Vấn nạn “tín dụng đen”: Hóa giải bằng cách nào?
Những vụ việc đáng tiếc liên tiếp xảy ra gần đây với người dân do liên quan tới “ tín dụng đen” cho thấy, nhu cầu vay vốn trong nhân dân rất lớn.
Để hạn chế rủi ro và hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn, việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các công ty tài chính phát triển sẽ góp phần giúp giảm lãi suất cho vay, mang lại lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
Đường cùng mới phải tìm đến “tín dụng đen”
“Tín dụng đen” – những hệ lụy nghiêm trọng như cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, bắt giữ, hành hung “con nợ”, lãi suất cao là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng tại sao nhiều người vẫn tìm đến loại hình này?
Chia sẻ về việc phải đi vay nặng lãi, anh Nguyễn Minh Ngọc, trú tại Gia Lâm, Hà Nội cho hay: “Tôi vay 60 triệu đồng, phải trả lãi 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Tính ra mỗi tháng phải trả lãi 9 triệu đồng, tương đương với 180%/năm. Tôi biết mức lãi này rất cao nhưng do cần tiền để nhập hàng gấp nên không còn cách nào khác”.
Trao đổi dưới góc độ nguồn vốn và nhu cầu của người dân, ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, gần đây, “tín dụng đen” đã bùng phát mạnh mẽ ở nước ta. Điều này cho thấy nhu cầu về các khoản vay nhỏ, cấp bách của người dân rất lớn trong khi các khoản cho vay truyền thống chưa đáp ứng được các nhu cầu này.
Có thể nói, nhu cầu vay vốn trong dân là rất lớn, từ nhu cầu thực sự để chi trả tiền bệnh viện, đóng học phí cho con, tiền vốn để làm ăn nhỏ, chi tiêu… Người dân tìm đến “tín dụng đen” bởi các cánh cửa cho vay chính thức đều đóng lại hoặc họ không thể tiếp cận với các các nguồn vốn này.
Mở “room” cho tín dụng tiêu dùng
Trước thực trạng trên, giới chuyên môn cho rằng, phát triển tín dụng tiêu dùng là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi nạn “tín dụng đen”. Tuy nhiên, để tín dụng tiêu dùng phát triển và hoàn thành tốt sứ mệnh quan trọng này, không chỉ cần một hành lang pháp lý thông thoáng, mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí để người dân hiểu và tiếp cận với dịch vụ tài chính.
Tại buổi giao lưu trực tuyến phát triển tài chính tiêu dùng đẩy lùi “tín dụng đen” mới đây, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu, thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng cổ phần An Bình cho rằng, để mở rộng thị trường tín dụng, giải pháp căn bản phải từ người đi vay, coi người có nhu cầu vay là trọng tâm.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Đỗ Hoài Linh, giảng viên Viện Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân) cũng chia sẻ: “Cần đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhận thức của người dân về tài chính, nâng cao hiểu biết của họ về các tổ chức cấp tín dụng, dấu hiệu để nhận biết “tín dụng đen”. Trẻ mẫu giáo cũng nên được phổ biến những khái niệm về tiền. Và quan trọng hơn nữa là hình thành nhận thức và ý thức về việc lập kế hoạch và kỷ luật tài chính trước bất kỳ một ý định vay vốn nào”.
TS Đỗ Hoài Linh phát biểu tại tọa đàm Giao lưu trực tuyến mới đây.
TS. Đỗ Hoài Linh cũng nhấn mạnh: “Khi khu vực tín dụng chính thức vững mạnh cả về tài chính lẫn quản trị, thì việc mở rộng mạng lưới theo phương thức truyền thống cũng như phương thức công nghệ hiện đại sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính nói chung cũng như tín dụng nói riêng của người dân, từ đó áp lực về “tín dụng đen” sẽ được giảm dần”.
Nhằm khuyến khích tín dụng tiêu dùng phát triển, TS Đỗ Hoài Linh và TS Nguyễn Trí Hiếu đều cho rằng nên mở “room” cho tín dụng tiêu dùng, đồng thời không nên hạn chế khoản vay ở mức 100 triệu đồng như Thông tư 43 quy định.
Thậm chí, TS Đỗ Hoài Linh cho rằng có thể áp dụng tỷ lệ % của vốn tự có của công ty tài chính, tương tự với tỷ lệ quy định giới hạn cấp tín dụng theo quy định hiện hành.
Như vậy sẽ phù hợp hơn cả về quản lý an toàn hoạt động của công ty tài chính, cũng như nâng cao tính phù hợp của số tiền tối đa có thể cho vay với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời nên mở rộng tín dụng của các công ty tài chính hơn nữa.
Theo TS Nguyễn Đức Độ, thị trường cho vay tiêu dùng sẽ tốt hơn khi có nhiều công ty tài chính cạnh tranh với nhau tại nhiều nơi trên toàn quốc, lúc đó người tiêu dùng sẽ nhận được các dịch vụ tốt hơn với giá tốt hơn.
Còn TS Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng: “Các công ty tài chính đang tập trung ở các thành phố lớn và chưa tới được vùng sâu vùng xa. Tất nhiên, mở chi nhánh là không đủ, họ sẽ phải mở rộng tín dụng hơn, sản phẩm đa dạng hơn. Đi cùng với đó, họ cũng phải tăng cường quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro”.
