Văn hóa khẩu trang
Đại dịch COVID-19 vẫn đang là một vấn đề y tế toàn cầu. Số lượng người nhiễm và số ca tử vong trên thế giới vẫn chưa dừng.
Đeo khẩu trang khi giao tiếp, đi chơi, đi làm là một trong những điều cần thiết ở giai đoạn bình thường mới – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngay từ trước dịch, nhiều người Việt đã có thói quen mang khẩu trang khi đi xe máy để chống nắng, chống bụi. Nét văn hóa này giúp chúng ta dễ chấp nhận khẩu trang hơn các dân tộc, quốc gia khác, nhưng có lẽ nó cũng khiến một số người có những ngộ nhận.
Nhiều người đã cảm thấy đủ an toàn khi mang khẩu trang đi đường, ở những nơi có nhiều người lạ, nhưng lại hoàn toàn không đề phòng “người quen”. Họ mặc nhiên nghĩ rằng láng giềng, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp là những đối tượng “an toàn”. Đâu đó có thể có người cảm thấy khó chịu khi người khác đeo khẩu trang tiếp chuyện mình. Một số người cũng vì thế mà ngại mang khẩu trang khi gặp gỡ người quen.
Thực tế đã chứng minh ngược lại. Đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất cho thấy một khi một thành viên gia đình nhiễm bệnh, hầu hết những người sống chung nhà khó an toàn. Một số cụm lây nhiễm là những đồng nghiệp làm chung cơ quan, chểnh mảng khẩu trang trong không gian hẹp, kín, ít thoáng gió; có khi còn cùng nhau ăn trưa, hẹn ăn uống chia sẻ bàn bạc công việc, thời sự.
Đó mới chính là lúc dịch bệnh lây lan. Từ nay, việc mang khẩu trang nơi công sở, nhà máy, xí nghiệp… phải được quy định như là một yêu cầu bắt buộc và được quản lý nghiêm, kèm các biện pháp chế tài. Các trường hợp ngoại lệ phải được nghiên cứu và quy định rõ ràng, bị giới hạn bởi những điều kiện nhất định hoặc một số hoàn cảnh đặc biệt nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm.
Đeo khẩu trang cũng làm giảm lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, cải thiện được ý thức vệ sinh, ý thức cộng đồng.
Video đang HOT
Khẩu trang nên được xem như một phần trang phục hằng ngày của mỗi người trong giai đoạn bình thường mới này. Việc mang khẩu trang khi nói chuyện, khi ở gần người khác phải được xem là một trong các phép lịch sự tối thiểu, một quy chuẩn trong xã hội.
Để bắt đầu một cuộc sống “bình thường mới”, cần phải chấp nhận một nét văn hóa mới: văn hóa mang khẩu trang. Chúng ta đã trải qua nhiều đợt lây nhiễm cộng đồng. Nhưng sau mỗi giai đoạn giãn cách, khi các quy định về khai báo… được dỡ bỏ, người dân đều vội vã hướng đến một cuộc sống “bình thường cũ”, một cuộc sống không khẩu trang. Điều hiển nhiên là sẽ có những đợt lây nhiễm cộng đồng mới.
Nhiều người dân nhìn ra thế giới và kỳ vọng rất nhiều vào miễn dịch cộng đồng, vào hiệu quả vắc xin. Cần hiểu rằng tác dụng của vắc xin chỉ là để phòng ngừa diễn tiến nặng. Ngoài ra, nhiều khả năng là vắc xin không thể tạo miễn dịch suốt đời, đặc biệt là với loại virus có mức độ biến chủng quá nhanh.
Như vậy, mọi biện pháp đều nên được áp dụng và sẽ mang lại những lợi ích nhất định, nhưng không có bất cứ biện pháp nào hoàn toàn thay thế được khẩu trang trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh.
Mang khẩu trang khi ra đường còn giúp hạn chế tác động của ô nhiễm không khí.
Mang khẩu trang là có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
4 cách giữ an toàn khi đi máy bay trong dịch Covid-19
Di chuyển bằng máy bay hiện nay không còn giống như trước khi có dịch Covid-19. Nguy cơ nhiễm bệnh luôn hiện hữu và các biện pháp bảo vệ bản thân là rất cần thiết.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, mọi người cần lưu ý những điều sau:
Ưu tiên đi xe cá nhân đến sân bay
Việc phòng chống Covid-19 khi đi máy bay bắt đầu không phải lúc chúng ta vào sân bay mà ngay từ khi còn ở nhà. Lựa chọn phương tiện từ nhà đến sân bay cũng cần phải được chú trọng, theo The Independent.
Để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 khi đi máy bay, mọi người cần phải mang khẩu trang và hạn chế đi lại trong khoang máy bay. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các phương tiện di chuyển công cộng hay các dịch vụ đưa rước có thể làm cho chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh. Trong khi đó, các phương tiện cá nhân, đặc biệt là các phương tiện của gia đình, sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh.
Phải cẩn thận ngay khi vào sân bay
Tại sân bay, mọi người từ hành khách đến nhân viên đều phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách. Hành khách thường lo ngại bên trong khoang máy bay là nơi dễ lây lan Covid-19. Nhưng trên thực tế, sân bay cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì mọi người từ nhiều nơi đổ về.
Nguyên tắc chung vẫn là mang khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn và không tiếp xúc gần với người lạ. Nếu có thể, mọi người hãy làm các thủ tục cần thiết qua trực tuyến để hạn chế tiếp xúc với nhân viên sân bay.
Hạn chế hành lý ký gửi
Một số chuyên gia cho rằng hành khách đi máy bay hãy hạn chế ký gửi hành lý. Vì khi ký gửi, hành khách phải tiếp xúc nhiều hơn với nhân viên sân bay.
Ở nhiều sân bay, hành lý ký gửi từ lúc làm thủ tục đến lúc đưa lên máy bay có thể phải qua xử lý của nhiều người. Trong khi đó, nếu hành khách mang hành lý theo bên người thì sẽ không tiếp xúc thêm với ai.
Ngoài ra, không ký gửi hành lý cũng có nghĩa là chúng ta không phải tụ tập đông người xung quanh băng chuyền để đợi lấy hành lý của mình. Việc này cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nguyên tắc là sau khi tiếp xúc, cầm nắm hay chạm vào các bề mặt thì mọi người phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi các thủ tục, chúng ta cũng cần tránh thói quen đưa tay lên mặt.
Hạn chế đi lại trong khoang máy bay
Khi đã ngồi vào ghế, các chuyên gia khuyến cáo mọi người càng hạn chế đi lại và tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Nếu bạn đi chuyến bay ngắn thì hãy tranh thủ đi vệ sinh trước khi lên máy bay. Cách này sẽ giảm nhu cầu đi lại trong khoang, từ đó ít có nguy cơ tiếp xúc với nhiều người, theo The Independent.
2.000 camera truy vết F0, báo động khách "thiếu" khẩu trang ở Nội Bài Trung tâm điều hành sân bay Nội Bài - Hà Nội có 2.000 camera giám sát liên tục cập nhật dữ liệu. Trường hợp có khách là F0, các camera giám sát và truy vết nhanh được các đối tượng liên quan. Chiều 12/10, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), UBND TP Hà Nội và Cục Hàng không Việt Nam kiểm...