Vấn nạn người già phạm tội ở Nhật
Giới chuyên gia và các cấp chính quyền Nhật Bản tỏ ra lo ngại khi dữ liệu của cảnh sát cho thấy sự gia tăng đột biến về các vụ trộm cắp do người già thực hiện, mà chủ yếu là phụ nữ và tái phạm nhiều lần.
Làn sóng tội phạm xám
Nhiều người già Nhật Bản vẫn miệt mài làm việc dù đã qua tuổi hưu. Ảnh: AFP
Trong Sách trắng thường niên về số liệu thống kê và xu hướng tội phạm được công bố mới đây, Bộ Tư pháp Nhật Bản cho biết số tội phạm bị bắt giữ tại nước này liên tục giảm trong 17 năm qua nhưng số vụ người già phạm tội lại tăng đáng kể. Theo đó, số phạm nhân bị bắt giữ trong năm ngoái là 192.607 người, mức thấp nhất kể từ năm 1945. Tuy nhiên, đáng lo ngại là 70% các vụ trộm cắp là do những người trên 70 tuổi thực hiện. Và trong số 42.463 phạm nhân cao tuổi bị bắt, 33,7% là phụ nữ từ 65 tuổi trở nên, đặc biệt là 9/10 phụ nữ bị bắt giữ vì tội trộm vặt ở siêu thị, cửa hàng.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến số tội phạm bị bắt sụt giảm, Shinichi Ishizuka, giáo sư luật kiêm giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học tại Đại học Ryukoku, cho rằng trong nỗ lực giảm tỷ lệ bắt giữ vì phạm những tội danh nhỏ, Nhật Bản hồi năm 2005 đã sửa đổi luật trộm cắp, cho phép cảnh sát địa phương tạm giam những người phạm tội từ 1-3 lần. Chỉ khi phạm tội trộm cắp từ 5-6 lần thì tội danh mới được thành lập và người phạm tội thường phải đối mặt mức án 2 năm tù.
Ông Ishizuka cho rằng có nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng vấn nạn người già phạm tội. “Nhiều trường hợp là người già có vợ hoặc chồng mất nên họ sống một mình, con cái lại dọn ra ở riêng, lập gia đình, sinh con và xây dựng cuộc sống nên họ ít gặp. Họ từng có cuộc sống bận rộn và viên mãn nhưng đột nhiên không còn gì để khiến họ bận rộn nữa. Họ bị cô đơn, thường bị trầm cảm và đối với một số người, trộm cắp là một cách để thu hút sự chú ý” – ông Ishizuka nói.
Vào tù tốt hơn ở nhà
Đối với một số người già, động cơ của hành vi trộm cắp chỉ đơn giản là họ muốn có thức ăn hoặc có tiền để sống qua ngày, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến những người nghỉ hưu làm việc bán thời gian kiếm thêm chút tiền tiêu vặt vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đơn cử như trường hợp của cụ ông 77 tuổi bị cảnh sát thành phố Yokohama bắt giữ hồi cuối tháng 9. Ông bị tình nghi trộm 1.500 yen (14,35USD) từ thùng quyên góp tại một ngôi đền ở địa phương. Cụ ông không có địa chỉ cố định và thất nghiệp này được cho là đã nhiều lần lấy đồ từ thùng quyên góp.
Đáng chú ý, một số người già cố tình phạm những tội danh nhỏ để có thể được sống phần đời còn lại… trong tù, bởi cuộc sống trong tù được cho là tốt hơn cuộc sống bên ngoài. Hiện tượng bất thường này xuất phát từ những khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi ở Nhật.
Video đang HOT
Được biết, chi phí giam giữ một phạm nhân ở Nhật là trên 20.000 USD/năm. Chi phí đối với các phạm nhân cao tuổi thậm chí cao hơn, bởi bao gồm chi phí chăm sóc đặc biệt và y tế. Tuy nhiên, một số phạm nhân cao tuổi nói rằng họ cảm thấy không khí cộng đồng trong nhà tù, điều mà họ chưa bao giờ cảm nhận được ở bên ngoài. “Tôi thích sống trong tù hơn, bởi có nhiều người xung quanh và tôi không hề cảm thấy cô đơn ở đây. Khi ra tù lần thứ 2, tôi hứa sẽ không quay lại nhưng khi ra tù rồi, tôi lại thấy nhớ” – một nữ phạm nhân bày tỏ.