Video đang HOT
Theo HNMO
Thận trọng khi nới room tín dụng tiêu dùng
Tính đến thời điểm hiện tại, cho vay tiêu dùng từ các công ty tài chính đang được các chuyên gia đánh giá là phương án thay thế tối ưu giúp xóa bỏ vấn nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, việc nới room tín dụng cần phải cân nhắc thận trọng.
Tăng cao tín dụng tiêu dùng
Nới room tín dụng tiêu dung là cần thiết nhưng phải hết sức thận trọng (Ảnh TL)
Dù chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây song không thể phủ nhận được hình thức cho vay tiêu dùng đã và đang giải quyết nhu cầu về vốn cho một bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên có nên nới room thay thay đổi hạn mức cho tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen đang là câu hỏi câu hỏi được nhiều người quan tâm đưa ra.
Tại Điều 3 Thông tư 43/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) room trong cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là 100 triệu. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng: Không nên nới room nào cho tín dụng tiêu dùng, cả vi mô lẫn vĩ mô. Hiện nay, tín dụng tiêu dùng có tỷ lệ khoảng 20% trên tổng dư nợ nhưng có thể còn cao hơn nhiều.
Một số nhà phân tích cho biết, room vĩ mô hiện nay là không hợp lý vì so với các nước xung quanh tín dụng tiêu dùng của mình còn thấp và đang phát triển. Phải để cho các ngân hàng, công ty tài chính được tự do lựa chọn mức tăng phù hợp, họ được chọn phân khúc phù hợp với túi tiền, khách hàng của họ.
Tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế nhưng đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2012), chiếm khoảng 19,4% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng tiêu dùng nhưng chủ yếu phục vụ mua nhà, sửa nhà (chiếm khoảng 40% tổng tín dụng tiêu dùng), thì dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đến cuối năm 2018 chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ nền kinh tế (so với tỷ lệ 21% của Trung Quốc hay 34,6% của ASEAN-5).
Theo Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) từng phân tích rằng, bên cạnh những mặt được của tín dụng tiêu dùng nếu phát triển quá nhanh cũng sẽ để lại mặt trái cần khắc phục. Đó là rủi ro vĩ mô, hệ thống như lãi suất tăng, cú sốc về thu nhập hay cú sốc về của cải. Những rủi ro này thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả lãi và gốc của người đi vay.
Cần phòng ngừa rủi ro
Tín dụng tiêu dung đã tăng nhanh trong thời gian gần đây (Ảnh TL)
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường là lãi suất cao và thả nổi; tiếp đến là rủi ro vay mượn quá mức. Rủi ro này chủ yếu do người đi vay tiêu dùng ít có các kiến thức về đánh giá và phòng ngừa rủi ro hơn các doanh nghiệp. Do đó, họ thường đánh giá quá cao khả năng trả nợ của mình và đánh giá quá thấp các rủi ro đối với dòng tiền trong tương lai của mình.
Rủi ro tiếp theo là rủi ro bong bóng. Kinh tế tăng trưởng tốt, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tiêu dùng cho việc mua sắm nhà, nâng cấp nhà ở tăng lên. Điều này làm cho giá nhà đất tăng lên, kích thích người dân vay tiêu dùng để đầu cơ nhà, đất bằng cách vay tiêu dùng để xây nhà để ở sau đó bán đi để mua nhà khác.
Nếu điều này xảy ra trên quy mô lớn sẽ làm bong bóng nhà đất tăng lên, nhưng vấn đề này chưa phải quá là quan tâm. Hiện nay, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng đã cao hơn 25% GDP, do đó các rủi ro vĩ mô, rủi ro hệ thống có thể gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế và bản thân hệ thống các tín dụng tiêu dùng. Do đó, cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của tín dụng tiêu dùng để đảm bảo ngăn ngừa các rủi có thể xảy ra.
Ngoài ra, rủi ro bong bóng đang tăng lên khi nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho việc mua, xây nhà để ở tăng lên và giá nhà đất đang tăng có thể khuyến khích người dân tham gia thị trường đầu cơ bất động sản.
Thừa nhận rằng, có cầu ắt có cung; do nhu cầu tiếp cận vốn nhanh, gọn của người dân luôn thường trực, dẫn đến việc xuất hiện các đối tượng cho vay nặng lãi. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một số người tìm đến tín dụng đen thường ở trong tình trạng không có giải pháp nào khác.
Giới chuyên gia cho rằng cần tăng cường công tác thông tin truyền thông về tín dụng tiêu dùng trên toàn quốc, nhất là các địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen. Từ đó để người dân nắm bắt đầy đủ các chính sách tín dụng ngân hàng, đặc biệt là chính sách tín dụng tiêu dùng và chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ khi gặp khó khăn không trả được nợ đúng hạn.
Đoàn Thúy
Theo congluan,vn
"Cần rà soát lại lãi suất cho vay tiêu dùng" Theo luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật BASICO, hệ thống pháp luật hình sự liên quan đến tín dụng đen đang chống nhầm mục tiêu. Chúng ta cần một định nghĩa rõ ràng về tín dụng đen. Ảnh minh họa. Tác dụng ngược nếu lãi suất cho vay tiêu dùng quá cao Tại buổi Tọa đàm: "Phát triển Tín...