Văn hóa gia đình truyền thống đang thay đổi tại Hàn Quốc
Văn hóa gia đình truyền thống đang thay đổi khi có tới hơn một nửa dân số tại thủ đô Seoul cảm thấy không có vấn đề gì về việc các cặp đôi sống chung như vợ chồng mà không cần chính thức kết hôn.
Người dân trên đường phố Hàn Quốc. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chính quyền thủ đô đã phân tích dữ liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc tiến hành khảo sát với 3.881 công dân Seoul, trong đó có 1.894 nam và 1.987 nữ.
Kết quả cho thấy có tới 60,8% số nam giới và 58,1% số nữ giới được hỏi cho rằng các cặp đôi sống với nhau mà không cần kết hôn là điều hoàn toàn bình thường. Gần 30% số người được hỏi cho biết việc các cặp đôi chưa kết hôn mà sinh con là lẽ thường tình.
Số liệu phân tích cũng cho thấy nam giới có cái nhìn tích cực hơn về hôn nhân so với nữ giới. Khoảng 59,3% số nam giới cho biết họ cảm thấy hôn nhân là cần thiết hoặc mong muốn kết hôn, trong khi chỉ có 43,5% số nữ giới đồng quan điểm.
Video đang HOT
Trong số nam giới ở độ tuổi 20, có 7,3% cho biết mọi người hoàn toàn không nên kết hôn, tăng gấp đôi so với thời điểm khảo sát hai năm trước.
Một khảo sát khác trên quy mô toàn quốc cũng cho thấy cứ 2 người Hàn Quốc thì có 1 người cho rằng kết hôn là cần thiết và ngày càng có nhiều người chấp nhận việc các cặp đôi sống chung khi chưa kết hôn. Điều này cho thấy quan niệm về hôn nhân truyền thống đang suy yếu do những áp lực công việc và vấn đề xã hội ngày càng tăng.
Số liệu thống kê quốc gia cho thấy tỷ lệ người được hỏi cho rằng cần kết hôn đang giảm nhanh chóng, theo đó, vai trò định hướng, dẫn dắt của gia đình, cha mẹ cũng suy giảm. Tỷ lệ thanh thiếu niên tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên chỉ chiếm 24,1% và trong số đó chỉ có 3,5% tìm đến cha để được hướng dẫn, so với 20,6% tìm đến mẹ. Nhưng có tới 44,4% thích hỏi ý kiến bạn bè hơn.
Israel đổi vaccine Pfizer sắp hết hạn cho Hàn Quốc
Israel đạt thỏa thuận chuyển khoảng 700.000 liều vaccine Pfizer sắp hết đát sang Hàn Quốc để đổi lấy lô vaccine hạn dài hơn.
Tờ Haaretz hôm 6/7 dẫn lời Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết số vaccine trên sẽ được đưa tới Hàn Quốc trong tháng 7. Đổi lại, Israel sẽ nhận được các liều vaccine Pfizer tương tự từ Hàn Quốc vào tháng 9 và tháng 10.
Hiện chưa rõ chính xác thời gian hết hạn của lô vaccine Pfizer Israel chuyển sang Hàn Quốc. Một phát ngôn viên Bộ Y tế Hàn Quốc trước đó cho biết "không bình luận về thông tin".
Một lọ vaccine Covid-19 của Pfizer tại Trung tâm Y tế Sheba ở Ramat Gan, Israel, hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Theo truyền thông Israel, nước này đang có tổng cộng khoảng 1,4 triệu liều vaccine Covid-19 hết hạn vào cuối tháng 7. Giới chức hy vọng kịp sử dụng 600.000 liều để tiêm chủng cho 300.000 thanh thiếu niên 12-15 tuổi, song vẫn còn 800.000 liều có nguy cơ phải tiêu hủy nếu không tìm được bên mua hoặc trao đổi trước khi chúng hết hạn.
Hàn Quốc trong khi đó đang chật vật tìm kiếm đủ vaccine Covid-19 trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu eo hẹp, đặc biệt ở châu Á. Chính phủ Hàn Quốc tuần trước kỳ vọng đạt miễn dịch cộng đồng sớm hơn mục tiêu tháng 11 khi tiêm chủng ít nhất 70% dân số, chủ yếu dùng các loại vaccine mRNA như Pfizer.
Một quan chức cấp cao Hàn Quốc hôm 5/7 cho biết đang đàm phán với các nhà sản xuất vaccine công nghệ mRNA bao gồm Pfizer và Moderna, sẵn sàng cung ứng một tỷ liều ngay lập tức.
Vaccine Covid-19 phát triển dựa trên công nghệ mRNA (thông tin di truyền) được phủ bởi một lớp nano lipid (chất béo) của tế bào. Khi tiêm vaccine, cơ thể sử dụng hướng dẫn trong mRNA để tạo ra các protein đột biến. Phản ứng miễn dịch này tạo ra kháng nguyên bảo vệ cơ thể khi nCoV xâm nhập, cho hiệu quả chống lại virus khoảng 95%.
Israel hiện ghi nhận hơn 840.000 ca nhiễm và hơn 6.400 ca tử vong do nCoV. Ca nhiễm và chết do Covid-19 ở Hàn Quốc lần lượt là hơn 161.000 và 2.000.
Chủng Delta giảm hiệu quả vaccine Pfizer tại Israel 34 Israel có thể phải hủy 800.000 liều vaccine Pfizer 23 Israel nói vaccine Pfizer hiệu quả 94% 15
Triều Tiên hướng về Trung Quốc trước nguy cơ nạn đói Dù khủng hoảng kinh tế và lương thực có thể tiếp diễn, Triều Tiên sẽ khó rơi vào nạn đói nghiêm trọng khi vẫn được hỗ trợ từ Trung Quốc. Hôm 1/7, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, đưa tình hữu nghị song phương "lên một vị trí chiến lược mới...