‘Vạn lý trường thành’ phiên bản Việt gần 2.000 bậc ở Bình Liêu
Con đường chạy dọc sống núi ở huyện biên giới của Quảng Ninh có diện mạo mới khiến nhiều du khách thích thú.
‘Vạn lý trường thành’ phiên bản Việt gần 2.000 bậc ở Bình Liêu
Đường lên cột mốc 1305 thuộc địa phận huyện Bình Liêu, Quảng Ninh nổi tiếng hiểm trở và được mệnh danh là một trong những “sống lưng khủng long” khó chinh phục nhất miền Bắc.
Sau khi trở thành điểm đến nổi tiếng, con đường trekking đến cột mốc 1305 tại Bình Liêu đã được xây dựng thêm một đường thang bộ dài khoảng 1,8 km với 2.000 bậc thang.
Đây được ví như “Vạn Lý Trường Thành” phiên bản Việt vì nó nằm ngay trên cung đường tuần tra biên giới phân chia hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Đứng từ đỉnh cột mốc, du khách có thể cảm nhận được hết khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đỉnh núi hùng vĩ ẩn hiện trong mây mờ.
Video đang HOT
Mặc dù con đường chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng đã có rất nhiều du khách tò mò tìm đến để chụp hình. Trong vài năm trở lại đây, Bình Liêu trở thành điểm đến yêu thích của những người đam mê trekking. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây còn khá nguyên vẹn, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi du lịch.
Mỗi mùa Bình Liêu lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân là thời gian trăm hoa đua nở khắp núi rừng. Mùa hè là khung cảnh của những thửa ruộng bậc thang vàng óng ánh.
Mùa thu, những đồng cỏ lau dọc hai bên đường lên cột mốc cùng trổ bông thu hút rất đông du khách. Vào mùa đông, nếu may mắn du khách còn có thể tận mắt thấy băng giá.
Hùng Trương, quản lý trang Bình Liêu Travel cho biết, hai năm trở lại đây lượng khách du lịch đổ về Bình Liêu tăng cao, nhiều điểm tham quan thuộc khu vực đường tuần tra biên giới không có chỗ trông giữ xe. Vì vậy nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở của du khách để trộm cắp xe máy. Mùa này lượng khách về đây cũng tăng đột biến dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh.
Theo trí thức trẻ
Bí ẩn về một thành trì tựa như "Vạn Lý Trường Thành" ở Ấn Độ
Khoảng 84 km về phía bắc Udaipur, ở bang Rajasthan, phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai sau Chittorgarh ở khu vực Mewar.
Được bao bọc trong dãy Araval với những đỉnh núi cao, pháo đài được xây dựng vào thế kỷ 15 bởi vua Maharana Kumbha và là một trong 32 pháo đài được xây dựng bởi vua Rajput của vương quốc Mewar thời cổ xưa.
Pháo đài Kumbhalgarh
Pháo đài được bao quanh bởi một bức tường chu vi dài 36 km và có chiều rộng từ 4 đến 8 m. Các tư liệu lịch sử cho rằng 8 con ngựa có thể đi cùng trên các bức tường này. Mặc dù có rất nhiều bức tường khổng lồ được chế tạo bởi các nhà cai trị để bảo vệ các vương quốc của họ, việc xây dựng một ranh giới bảo vệ lớn xung quanh một pháo đài duy nhất chưa từng xảy ra. Không có gì ngạc nhiên khi những bức tường lớn ở Kumbhalgarh phải gần một thế kỷ để xây dựng và làm cho pháo đài hầu như không thể thâm nhập. Một số người cho rằng nó là bức tường liên tục dài thứ hai sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Nhiều người gọi nó là Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ.
Tất cả các tường thành và pháo đài đều được xây dựng bằng đá
Pháo đài bất khả xâm phạm này có 7 cổng khổng lồ và 7 bức tường được tăng cường bởi các tòa nhà tròn và vô số tháp canh. Bên trong bức tường bảo vệ là hơn 360 ngôi đền Jain và Hindu và 1 cung điện tuyệt vời ở trên cao có tên gọi là "Badal Mahal" hoặc cung điện Mây. Từ cung điện, du khách tour Ấn Độ có thể thấy hàng km ở dãy Aravalli. Các cồn cát của sa mạc Thar cũng có thể được nhìn thấy từ đây.
Phải mất gần 100 năm để hoàn thành nên công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ này
Truyền thuyết kể rằng khi pháo đài đang được xây dựng, vua Maharana Kumbha (1433 - 1468) gặp phải rất nhiều khó khăn về xây dựng. Ông ta hỏi thăm các cố vấn tâm linh về việc này và họ cho rằng cần phải có người hy sinh hiến tế mới có thể hoàn thành xong công trình. Một tình nguyện viên cuối cùng đã được tìm thấy và theo lời khuyên của cố vấn tâm linh. Đền thờ cho tình nguyện viên này vẫn có thể được tìm thấy gần cổng chính. Theo truyền thuyết kể lại, vua Maharana Kumbha đã ra lệnh thắp sáng những chiếc đèn lớn tiêu tốn đến hàng trăm kg nhiên liệu mỗi đêm để cung cấp ánh sáng cho những người thợ xây dựng lên pháo đài và những bức tường bao quanh này.
Nhìn từ xa, những bức tường bao quanh pháo đài có hình dạng giống như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Cả hai đều đóng vai trò phòng thủ cho các triều đại phong kiến khi xưa
Trong thời kỳ chiến tranh, pháo đài cung cấp nơi ẩn náu cho hoàng tộc Mewar. Một ví dụ đáng chú ý là trong trường hợp của Hoàng tử Udai, vị vua trẻ của Mewar đã ở đây năm 1535 khi thành trì Chittaur bị bao vây. Hoàng tử Udai sau khi lên ngôi đã sáng lập thành phố Udaipur. Chiến binh vĩ đại Maharana Pratap (1540 - 1597) cũng được sinh ra bên trong pháo đài ở Badal Mahal.
Những bức tường rộng lớn chắn ngang thung lũng tạo nên một thành trì kiên cố bảo vệ pháo đài bên trong
Tất cả các cuộc tất công trực tiếp vào pháo đài đều thất bại và nó chỉ thất thủ duy nhất một lần khi một kẻ phản bội đã đầu độc hệ thống cung cấp nước nội bộ của pháo đài, cho phép Hoàng đế Akkar Mughal và các lực lượng từ Delhi, Amer, Gujarat, và Marwar để xâm nhập vào hệ thống phòng thủ để đánh cướp nơi đây.
Cung điện bên trong pháo đài được xây dựng hoàng toàn bằng đá hết sức công phu
Ngày nay, pháo đài cổ này là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch Ấn Độ đến thăm và nghiên cứu mỗi năm.
Theo trí thức trẻ
10 địa điểm đông đúc khiến bạn ngộp thở khi ghé thăm Xe buýt và tàu điện ngầm trong giờ cao điểm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, những địa điểm chật ních người sau đây sẽ khiến bạn ngộp thở. Taj Mahah, Ấn Độ: Lăng mộ Taj Mahah thu hút 7-8 triệu du khách mỗi năm, đông nhất vào các tháng 2, 10 và 11. Nếu muốn khám phá địa...