Trước đây, tội trộm cắp ở Nhật có thể bị kết án đến 10 năm tù và chịu mức phạt 500.000 yen (4.785USD). Ngày nay, án phạt dành cho loại tội phạm này giảm mạnh nên một số người cao tuổi quanh năm cô quạnh có thể muốn chọn cách “thà vào tù tốt hơn ở nhà”!
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới, với hơn 1/4 số công dân nước này là những người từ 65 tuổi trở lên. Năm 2050, số người già được dự báo sẽ chiếm 1/3 tổng dân số Nhật Bản.
Hãng dược thi nhau báo tin thử nghiệm vaccine Covid-19
Các hãng dược Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson đồng loạt báo cáo thử nghiệm và các bước tiến mới của vaccine Covid-19.
Moderna bước đầu ghi nhận vaccine hoạt động tốt ở người già
Ngày 26/8, Moderna thông báo kết quả thử nghiệm vaccine Covid-19 có đáp ứng miễn dịch ở người già, giống với người trẻ. Hãng hy vọng vaccine sẽ hiệu quả với người có nguy cơ mắc biến chứng nặng do nCoV.
Theo đó, các tình nguyện viên nhận liều 100 microgram ở giai đoạn 3, có đáp ứng miễn dịch như nhau ở 3 nhóm tuổi: trên 70, trong khoảng 56-70, và trong khoảng 18-55. Cổ phiếu của Moderna tăng điểm sau thông tin này.
Đến nay, hãng này đã tuyển hơn 13.000 người tham gia vào thử nghiệm giai đoạn cuối. Khoảng 18% số người tham gia là người da đen, Latin, Mỹ bản địa - nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và thường không được đại diện trong các thử nghiệm lâm sàng.
Giới chức y tế đang quan tâm đến những ứng viên vaccine cho thấy hiệu quả ở người già, đối tượng có hệ thống miễn dịch thường không đáp ứng mạnh với vaccine.
Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine nCoV tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle, ngày 16/3. Ảnh: AP
Tiến sĩ Jacqueline Miller, Trưởng Bộ phận phát triển về bệnh truyền nhiễm của Moderna, nói với CDC của Mỹ rằng công ty có kế hoạch đăng trên trang web thông tin cập nhật hàng tuần về đối tượng thử nghiệm là người da đen và Mỹ Latin. Cấu trúc nhân khẩu học của thử nghiệm Moderna là một chủ đề thường xuyên trong các cuộc họp với các quan chức Mỹ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của vaccine và phương pháp điều trị Covid-19.
Các công ty dược và quan chức y tế đang tìm cách phân phối vaccine Covid-19, một số vaccine phải được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh. Vaccine của Moderna cần bảo quản ở -20 độ C khi vận chuyển, và lưu trữ đến sáu tháng. Có thể giữ ở tủ lạnh thường trong tối đa 10 ngày. Hãng cho biết vaccine sẽ được phân phối trong các lọ 10 liều không có chất bảo quản. Moderna cũng đang nghiên cứu để vaccine ổn định ở nhiệt độ cao hơn, ông Miller cho biết.
Moderna chưa tung vaccine Covid-19 ra thị trường, song đã nhận được gần một tỷ USD từ chính phủ Mỹ theo chương trình "Operation Warp Speed". Công ty đã ký một thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD với Chính phủ Mỹ, để cung cấp vaccine.
Pfizer tuyển hơn 50% người tham gia thử nghiệm
Tiến sĩ Nicholas Kitchin, nhà nghiên cứu vaccine Pfizer, thông báo tại cuộc họp thực hành tiêm chủng của CDC Mỹ, hôm 26/8 . Tuần trước đã có hơn 11.000 người tình nguyện tham gia thử nghiệm, trong đó 19% là người da đen hoặc Latin.
