Vấn nạn tham nhũng trong các nhà tù Nga
Tham nhũng tràn lan và mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền trong các nhà tù ở Nga, kể cả tự do, theo phóng sự của AFP ngày 1.3.
Tù nhân Nga chỉ cần chi tiền hối lộ sẽ được trả tự do sớm – Ảnh: AFP
Bà Yelena Fedoseyeva, một cựu tù nhân ở Nhà tù số 7 gần thành phố Kaluga, cách thủ đô Moscow khoảng 180 km về phía tây nam, kể lại chuyện cán bộ trại giam mồi chài gia đình bà hối lộ để giảm án tù, theo AFP.
“Cuối năm 2014, Darya Antonova, người chịu trách nhiệm cải tạo tù nhân tại Nhà tù số 7, đề nghị chồng cũ tôi hối lộ khoảng 2.600 USD để tôi được thả sớm”, bà Fedoseyeva cho biết.
Sáu tháng sau khi người chồng chi tiền hối lộ, đội lốt “phí mua ra giường” cho tù nhân, bà Fedoseyeva được thả.
Những tù nhân giàu có phạm tội kinh tế như bà Fedoseyeva được xem là mục tiêu chính để cán bộ trại giam vòi vĩnh tiền hối lộ. Tháng 7.2015, nhiều gia đình tù nhân tại Nhà tù số 7 cáo buộc giám đốc nhà tù tổ chức đường dây hối lộ để được giảm án, ép gia đình tù nhân mua vật dụng, thiết bị cho nhà tù, sau đó lấy hóa đơn rút ruột tiền ngân sách bỏ túi.
Video đang HOT
“Giám đốc nhà tù đã bị sa thải và đang bị điều tra”, AFP dẫn lời một người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga cho biết.
“Tù nhân có thể chi tiền hối lộ để được dùng điện thoại di động, được kết hôn hoặc thậm chí để được tắm… Mọi thứ trong các nhà tù ở Nga đều có giá và có thể mua được”, theo bà Inna Bazhibina, một nhà hoạt động vì quyền lợi tù nhân thuộc tổ chức Rus Sidyashchaya của Nga.
Các nhà tù có mức giá khác nhau, theo bà Bazhibina, từng là một kế toán ngồi tù hai năm về tội buôn lậu và được thả tự do vào năm 2011. Bà cho biết thêm một tù nhân – cựu doanh nhân gần đây phàn nàn về “giá thuê tháng” buồng giam của ông tại nhà tù Medvedkovo ở phía đông bắc thủ đô Moscow (Nga) là quá cao, khoảng 1 triệu ruble (13.000 USD)/tháng.
Nhà tù Matrosskaya Tishina ở thủ đô Moscow, Nga. Tù nhân muốn ở buồng giam tốt hơn phải chi 50.000 rúp (676 USD) – Ảnh: AFP
“Tù nhân muốn chuyển đến một buồng giam tốt hơn ở Nhà tù số 1 (hay còn gọi là Matrosskaya Tishina) ở Moscow phải chi 50.000 rúp (676 USD)”, Yelena Masyuk, một nhà báo – thành viên hội đồng nhân quyền của chính phủ Nga từng đến thăm các nhà tù, cho hay.
“Chúng tôi sẽ kiểm tra tất cả những thông tin trên”, người phát ngôn Kristina Belousova của cơ quan quản lý các nhà tù Nga cho biết.
Cuối tháng 1.2016, giám đốc Nhà tù số 2 ở thành phố Kazan (miền trung nước Nga) đã tự sát sau khi phó giám đốc bị bắt và thừa nhận đã nhận hối lộ 600.000 ruble (8.115 USD) từ tù nhân để họ được thả sớm. Hồi năm 2015, ba cán bộ trại giam và hai cựu nhân viên thuộc Nhà tù số 1 bị bắt vì nhận hối lộ 10 triệu ruble (13.517 USD) từ các tù nhân.
Những cáo buộc tham nhũng cũng lên đến cấp cao hơn: ông Alexander Reimer, từng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà tù đến hết năm 2012, đã bị bắt vào tháng 3.2015 với cáo buộc chiếm dụng khoảng 3 tỉ ruble (40,4 triệu USD) tiền ngân sách dành cho mua sắm các thiết bị trong nhà tù.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ phóng thích hàng loạt tù nhân trước hạn vì quá tải nhà giam
Trước tình trạng quá tải trong các trại giam cũng như để cắt giảm chi phí ở nhà tù, Mỹ quyết định phóng thích hàng ngàn tù nhân ở các trại giam liên bang.
Mỹ phóng thích hàng loạt tù nhân trước hạn vì quá tải ở trại giam - Ảnh minh họa: Reuters
Cục quản lý tù nhân liên bang sẽ ân xá cho gần 6.000 phạm nhân, phần lớn liên quan đến tội ma túy, vào cuối tháng 10.2015; và việc ân xá này nằm trong chương trình phóng thích tù nhân trước hạn lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ, CNN cho hay.
Các cơ quan phụ trách vấn đề tội phạm và xử phạt của Mỹ, đặc biệt Ủy ban xét xử xem tù nhân liên quan đến ma túy không còn nghiêm trọng nên hạ án tù đối với loại tội hình sự này. Ước tính khoảng 40.000 tù nhân liên quan đến ma túy sẽ được phóng thích trong nhiều năm theo chương trình giảm án của cơ quan phụ trách tù nhân liên bang.
Những tù nhân được ân xá theo đợt này đã ngồi tù được 10 năm và được cơ quan ân xá của Mỹ xem xét từng trường hợp, theo AP.
"Bộ Tư pháp ủng hộ mạnh mẽ chương trình giảm án cho những tội phạm ma túy mức độ nghiêm trọng thấp và không bạo động", Quillian Yates, Phó tổng trưởng lý Bộ Tư pháp Mỹ nhận định. Tuy nhiên, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tỏ ra lo ngại với việc phóng thích hàng loạt tù nhân trong khi tình trạng giết người và gây án vẫn gia tăng trong các thành phố lớn của nước Mỹ.
"Không ai giải thích được tình trạng tội phạm giết người tăng 30-50% ở các thành phố. Rồi đây rắc rối sẽ xảy ra", Giám đốc FBI James Comey nói với các nhà báo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hỗn chiến trong tù giữa 2 phạm nhân nguy hiểm nhất Australia Khi vô tình thấy kẻ thù trong trại giam, thủ lĩnh băng đảng khét tiếng của Australia tức giận và lập tức đấm thẳng mặt đối tượng trong một sự kiện hy hữu xảy ra năm 2013. Bassam Hamzy là tù nhân nguy hiểm và cực đoan. Năm 19 tuổi, y bắn chết một thiếu niên ở hộp đêm và thụ án 21...