Văn hóa truyền thống của Algeria tỏa sáng trên bản đồ di sản thế giới
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc ( UNESCO) vừa chính thức công nhận nghệ thuật vẽ trên cơ thể Henna và các trang phục nghi lễ “ Gandoura” và “ Melehfa” của Algeria là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các trang phục nghi lễ “Gandoura” và “Melehfa” của Algeria là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: ich.unesco.org
Theo thông báo được Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Algeria đưa ra ngày 4/12, các di sản văn hóa này đã được đệ trình hồ sơ lên UNESCO từ nhiều tháng trước.
Quyết định của UNESCO được đưa ra trong phiên họp thứ 19 của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra tại Paraguay từ ngày 2 đến ngày 7/12.
Video đang HOT
Thông báo của UNESCO mô tả Henna là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, từ lâu đã được người dân Bắc Phi và Trung Đông sử dụng cho nghệ thuật vẽ màu, tạo ra những họa tiết trang trí tinh xảo trên cơ thể. Với ý nghĩa văn hóa sâu sắc, nghệ thuật vẽ Henna đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và các dịp lễ hội của người dân Algeria.
Trong khi đó, các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” đã chinh phục Ủy ban đánh giá của UNESCO. Với những đường nét tinh xảo, họa tiết thêu tay tỉ mỉ và ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, các bộ trang phục này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một câu chuyện kể về lịch sử, truyền thống và bản sắc của người dân Algeria. Đặc biệt, kỹ thuật thủ công truyền thống như dệt, thêu, nhuộm màu và trang trí bằng hạt cườm, chỉ vàng đã được UNESCO đánh giá cao.
Các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” thường được phụ nữ ở miền Đông Algeria mặc trong các dịp quan trọng như đám cưới, lễ kỷ niệm và các sự kiện quốc gia, tôn giáo. Việc khoác lên mình trang phục truyền thống trong những dịp này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa tổ tiên mà còn góp phần củng cố tình đoàn kết và khẳng định bản sắc cộng đồng.
Việc UNESCO công nhận nghệ thuật vẽ Henna và các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” của Alegria là một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là một nguồn cảm hứng lớn để cộng đồng quốc tế cùng nhau chung tay bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa đa dạng.
Tết Nguyên đán của Trung Quốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 4/12, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, "Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc" chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Người dân mua đồ trang trí chuẩn bị cho Tết Nguyên đán tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Như vậy, đến nay Trung Quốc có 44 di sản được đưa vào danh sách và đăng ký Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đứng đầu thế giới.
Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Xuân tiết, Tết Âm lịch, Niên tiết, Quá niên, là lễ hội truyền thống của nước này có ý nghĩa sâu sắc nhất, nội dung phong phú nhất, số lượng người tham gia đông nhất và sức ảnh hưởng rộng rãi nhất. Vào mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, người Trung Quốc trên khắp thế giới đều tổ chức đón Tết với chủ đề từ biệt năm cũ và đón mừng năm mới, cầu may mắn bình an, đoàn tụ hòa thuận...
Trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Nguyên đán không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh Trung Quốc.
Với phạm vi truyền bá ra nước ngoài ngày càng rộng, Tết Nguyên đán đã trở thành một biểu tượng văn hóa Trung Quốc được thế giới chấp nhận, công nhận và đánh giá cao.
Các em nhỏ biểu diễn múa rồng đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc được người dân nước này chia sẻ và tổ chức rộng rãi trên khắp cả nước; gửi gắm tình cảm, cảm xúc của họ về đạo đức, gia đình, đất nước; thể hiện quan niệm giá trị về sự chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên và sự chung sống hài hòa giữa con người với con người; đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa hợp gia đình, hòa hợp xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
UNESCO vinh danh xà phòng thủ công nổi tiếng của Syria Ngày 3/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa xà phòng thủ công nổi tiếng của thành phố Aleppo, Syria vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể, trong bối cảnh thành phố thứ hai của Syria một lần nữa bị tàn phá bởi xung đột. Xà phòng thủ công...