Van Marwijk và cậu rể Van Bommel
Mark van Bommel rất hay lĩnh thẻ. Vị trí sở trường của anh là tiền vệ trụ. Anh đã lần lượt khoác áo các CLB lớn như PSV, Barcelona, Bayern, AC Milan. Tóm lại, đấy là cái tên mà, xét trong trận địa đỉnh cao, người ta muốn khen hay chê đều được.
Chỉ trong thời gian nhạc phụ Van Marwijk làm HLVtrưởng, Van Bommel mới có chỗ đứng tại ĐT Hà Lan
Muốn chê Van Bommel, cứ việc so sánh kỹ thuật hoặc óc sáng tạo của anh với các ngôi sao Hà Lan cùng thời như Wesley Sneijder, Arjen Robben, Robin van Persie, Rafael van der Vaart. Còn muốn khen anh, chỉ cần chỉ ra chi tiết lịch sử: đấy là cầu thủ nước ngoài đầu tiên mang băng đội trưởng Bayern Munich!
Vì Van Bommel thuộc mẫu ngôi sao khen, chê đều được, nên sự nghiệp của anh trong ĐT Hà Lan gồm khá nhiều sóng gió, thăng trầm. Mãi đến tuổi 29, Van Bommel mới lần đầu tiên được tham gia một giải đấu lớn – World Cup 2006. Và đấy lại là chi tiết bất ngờ.
Video đang HOT
HLV Marco van Basten chỉ trích Van Bommel sau trận gặp Romania ở vòng loại và từ đó không dùng anh nữa. Đến khi gút danh sách đội tuyển dự VCK World Cup, Van Basten lại bất ngờ chọn Van Bommel. Nói chung, Van Basten tỏ rõ việc xem thường Van Bommel, và đấy là lý do vì sao cầu thủ này tuyên bố sau World Cup 2006 rằng sẽ không bao giờ khoác áo ĐT Hà Lan của Van Basten nữa.
Sau EURO 2008, HLV Bert Van Marwijk thay Van Basten dẫn dắt ĐT Hà Lan. Khi ấy, Van Bommel đã 31 tuổi, không hề chơi cho ĐTQG trong vòng 2 năm. Có nên gọi anh trở lại? Chẳng những gọi lại, Van Marwijk còn lấy chiếc băng thủ quân từ tay Giovanni van Bronckhorst, trao cho Van Bommel. Quá tử tế. Và để đáp lại, Van Bommel tuyên bố: anh đồng ý trở lại ĐTQG để giúp Van Marwijk (chứ không phải anh được gọi lại đội tuyển)!
Hà Lan dự VCK World Cup 2010, chơi khá thành công, với Van Bommel luôn được trọng dụng ở tuổi 33, dù rút cuộc thì băng thủ quân lại thuộc về Van Bronckhorst.
VCK EURO 2012 là giải lớn thứ ba, cũng là cuối cùng, của Van Bommel. Hà Lan đại bại. Van Marwijk từ chức, và Van Bommel cũng tuyên bố chia tay đội tuyển. Xem ra, Van Bommel chỉ có duyên với ĐT Hà Lan trong vài năm cuối của sự nghiệp cầu thủ, chỉ thành công dưới thời Van Marwijk. Họ rất thích hợp với nhau? Hơn thế nữa. Van Bommel chính là con rể của Van Marwijk!
Theo VNE
Làn sóng cầu thủ Surinam nhập cư vào Hà Lan: Đã đến thời kỳ mai một?
Giovanni Drenthe (23 tuổi, CLB Excelsior) quyết định khoác áo ĐT Surinam, trái ngược với người anh ruột Royston Drenthe vốn nổi tiếng hơn.
Giovanni Drenthe là cầu thủ mới nhất quyết định khoác áo ĐT Surinam dù anh trai Royston từng là tuyển thủ Hà Lan.
Một mặt, đấy là do chính sách mới ở Surinam, khuyến khích các tài năng bóng đá Surinam trở về phục vụ quê hương (trước đây, Surinam không bao giờ khuyến khích điều này).
Mặt khác, đấy cũng là do chính sách của Hà Lan, thắt chặt vấn đề quốc tịch và không dễ dàng mở cửa cho các tài năng đến từ nước ngoài. Hà Lan chọn một con đường khác hẳn con đường mà các nước xung quanh như Pháp, Đức, Bỉ đã chọn.
Trước World Cup 2006, người ta hồi hộp chờ xem Salomon Kalou có khoác áo ĐT Hà Lan và đối đầu với người anh ruột Bonaventure Kalou trong ĐT Bờ Biển Ngà hay không. Kalou khi ấy đã là ngôi sao nổi tiếng trong màu áo Feyenoord. Nhưng bộ tư pháp Hà Lan quyết định anh chưa đủ tư cách nhập tịch. Bất mãn, Kalou chuyển sang Chelsea, thề không bao giờ chơi bóng ở Hà Lan nữa. Sau đó, anh đồng ý khoác áo Bờ Biển Ngà.
Tất nhiên, Bờ Biển Ngà không phải là Surinam. Nhưng vấn đề tổng quát thì khá tương đồng. Muốn nhanh chóng nhập tịch và dễ khoác áo ĐTQG? Bạn hãy sang Đức. Tại đấy, người ta đang có nhu cầu giới thiệu với thế giới về một xã hội đa sắc tộc. Hà Lan thì khác.
Vả lại, chính sách của chính quyền Hà Lan thì, suy cho cùng, cũng chỉ là sự phản ánh đời sống xã hội Hà Lan. Người dân Hà Lan có sẵn sàng tôn vinh các tài năng đến từ bên ngoài, hoặc cụ thể hơn là "những chàng trai Paramaribo"? Hãy hỏi Edgar Davids. Tại EURO 1996, một cuộc "nội chiến" về quyền lực đã tiến đến mức sắp bùng nổ giữa 2 nhóm cầu thủ da đen và da trắng trong đội. Để dập tắt mọi chuyện, HLV Guus Hiddink lập tức đuổi Davids (của phe Surinam) về nước.Không có gì lạ khi lực lượng ngôi sao đến từ Surinam ngày càng giảm đi, cả về chất lẫn về lượng, trong làng bóng Hà Lan vài năm gần đây. Khá nhất có lẽ chỉ là Nigel de Jong. Một mặt, thời đỉnh cao (giữa thập niên 1990) của "những chàng trai Paramaribo" đã trôi qua. Mặt khác là do tác động của xã hội. Đã vậy, Hà Lan bây giờ còn có thêm vài nguồn cầu thủ khác, cũng đáng kể. Lực lượng cầu thủ gốc Morocco, như Ibrahim Afellay, đang đe dọa lực lượng gốc Surinam. Cộng đồng người Morocco ở Hà Lan hiện cũng chiếm 2% dân số, không thua gì cộng đồng Surinam!
Theo VNE
Chùm tranh vẽ nghệ thuật về các ngôi sao từng giành Quả bóng vàng FIFA Tất cả các ngôi sao từng giành Quả bóng vàng FIFA từ năm 1956 đến năm 2012 đều xuất hiện trong bộ tranh nghệ thuật này. Trước buổi lễ trao giải Quả bóng vàng 2013, họa sỹ người Ý Barbier đã cho ra mắt bộ tranh cổ động vô cùng ấn tượng bao gồm tất cả các danh thủ từng giành Quả bóng...