy định rõ hành vi “đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Ngoài ra, nội dung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về tạp chất tăng nặng mức phạt, là một bước tiến phù hợp, có tính răn đe cao.
Ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì đề xuất: Các địa phương cần lập danh sách, quản lý đối tượng có biểu hiện vi phạm; báo đài của địa phương phải vào cuộc bằng nhiều cách trong tuyên truyền ngăn chặn hành vi bơm chích tạp chất. Ông Trung cho biết tỉnh sẽ kiến nghị T.Ư ủy quyền cho địa phương để lực lượng chức năng địa phương có thể vào doanh nghiệp kiểm tra hành vi bơm chích tạp chất nếu phát hiện biểu hiện vi phạm.
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT):
Bất chấp hệ lụy vì lợi nhuận cao
Trên thực tế, tình trạng bơm tạp chất vào tôm xuất hiện từ 20 năm nay. Dù Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp mạnh, song do lợi nhuận cao, nhiều người bất chấp những hệ lụy vẫn tiếp tục vi phạm. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2419/QĐ-TTg phê duyệt đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất để tăng chế tài xử phạt. Sau 2 năm thực hiện đề án, các cơ quan chức năng đã phát hiện 177 vụ vi phạm về hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và tiến hành xử phạt với số tiền hơn 5,4 tỷ đồng.
Đến hết năm 2018, cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các tỉnh trọng điểm và phạm vi địa bàn cả nước; việc bơm tạp chất vào tôm không còn công khai, phổ biến như trước nhưng tại nhiều địa phương có hiện tượng lén lút vi phạm hoặc tái phạm, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ. Để tiến tới chấm dứt tình trạng này, Bộ NNPTNT các các địa phương tổ chức cho các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm, không sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất; phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các vi phạm.
Ông Đoàn Văn Đông – Giám đốc Công ty TNHH XNK Thủy sản Cần Thơ (Cafish):
Tăng chế tài xử phạt
Đối với các doanh nghiệp lớn, chất lượng nguồn nguyên liệu là yếu tố sống còn để giữ vững thị trường vì vậy đã nhiều năm nay chúng tôi kiểm soát rất kỹ nguồn tôm đưa vào chế biến, không thể để lọt tôm bơm tạp chất vào dây chuyền.
Hiện nay, các thị trường nhập khẩu, nhất là ở những thị trường khó tính như EU kiểm soát rất kỹ vấn đề tồn dư hóa chất, an toàn vệ sinh thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật được dựng lên ngày càng nhiều nên những doanh nghiệp làm ăn chân chính rất coi trọng vấn đề này, kiểm soát rất kỹ từ đầu vào đến đầu ra, bởi chỉ cần một lô hàng có vấn đề là uy tín doanh nghiệp sẽ tan thành mây khói.
Việc bơm tạp chất lén lút vào tôm chỉ diễn ra ở những cơ sở nhỏ lẻ, bán ở chợ dân sinh với mục đích tăng trọng lượng tôm để kiếm lời. Theo tôi, để giải quyết dứt điểm vấn đề này, các địa phương, ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt hơn, tăng cường chế tài xử phạt chứ như hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính thì chưa đủ sức răn đe.
Khánh Nguyên (ghi)
Theo Danviet
9X tử vong ven quốc lộ nghi do ôtô tông
Thanh niên 21 tuổi được phát hiện tử vong ven quốc lộ 1. Cơ quan chức năng nghi ngờ nạn nhân bị ôtô tông lúc rạng sáng.
Trưa 11/7, khoảng 300 người tập trung gần cầu Cái Hưu ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu để xem cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ nam thanh niên nằm chết ven quốc lộ 1.
Nạn nhân 21 tuổi, ngụ phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Nhật Tân.
Khoảng 6h cùng ngày, người dân địa phương phát hiện thi thể thanh niên này nên báo công an. Cách đó khoảng 2 km, cảnh sát phát hiện một túi xách và điện thoại di động.
Cơ quan điều tra nhận định người này có thể bị ôtô tông chết lúc rạng sáng. Sau va chạm, tài xế đã bỏ mặc nạn nhân nằm ven đường.
Vụ việc đang được Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu điều tra làm rõ.
Hiện trường tai nạn gần cầu Cái Hưu (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Theo Zing.vn
Cà Mau: Rừng phòng hộ bị sóng biển đánh trôi, uy hiếp vuông tôm Nhiều năm nay, khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu, đoạn từ cửa Sào Lưới đến Gò Công (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) bị sạt lở nghiêm trọng. Tại đây, hàng chục hộ dân sống trong lo sợ, nhiều bờ bao vuông tôm có nguy cơ bị sóng biển phá vỡ, cả cơ nghiệp của người dân...