Tiến sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Tiêm chủng và Bệnh đường hô hấp của CDC, đặt câu hỏi về kế hoạch của Pfizer. "Sự phức tạp của khâu bảo quản và xử lý vaccine sẽ có tác động lớn đến khả năng vận chuyển vaccine một cách hiệu quả của chúng tôi", tiến sĩ Messonnier nói.
Công ty Pfizer cho biết vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp trong tối đa 6 tháng, hoặc trong các thùng vận chuyển được thiết kế đặc biệt trong tối đa 10 ngày. Sau khi lấy ra ngoài hộp đựng, vaccine có thể giữ một ngày ở 2- 8 độ C (36-46 độ F), gần giống nhiệt độ của tủ lạnh thông thường; hoặc 2 tiếng ở nhiệt độ phòng.
Pfizer nói với hội đồng CDC rằng vaccine đang được cải thiện nhằm ổn định ở nhiệt độ cao hơn. Cổ phiếu Pfizer giảm khoảng 1,5% bởi thông tin này.
J&J thử nghiệm vaccine ở Mỹ Latin, thêm Chile, Argentina và Peru
Công ty dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson (J&J) đã bổ sung các nước Chile, Argentina và Peru vào kế hoạch thử nghiệm giai đoạn 3 cho vaccine Covid-19, công ty xác nhận ngày 26/8.
Nghiên cứu sẽ có sự tham gia của 60.000 tình nguyện viên từ Brazil, Chile, Colombia, Peru, Argentina và Mexico, được điều phối bởi đơn vị dược phẩm Janssen và các trung tâm địa phương. "Sự hợp tác đa phương này, thể hiện sự tiến bộ và cam kết của những nỗ lực tập thể nhằm tìm ra giải pháp cho đại dịch Covid-19", đại diện J&J tuyên bố.
Một tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19, tại trường Đại học Oxford, Anh, ngày 25/04. Ảnh: AP
Hãng này tiết lộ với Reuters rằng họ đang chờ phê duyệt theo quy định ở Chile, Argentina và Mexico.
Ông Miguel O'Ryan, Trường Y của Đại học Chile, nơi sẽ tổ chức thử nghiệm vaccine J&J, cho biết các thông số vẫn đang được tính toán nhưng nhóm của ông đã chuẩn bị tuyển 1.000 tình nguyện viên cho các thử nghiệm. Ông nói: "Ngay khi có vaccine, trong vòng ba tuần, chúng tôi có thể tiêm cho tình nguyện viên đầu tiên".
Thử nghiệm vaccine của J&J có khả năng diễn ra ở Chile. Quốc gia này cũng có hợp tác với Sinovac (Trung Quốc) và sẽ sớm khởi động tuyển người tham gia thử nghiệm. Các vaccine Covid-19 từ các hãng CanSino Biologics, AstraZeneca và Moderna, vẫn đang được đàm phán với chính phủ Chile.
Tại Peru, Carlos Castillo, cố vấn trưởng về vaccine của Bộ Y tế, nói rằng J&J đang chọn các trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm sẽ được tiến hành vào giữa tháng 9.
Brazil, Chile, Peru, Argentina, Mexico và Colombia là 6 quốc gia Latin có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất. Các nhà phát triển vaccine tìm kiếm những khu vực có tỷ lệ lây và nhiễm bệnh cao, giúp kết quả thử nghiệm đáng tin cậy hơn.
Gần 300 người Trung Quốc nhập viện vì uống nước nhiễm khuẩn Gần 300 người ở An Huy nhập viện vì nhiễm vi khuẩn gây kiết lị sau khi uống nước ô nhiễm, khiến giới chức đóng cửa nhà máy nước. Khoảng 500 người ở thị trấn nông thôn Bảo Nghĩa, tỉnh An Huy, cách thành phố Thượng Hải khoảng 550 km về phía tây, xuất hiện triệu chứng sốt, đau bụng, nôn mửa và...